GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HS TIỂU HỌC

Chia sẻ bởi Thuy Huong | Ngày 11/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HS TIỂU HỌC thuộc Khoa học 5

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG TIỂU HỌC BẠCH ĐẰNG
THAM LUẬN
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
KHỐI 4-5
TRÂN TRỌNG CHÀO CÁC THẦY CÔ GIÁO
PHẦN I:
CÁC LĨNH VỰC GIÁO DỤC
TRONG NHÀ TRƯỜNG
PHẦN II:
PP GD NHÀ TRƯỜNG HIỆN ĐẠI:
GIÁO DỤC BẰNG VIỆC LÀM
CỦA HỌC SINH
PHẦN I: CÁC LĨNH VỰC GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG
Nội dung giáo dục được thực hiện ở 3 lĩnh vực: Khoa học; Nghệ thuật; Đạo đức
Mỗi lĩnh vực đảm bảo nhận mô�t chức năng , được thiết kế thành các môn học phù hợp với từ thời kì phát triển của trẻ.
- Các bộ môn khoa học đảm nhận chức năng nhận thức tư duy, làm nên sự sống và sức sống của lí trí.
- Các bộ môn nghệ thuật đảm nhận chức năng khơi gợi sức mạnh của tình cảm.


-Đạo đức đảm nhận chức năng tạo ra ý chí để chi phối toàn bộ đời sống cá nhân, cả lí trí lẫn tình cảm.
-Trong đạo đức vẫn cần khái niện chuẩn mực nhưng rất khó xác định được giá trị đạo đức mà chỉ căn cứ trên hành vi.
-Để hy vọng có đạo đức, ngoài việc nắm được lí thuyết , nhà trường hiện đại cũng phải tổ chức cho HS nhiều HĐTT mang tính cộng đồng cao, khơi gợi ý thức trách nhiệm và tinh thần tương thân tương ái .
-Đạo đức được biểu hiện bên ngoài qua hành vi , kĩ năng đạo đức. Chương trình giáo dục đạo đức cần xây dựng trên nền tảng pháp luật quốc gia. Nhưng phải nói thêm, có kĩ năng chưa chắc đã có đạo đức.





-Cả 3 lĩnh vực giáo dục được lựa chọn theo nhiều nguyên tắc nhưng nguyên tắc phát triển là quan trọng nhất.
-Nguyên tắc phát triển thừa nhận các nội dung giáo dục đều vận động không ngừng và không ngừng chuyển hóa lẫn nhau để tạo ra cái mới chưa hề có . Cái mới này là kết quả phát triển tất yếu của quá khứ , là kế thừa quá khứ theo nguyên tắc phủ định. Nội dung học tập của trẻ trong nhà trường chính là những nội dung trong đời sống hiện thực với những thành tựu về vật chất và tinh thần, với những quan hệ kinh tế- xã hội đương thời.
PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG HIỆN ĐẠI: GIÁO DỤC BẰNG VIỆC LÀM CỦA HỌC SINH:
Nhà trường hiện đại huấn luyện học sinh tiểu học kĩ năng làm việc trí óc trên cơ sở các thao tác và lí thuyết hiện đại của các môn học. Để có kĩ năng sống, trẻ em cần có kĩ năng tư duy bậc cao như phân tích, so sánh, tổng hợp, phán đoán, đưa ra kết luận.
1. Phương pháp hình thành khái niệm của nhà trường cổ truyền:
Nhà trường cổ truyền muốn dạy một khái niệm nào đó thường thông qua các bước sau:
Đưa ra một ví dụ mẫu. Học sinh tìm ví dụ khác. Từ các ví dụ tương tự đó, GV đưa ra thuộc tính , thống kê lại và đưa ra định nghĩa. Thực chất khái niệm trên chỉ mô tả được bên ngoài của sự vật bằng cách khơi gợi kinh nghiệm vốn có của HS và sự áp đặt của GV. Nhà trường hiện đại cần hình thành những khái niệm đích thực - khái nhiệm khoa học hiện đại không chỉ hiểu được dấu hiệu bên ngoài mà còn hiểu được bản chất bên trong của khái niệm, nhất là sử dụng khái niệm như một năng lực, một công cụ trong cuộc sống.
2. Phương pháp hình thành khái niệm của nhà trường hiện đại:
Phân tích được mối quan hệ bản chất bên trong của khái niệm: GV phải biết hướng dẫn HS phân tích được bản chất của khái niệm. Ngôn ngữ sẽ chuyển tải logic của khái niệm vào tư duy người học .
Mô hình hóa được quan hệ này ở dạng tổng quát: Khái niệm được học như một phương pháp chứ không phải học kiếc thức riêng lẻ
Cụ thể hóa khái niệm: Từ một khái niệm đã hình thành , người học bổ sung kiến thức về nội dung cho mình qua luyện tập sử dụng. Lúc này người học đã có một công cụ và có thể tự học các kiến thức khác trong phạm vi của khái niệm mới vừa hình thành.
3. Mô hình trường thực nghiệm của giáo sư Hồ Ngọc Đại:
Triết lí giáo dục mỗi ngày đến trường là một ngày vui" "Đi học là hạnh phúc". Những quan điểm của ông đã đi vào cuộc sống như " nguyên lí phát triển của duy vật biện chứng trong giáo dục", " Nhà trường là nơi trẻ em đang sống cuộc sống thực của chính mình."
Tại đây, chương trình giáo dục được thiết kế ở 3 lĩnh vực: Khoa học, nghệ thuật, lối sống. Nhà trường xây dựng chương trình trên 3 nguyên tắc: Phát triển, chuẩn mục, tối ưu. Nhà trường thực nghiệm đã thao tác hóa việc học sao cho dễ làm, dễ học.
Giáo dục năng lực tự tin, tinh thần trách nhiệm, quan hệ dân chủ, bình đẳng, khả năng giao tiếp trước đám đông cũng như khả năng lãnh đạo của HS.
Để đánh giá quá trình học tập của HS, nhà trường chủ trương không dùng điểm, nhất là không dùng điểm mà đánh giá mối quan hệ giữa cha mẹ HS và GV.
Trong lớp được phép ồn ào và ồn ào ở đây là ồn trong học tập. Mỗi trẻ em ở trường thực nghiệm đều được tôn trọng như nhau và được tạo cơ hội phát triển hết khả năng của mình.
4. Phương pháp xây dựng chương trình Tiếng Việt lớp Một công nghệ giáo dục:
Môn Tiếng Việt Lớp một không dạy đọc, viết ngay từ đầu. Trước tiên cho HS biết nguồn gốc của tiếng Việt. Đối tượng làm nên môn Tiếng Việt lớp 1 là hệ thống khái niệm ngữ âm học ( tiếng, âm, vần, nguyên âm đôi). Theo đó ngữ âm của tiếng được hình thành đi từ trườu tượng đến cụ thể , bắt đầu từ nguyên khối, được mô tả bằng mô hình:
Phần đầu/ phần vần gồm âm đệm ,âm chính, âm cuối.



5. Giá trị từng phương pháp:
Mỗi phương pháp học cho một sản phẩm tương ứng. Có 4 phương thức chuyển tải tiêu biểu:
Giảng giải: Chỉ mang lại nhận thức, có thể có tri thức, có thể không. Tham gia có nghĩa là HS được giao tiếp với GV, được trả lời câu hỏi.
Hoạt động: HS được vận động thông qua các trò chơi, cuộc thi, được phát huy tính tích cực, chủ động trong quá trình học, được thể hiện thái độ về vấn đề được học . Với cách này, chắc chắn hình thành nhận thức, tri thức và thái độ, hỗ trợ cho việc hình thành kĩ năng. Làm theo mẫu là phương thức học tập mang lại nhiều kết quả nhất. Làm theo mẫu có cả được nhận thức, tri thức, thái độ, kĩ năng.
Nếu nhà trường có phương pháp hình thành cho HS các khái niệm đích thực thì các em sẽ có kĩ năng ứng sử với các tình huống thực của cuộc sống, sẽ có kĩ năng sống.
6. Quan hệ thầy trò trong nhà trường hiện đại: Quan hệ thầy trò phản ánh sự phân công xã hội, hợp tác, bình đẳng về mặt xã hội, khác nhau về chức năng trong quá trình hoạt động chung.
Thầy cần công bằng và bình đẳng trước tất cả HS. Tích cực chủ động của HS được thể hiện qua cách trò không thụ độn g lắng nghe mà biết đặt câu hỏi, trao đổi, thảo luận, thể hiện cảm xúc, quan điểm của riêng mình.
XIN KÍNH CHÀO VÀ HẸN GẶP LẠI!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thuy Huong
Dung lượng: 141,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)