Giáo dục kỹ năng sống cho HS
Chia sẻ bởi Quach Ngon |
Ngày 09/05/2019 |
36
Chia sẻ tài liệu: Giáo dục kỹ năng sống cho HS thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO HS PHỔ THÔNG
Sóc Trăng, 24/10/2010
MỤC TIÊU TẬP HUẤN
Sau khi tập huấn, HV có khả năng:
Hiểu được những vấn đề cơ bản, cần thiết về KNS và giáo dục KNS cho HS phổ thông.
Hiểu được nội dung, phương pháp giáo dục KNS cho HS qua môn học.
Có kĩ năng soạn bài và kĩ năng dạy bài giáo dục KNS trong môn học.
Nghiêm túc, tự tin trong quá trình GD KNS cho HS.
NỘI DUNG TẬP HUẤN
1. Giới thiệu mục tiêu, nội dung, phương pháp tập huấn
2. Quan niệm về kĩ năng sống
3. Mục tiêu, nguyên tắc, nội dung giáo dục KNS cho HS phổ thông
4. Phương pháp giáo dục KNS cho HS phổ thông
5. Giáo dục KNS cho HS qua môn học
PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN
Lớp tập huấn sẽ được tiến hành theo phương pháp cùng tham gia. HV cùng chia sẻ những suy nghĩ, ý kiến, kinh nghiệm về KNS và GD KNS của bản thân, cùng nhau xây dựng và chiếm lĩnh được các nội dung tập huấn.
Một số phương pháp/KT tập huấn cụ thể : động não, nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm/lớp
QUAN NIỆM VỀ KĨ NĂNG SỐNG
I. Quan niệm về KNS
II. Vì sao phải GD KNS cho HS PT?
I. QUAN NIỆM VỀ KNS
Có nhiều quan niệm khác nhau về KNS. Ví dụ:
WHO: KNS là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.
UNICEF: KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và KN.
I. QUAN NIỆM VỀ KNS (tiếp)
UNESCO:
KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày
I. QUAN NIỆM VỀ KNS (tiếp)
KNS bao gồm một loạt các KN cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người.
Bản chất của KNS là KN tự quản bản thân và KN xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả.
Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với XH, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
Lưu ý:
Một KNS có thể có những tên gọi khác nhau, ví dụ:
- KN hợp tác còn gọi là KN làm việc nhóm;..
- KN kiểm soát cảm xúc còn gọi là KN xử lí cảm xúc, KN làm chủ cảm xúc, KN quản lí cảm xúc…
- KN thương lượng còn gọi là KN đàm phán, KN thương thuyết,…
Lưu ý (tiếp):
Các KNS thường không tách rời mà có mối liên quan chặt chẽ với nhau
KNS không phải tự nhiên có được mà phải được hình thành trong quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Quá trình hình thành KNS diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục.
Lưu ý (tiếp):
KNS vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội. KNS mang tính cá nhân vì đó là khả năng của cá nhân. KNS mang tính XH vì KNS phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển lịch sử xã hội, chịu ảnh hưởng của truyền thống và văn hóa của gia đình, cộng đồng, dân tộc.
Trong giáo dục ở nước ta những năm qua, KNS thường được phân loại theo các mối quan hệ:
Nhóm các KN nhận biết và sống với chính mình: tự nhận thức, xác định giá trị, kiểm soát cảm xúc, ứng phó với căng thẳng,…
Nhóm các KN nhận biết và sống với người khác: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự cảm thông, hợp tác,…
Nhóm các KN ra quyết định một cách có hiệu quả: tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề
II. Vì sao cần GD KNS cho HS PT?
KNS góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân
KNS góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội.
Đặc điểm lứa tuổi HS phổ thông
Bối cảnh hội nhập quốc tế và nền kinh tế thị trường
Yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
Giáo dục KNS cho HS trong các nhà trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới
MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG GIÁO DỤC KNS CHO HS
PHỔ THÔNG
I. MỤC TIÊU GD KNS CHO HS PT
II. NGUYÊN TẮC GD KNS CHO HS PT
III. NỘI DUNG GD KNS CHO HS PT
I. MỤC TIÊU GD KNS CHO HS PT
Trang bị cho HS những KT, giá trị, thái độ, KN phù hợp
Hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực.
Giúp HS có khả năng ứng phó phù hợp và linh hoạt trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày
Giúp HS vận dụng tốt kiến thức đã học, làm tăng tính thực hành
Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức
II. Nguyên tắc giáo dục KNS
Tương tác: KNS được hình thành trong quá trình tương tác với người khác
Trải nghiệm: KNS được hình thành khi người học được trải nghiệm trong các tình huống thực tế
Tiến trình: KNS không thể được hình thành “ngày một, ngày hai” mà phải có cả quá trình: nhận thức – hình thành thái độ - thay đổi hành vi
Thay đổi hành vi: KNS giúp người học hình thành hành vi tích cực; thay đổi, loại bỏ hành vi tiêu cực
Thời gian – môi trường giáo dục:
GD KNS càng sớm càng tốt đối với trẻ em,
GD KNS cần được thực hiện ở cả nhà trường, gia đình và cộng đồng,
GD KNS cần được thực hiện thường xuyên (lứa tuổi nào cũng cần học, rèn luyện và củng cố KNS)
III. NỘI DUNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO HS PT
- KN giao tiếp
- KN tự nhận thức
- KN xác định giá trị
- KN kiểm soát cảm xúc
- KN thương lượng
- KN từ chối
- KN ra quyết định
- KN giải quyết v/đ
- KN ứng phó với căng thẳng
- KN tìm kiếm sự giúp đỡ
- KN kiên định
- KN đặt mục tiêu
- KN tìm kiếm và xử lí thông tin
- KN tư duy phê phán
- KN tư duy sáng tạo
- KN hợp tác
- KN đảm nhận trách nhiệm,…
Phản hồi/Lắng nghe tích cực
Trình bày suy nghĩ/ý tưởng
Ứng xử/giao tiếp
Thể hiện sự cảm thông
Quản lý thời gian
Đặt mục tiêu
Tự nhận thức
Giao tiếp
Suy nghĩ sáng tạo
Ra quyết định
Làm chủ bản thân
Giải quyết vấn đề
Thương lượng
Ứng phó
Xác định/tìm kiếm các lựa chọn
Bình luận
Phân tích đối chiếu
Tìm kiếm và xử lý thông tin
Nêu vấn đề
Tự tin
Tự trọng
Xác định giá trị bản thân
Đảm nhận trách nhiệm
Kiểm soát cảm xúc
11
12
11
12
…………………
……………………………………
………………………………………………………
………………………
CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HS PHỔ THÔNG
1. Cách tiếp cận
Việc giáo dục KNS cho HS trong nhà trường phổ thông được thực hiện thông qua dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục nhưng không phải là lồng ghép, tích hợp thêm KNS vào nội dung các môn học và hoạt động giáo dục; mà theo một cách tiếp cận mới, đó là sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm KNS trong quá trình học tập.
2. Phương pháp dạy học
PPDH là lĩnh vực rất phức tạp và đa dạng.
Có nhiều quan niệm, quan điểm khác nhau về PPDH.
Trong tài liệu này, PPDH được hiểu là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa GV và HS, trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học.
Ba bình diện của PPDH
Bình diện vĩ mô: Các QĐDH
Bình diện trung gian: Các PPDH cụ thể
Bình diện vi mô: Các KTDH
MÔ HÌNH BA BÌNH DIỆN CỦA PPDH
Quan điểm DH – PPDH - Kỹ thuật DH
Bình diện vi mô
Bình diện trung gian
Bình diện vĩ mô
PP vĩ mô
PP Cụ thể
PP vi mô
QUAN ĐIỂM DẠY HỌC
Quan điểm dạy học
- Là những định hướng tổng thể cho các hành động phương pháp, trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên tắc dạy học, những cơ sở lí thuyết của lí luận dạy học, những điều kiện dạy học và tổ chức cũng như những định hướng về vai trò của GV và HS trong quá trình dạy học.
- Là những định hướng mang tính chiến lược, cương lĩnh, là mô hình lí thuyết của PPDH. Ví dụ quan điểm DH phân hoá, DH tình huống, DH tương tác, DH giải quyết vấn đề…
Phương pháp dạy học
- Ở bình diện trung gian, khái niệm PPDH được hiểu với nghĩa hẹp (PPDH cụ thể), là những hình thức, cách thức hành động của GV và HS nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với những nội dung và điều kiện dạy học cụ thể. Ví dụ: phương pháp đóng vai, thảo luận, nghiên cứu trường hợp điển hình, trò chơi, thuyết trình…
- PPDH cụ thể quy định những mô hình hành động của GV và HS.
Kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của GV trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.
- Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập mà là những thành phần của PPDH. Ví dụ, trong phương pháp thảo luận nhóm có các kĩ thuật dạy học như: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnh ghép...
LƯU Ý
Khái niệm PPDH nằm trong mối quan hệ với rất nhiều thành phần của quá trình DH.
Khái niệm PPDH là khái niệm phức hợp, có nhiều bình diện khác nhau. PPDH được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Không có sự thống nhất về phân loại các PPDH.
• Trong mô hình này thường không có sự phân biệt giữa PPDH và hình thức dạy học (HTDH). Các hình thức tổ chức hay hình thức xã hội của dạy học (như dạy học theo nhóm, dạy học theo dự án) cũng được gọi là các PPDH.
Một số phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học nhóm
Phương pháp nghiện cứu trường hợp điển hình
Phương pháp giải quyết vấn đề
Phương pháp đóng vai
Phương pháp trò chơi
Dạy học theo dự án
1. Phương pháp dạy học nhóm
Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.
QUY TRÌNH DẠY HỌC NHÓM
Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu chuyện có thật hoặc chuyện được viết dựa trên những trường hợp thường xảy ra trong cuộc sống thực tiễn để minh chứng cho một vấn đề hay một số vấn đề. Đôi khi nghiên cứu trường hợp điển hình có thể được thực hiện trên video hay một băng catset mà không phải trên văn bản viết.
Quy trình thực hiện
Các bước nghiên cứu trường hợp điển hình có thể là:
HS đọc (hoặc xem, hoặc nghe) về trường hợp điển hình
Suy nghĩ về nó (có thể viết một vài suy nghĩ trước khi thảo luận điều đó với người khác).
Thảo luận về trường hợp điển hình theo các câu hỏi hướng dẫn của GV.
Phương pháp giải quyết vấn đề
Dạy học (DH) phát hiện và giải quyết vấn đề (GQVĐ) là PPDH đặt ra trước HS các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển HS vào tình huống có vấn đề , kích thích họ tự lực, chủ động và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề.
KHÁI NIỆM VẤN ĐỀ
Trạng thái
đích
Vật
cản
Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chúng chưa có quy luật sẵn cũng như những tri thức, kỹ năng sẵn có chưa đủ giải quyết mà còn khó khăn, cản trở cần vượt qua.
Một vấn đề được đặc trưng bởi ba thành phần
Trạng thái xuất phát: không mong muốn
Trạng thái đích: Trạng thái mong muốn
Sự cản trở
Trạng thái
xuất phát
TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ
Trạng thái
đích
Vật
cản
Tình huống có vấn đề xuất hiện khi một cá nhân đứng trước một mục đích muốn đạt tới, nhận biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết bằng cách nào, chưa đủ phương tiện (tri thức, kỹ năng…) để giải quyết.
Trạng thái
xuất phát
CẤU TRÚC CỦA QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Vấn đề
I) Nhận biết vấn đề
Phân tích tỡnh hu?ng
Nh?n bi?t, trình bày v?n d? c?n gi?i quy?t
II) Tìm cỏc phuong ỏn giải quyết
So s¸nh víi c¸c nhiÖm vô ®· gi¶i quyÕt
T×m c¸c c¸ch gi¶i quyÕt míi
Hệ thèng ho¸, s¾p xÕp c¸c ph¬ng ¸n gi¶i quyÕt
III) Quyết định phương án (gi¶i quyÕt VĐ)
Ph©n tÝch các phương án
§¸nh gi¸ các phương án
QuyÕt ®Þnh
Gi?i quyết
Phương pháp đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, “ làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.
THAM KHẢO BÀI TẬP NHÓM
Nếu chúng ta sử dụng mỗi PP/KTDH này trong quá trình dạy học thì HS sẽ được rèn luyện những KNS nào?
Quy trình thực hiện
Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm.
Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
Các nhóm lên đóng vai.
Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn; về ý nghĩa của các cách ứng xử.
GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho.
Phương pháp trò chơi
Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó.
Quy trình thực hiện
GV phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho HS
Chơi thử ( nếu cần thiết)
HS tiến hành chơi
Đánh giá sau trò chơi
Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi
Dạy học theo dự án
( Phương pháp dự án)
Dạy học theo dự án còn gọi là phương pháp dự án, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành.
Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm. Kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được.
CÁC GIAI ĐOẠN CỦA DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
QUYẾT ĐỊNH CHỦ ĐỀ
GV /HS đề xuất sáng kiến chủ đề, xđ mục đích dự án
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Học sinh lập kế hạch làm việc, phân công lao động
THỰC HIỆN
Học sinh làm việc nhóm và cá nhân theo kế hoạch
Kết hợp lý thuyết và thực hành, tạo sản phẩm
GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
Học sinh thu thập sản phẩm, giới thiệu,
công bố sản phẩm dự án
Đánh giá
GV và HS đánh giá kết quả và quá trình
Rút ra kinh nghiệm
Một số kĩ thuật dạy học tích cực
Kĩ thuật chia nhóm
Kĩ thuật giao nhiệm vụ
Kĩ thuật đặt câu hỏi
Kĩ thuật ”Khăn trải bàn”
Kĩ thuật ”Phòng tranh”
Kĩ thuật ”Công đoạn”
........
Kĩ thuật chia nhóm
Có nhiều cách chia nhóm khác nhau:
Theo số điểm danh, theo các màu sắc, theo các loài hoa, các mùa trong năm,…
Theo biểu tượng
Theo hình ghép
Theo sở thích
Theo tháng sinh
Theo trình độ
Theo giới tính
Ngẫu nhiên
…
Kĩ thuật giao nhiệm vụ
- Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng:
+ Nhiệm vụ giao cho cá nhân/nhóm nào?
+ Nhiệm vụ là gì?
+ Địa điểm thực hiện nhiệm vụ ở đâu?
+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ là bao nhiêu?
+ Phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì?
+ Sản phẩm cuối cùng cần có là gì?
+ Cách thức trình bày/ đánh giá sản phẩm như thế nào?
- Nhiệm vụ phải phù hợp với:
+ Mục tiêu HĐ
+ Trình độ HV
+ Thời gian, không gian HĐ
+ CSVC, trang thiết bị
Kĩ thuật đặt câu hỏi
Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Liên quan đến việc thực hiện MT bài học
Ngắn gọn
Rõ ràng, dễ hiểu
Đúng lúc, đúng chỗ
Phù hợp với trình độ HS
Kích thích suy nghĩ của HS
Phù hợp với thời gian thực tế
Sắp xếp thep trình tự từ dễ đến khó,từ đơn giản đến phức tạp.
Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xính
Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc
Kĩ thuật “khăn trải bàn”
• GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm.
• Mỗi thành viên ( hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh.
• HS cả lớp đi xem “ triển lãm’’và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung.
• Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối ưu.
KỸ THUẬT “PHÒNG TRANH”
Kĩ thuật công đoạn
HS được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao giải quyết một nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ: nhóm 1- thảo luận câu A, nhóm 2- thảo luận câu B, nhóm 3- thảo luận câu C, nhóm 4- thảo luận câu D,…
Sau khi các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào giấy A0 xong, các nhóm sẽ luân chuyển giáy A0 ghi kết quả thảo luận cho nhau. Cụ thể là: Nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, Nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, Nhóm 3 chuyển cho nhóm 4, Nhóm 4 chuyển cho nhóm 1
Kĩ thuật công đoạn ( tiếp)
Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn. Sau đó lại tiếp tục luân chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ một nhóm khác để góp ý.
Cứ như vậy cho đến khi các nhóm đã nhận lại được tờ giấy A0 của nhóm mình cùng với các ý kiến góp ý của các nhóm khác. Từng nhóm sẽ xem và xử lí các ý kiến của các bạn để hoàn thiện lại kết quả thảo luận của nhóm . Sau khi hoàn thiện xong, nhóm sẽ treo kết quả thảo luận lên tường lớp học.
Kĩ thuật các mảnh ghép
Một số HS được phân thành các nhóm và được GV phân công cho mỗi nhóm thảo luận tìm hiểu sâu về một vấn đề khác nhau của bài học. Chẳng hạn: nhóm 1- thảo luận vấn đề A, nhóm 2- thảo luận vấn đề B, nhóm 3- thảo luận vấn đề C, nhóm 4- thảo luận thảo luận D,….
HS thảo luận theo nhóm các vấn đề đã được phân công
Sau đó, mỗi thành viên của các nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm mới, như vậy trong mỗi nhóm mới sẽ có đủ các “chuyên gia” về vấn đề A, B, C, D,...và “ chuyên gia” về từng vấn đề sẽ có trách nhiệm trao đổi lại với cả nhóm về vấn đề mà em đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ.
• Giáo viên nêu câu hỏi hoặc vấn đề ( có nhiều cách trả lời) cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm.
• Khích lệ HS phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.
• Liệt kê tất cả mọi ý kiến lên bảng hoặc giấy to không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp.
• Phân loại các ý kiến.
• Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng
• Tổng hợp ý kiến của HS và rút ra kết luận.
ĐỘNG NÃO
Brainstomming
Kĩ thuật “ Trình bày một phút”
• Cuối tiết học (thậm chí giữa tiết học), GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời các câu hỏi sau: Điều quan trọng nhất các em học đuợc hôm nay là gì? Theo các em, vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?...
• HS suy nghĩ và viết ra giấy. Các câu hỏi của HS có thể dưới nhiều hình thức khác nhau.
• Mỗi HS trình bày trước lớp trong thời gian 1 phút về những điều các em đã học được và những câu hỏi các em muốn được giải đáp hay những vấn đề các em muốn được tiếp tục tìm hiểu thêm..
Kĩ thuật “Chúng em biết 3”
• GV nêu chủ đề cần thảo luận.
• Chia HS thành các nhóm 3 người và yêu cầu HS thảo luận trong vòng 10 phút về những gì mà các em biết về chủ đề này.
• HS thảo luận nhóm và chọn ra 3 điểm quan trọng nhất để trình bày với cả lớp.
• Mỗi nhóm sẽ cử một đại diện lên trình bày về cả 3 điểm nói trên.
Kĩ thuật “ Hỏi và trả lời”
GV nêu chủ đề .
GV (hoặc 1 HS) sẽ bắt đầu đặt một câu hỏi về chủ đề và yêu cầu một HS khác trả lời câu hỏi đó.
HS vừa trả lời xong câu hỏi đầu tiên lại được đặt tiếp một câu hỏi nữa và yêu cầu một HS khác trả lời.
HS này sẽ tiếp tục quá trình trả lời và đặt câu hỏi cho các bạn cùng lớp,... Cứ như vậy cho đến khi GV quyết định dừng hoạt động này lại.
Kĩ thuật “Hỏi Chuyên gia”
• HS xung phong (hoặc theo sự phân công của GV) tạo thành các nhóm “chuyên gia” về một chủ đề nhất định.
• Các ”chuyên gia” nghiên cứu và thảo luận với nhau về những tư liệu có liên quan đến chủ đề mình được phân công.
• Nhóm ”chuyên gia” lên ngồi phía trên lớp học
• Một em trưởng nhóm ”chuyên gia” (hoặc GV) sẽ điều khiển buổi “tư vấn”, mời các bạn HS trong lớp đặt câu hỏi rồi mời ”chuyên gia” giải đáp, trả lời.
Kĩ thuật “Lược đồ Tư duy”
Lược đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng hay kết quả làm việc của cá nhân/ nhóm về một chủ đề.
• Viết tên chủ đề/ ý tưởng chính ở trung tâm.
• Từ chủ đề/ ý tưởng chính ở trung tâm, vẽ các nhánh chính, trên mỗi nhánh chính viết một nội dung lớn của chủ đề hoặc các ý tưởng có liên quan xoay quanh ý tưởng trung tâm nói trên.
• Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó.
• Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.
Ví dụ LƯỢC ĐỒ TƯ DUY
Mind Mapping
Hoàn tất một nhiệm vụ
GV đưa ra một câu chuyện/một vấn đề/một bức tranh/một thông điệp/... mới chỉ được giải quyết một phần và yêu cầu HS/nhóm HS hoàn tất nốt phần còn lại.
HS/nhóm HS thực hiện nhiệm vụ được giao.
HS/ nhóm HS trình bày sản phẩm.
GV hướng dẫn cả lớp cùng bình luận, đánh giá
Kĩ thuật “Viết tích cực”
• Trong quá trình thuyết trình, GV đặt câu hỏi và dành thời gian cho HS tự do viết câu trả lời. GV cũng có thể yêu cầu HS liệt kê ngắn gọn những gì các em biết về chủ đề đang học trong khoảng thời gian nhất định.
GV yêu cầu một vài HS chia sẻ nội dung mà các em đã viết trước lớp.
Phân tích phim Video
•Trước khi cho HS xem phim, hãy nêu một số câu hỏi thảo luận hoặc liệt kê các ý mà các em cần tập trung. Làm như vây sẽ giúp các em chú ý tốt hơn.
• HS xem phim
• Sau khi xem phim video, yêu cầu HS làm việc một mình hoặc theo cặp và trả lời các câu hỏi hoặc viết tóm tắt những ý cơ bản về nội dung phim đã xem.
Tóm tắt nội dung tài liệu
theo nhóm
HS làm việc theo nhóm nhỏ, đọc to tài liệu được phát, thảo luận và chuẩn bị trả lời các câu hỏi về bài đọc.
Đại diện nhóm trình bày các ý chính cho cả lớp.
Sau đó, các thành viên trong nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi của các bạn khác trong lớp về bài đọc
BÀI TẬP NHÓM THAM KHẢO
Nếu chúng ta sử dụng mỗi phương pháp trên đây trong quá trình dạy học thì HS sẽ được rèn luyện những KNS nào ?
Kết quả thảo luận nhóm:
Kết quả thảo luận nhóm:
Kết quả thảo luận nhóm:
Kết quả thảo luận nhóm:
Kết quả thảo luận nhóm:
KẾT LUẬN:
Nếu GV sử dụng các PP/KTDH trong quá trình dạy học các môn học/ tổ chức HĐGD NGLL, HS sẽ được rèn luyện các KNS.
Với cách tiếp cận này thì môn học nào cũng có thể GD KNS cho HS mà ko làm nặng nề thêm ND môn học.
Mỗi PP/KTDH tích cực có thể có ưu thế trong việc rèn luyện các KNS khác nhau.
Tùy đặc trưng môn học, cấp học mà có thể GD cho HS các KNS với mức độ khác nhau; cũng như sử dụng các PPDH, KTDH tích cực khác nhau.
Các giai đoạn thực hiện một bài GD KNS và các phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể sử dụng trong giai đoạn đó
Giai đoạn 1: Khám phá
Tìm hiểu kinh nghiệm/hiểu biết của người học liên quan đến KNS sẽ học.
PP/KTDH thường sử dụng: Động não, Phân loại/Xác định chùm vấn đề, Thảo luận, Chơi trò chơi tương tác, đặt câu hỏi,….
Giai đoạn 2: Kết nối
Giới thiệu thông tin mới và các kĩ năng liên quan đến thực tế cuộc sống (tạo “cầu nối” liên kết giữa cái “đã biết” và “chưa biết”. Cầu nối này sẽ kết nối kinh nghiệm hiện có của học sinh với bài học mới = chương trình học dựa trên thực tiễn/thực tế).
PP/KTDH thường sử dụng: Thảo luận nhóm, Nghiên cứu trường hợp điển hình, Phân tích tình huống, Động não, Hỏi chuyên gia,...
Giai đoạn 3: Thực hành
Gồm các hoạt động để tạo cơ hội cho học sinh luyện tập, thực hành KNS mới học vào một tình huống/bối cảnh tương tự.
PP/KTDH thường sử dụng: Đóng vai, Xử lí tình huống, Hỏi chuyên gia, Hỏi và trả lời, Trò chơi,…
Giai đoạn 4: Vận dụng
Tạo cơ hội cho học sinh áp dụng các KNS đã học vào các tình huống/bối cảnh mới hoặc tình huống/bối cảnh thực tiễn
PP/KTDH thường sử dụng: Dự án, Hoạt động nhóm, ...
GD KNS qua môn học Ngữ văn
Khả năng GD kĩ năng sống trong môn học Ngữ văn
Quan điểm GD kĩ năng sống trong môn Ngữ văn.
Nội dung và địa chỉ GD kĩ năng sống trong môn Ngữ văn.
Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GD kĩ năng sống trong môn Ngữ văn.
Trao đổi về tài liệu.
Thực hành.
Khả năng GD kĩ năng sống trong môn học Ngữ văn
Môn học về khoa học xã hội và nhân văn
→ hiểu biết về xã hội, văn hoá, văn học, lịch sử, đời sống nội tâm của con người
Môn học công cụ
→ khả năng giao tiếp, nhận thức về xã hội và con người
Môn học về giáo dục thẩm mĩ
→ làm giàu xúc cảm thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách
Quan điểm GD KNS trong môn Ngữ văn
Bám sát những mục tiêu giáo dục KNS, đồng thời đảm bảo mạch KT-KN của giờ dạy NV.
Tiếp cận GDKNS theo hai cách: nội dung và phương pháp dạy học, trong đó nhấn mạnh đến cách tiếp cận PP
Đưa những nội dung GD tiêu biểu cho các dạng bài học, bên cạnh đó có “độ mở” tạo điều kiện cho GV có thể phát huy tính linh hoạt trong việc vận dụng các tình huống GD.
Giáo dục KNS trong môn học Ngữ văn, theo đặc trưng của môn học, là giáo dục theo con đường “ Mưa dầm thấm lâu” nhẹ nhàng, tự nhiên, không gượng ép.
Mục tiêu GD KNS trong môn
Ngữ văn
Mục tiêu GD của môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông
Mục tiêu GD KNS ở trường THPT thông qua các giờ học Ngữ văn theo phương pháp tích cực
Nội dung và địa chỉ GD kĩ năng sống trong môn Ngữ văn
MÔ HÌNH PPDH MÔN NGỮ VĂN
QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP
ĐÓNG VAI
PHÂN TÍCH MẪU
ĐỘNG
NÃO
THẢO
LUẬN
NHÓM
TRÌNH
BÀY
MỘT
PHÚT
HỎI
CHUYÊN
GIA
HOÀN
TẤT
MỘT
NHIỆM
VỤ
THỰC HÀNH
MÔ HÌNH PPDH MÔN NGỮ VĂN
QUAN ĐIỂM THI PHÁP HỌC
(GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ)
DẠY HỌC DỰ ÁN
NC TRƯỜNG HỢP
ĐỘNG
NÃO
HỎI
VÀ
TRẢ
LỜI
KHĂN
TRẢI
BÀN
ĐỌC
HỢP
TÁC
VIẾT
SÁNG
TẠO
THUYẾT TRÌNH,
ĐÀM THOẠI,
THẢO LUẬN,…
Những nội dung cần thống nhất
GD KNS cho HS là điều hết sức cần thiết
GD KNS là vấn đề không mới, nhưng cần có những cách tiếp cận mới
Tiếp cận GD KNS cho HS qua môn học trước hết là tiếp cận từ PPDH tích cực
Tận dụng những nội dung học tập có mục tiêu GS KNS ở môn học Ngữ văn
GS KNS là một quá trình…
Những nội dung cần thống nhất
Mục tiêu GD KNS cần nhất quán với mục tiêu của bài học Ngữ văn
4 giai đoạn của bài học KNS: khám phá, kết nối, thực hành, vận dụng cần được thể hiện một cách linh hoạt khi thiết kế bài học
GD KNS có thể và cần được tiến hành ở nhiều tình huống, nhiều thời điểm, nhiều đối tượng
Nhẹ nhàng, tự nhiên, không gượng ép
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Quach Ngon
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)