Giáo dục kĩ năng sống

Chia sẻ bởi Lương Thị Y | Ngày 21/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Giáo dục kĩ năng sống thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
TRONG NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC

I. CÁC QUAN NIỆM VỀ KĨ NĂNG SỐNG


Thế nào là kĩ năng sống?
- Các loại KNS?

-Thuật ngữ kĩ năng sống (KNS) xuất hiện trong nhà trường PT VN từ những năm 1995 -1996 (Dự án "Giáo dục KNS để bảo vệ sức khỏe, phòng chống HIV/AIDS cho TTN trong và ngoài nhà trường do Quĩ Nhi đồng Liên hiệp quốc - Bộ GD&ĐT - Hội chữ thập đỏ VN thực hiện. GDKNS được phát triển trong nhiều hoạt động giáo dục các vấn đề xã hội.
- GDPT VN đang thực hiện đổi mới gắn với mục tiêu giáo dục của thế kỉ 21 của UNESCO với 4 trụ cột: Học để biết, học để làm, học để làm người, học để chung sống, mà thực chất là một cách tiếp cận KNS.
- Rèn luyện KNS đã được Bộ GD&ĐT xác định là một trong 5 nội dung của phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" giai đoạn 2008-2013 (CT Số: 40/2008/CT-BGDĐT).
Vậy KNS là gì?
Theo WHO: Khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực giúp các cá nhân ứng xử có hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày.
Theo UNICEF: là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng.

Theo UNESCO: KNS với 4 trụ cột của giáo dục:
+ Học để biết: gồm các KN tư duy: phê phán, sáng tạo, quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả;
+ Học để làm: KN thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: đảm nhận trách nhiệm; KN đạt mục tiêu;
+ Học để chung sống: KN giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm…;
+ Học để làm người: gồm các KN cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…;

* Định nghĩa của UNESCO về KNS: cụ thể và toàn diện.
KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
(KNS là biến cái biết thành cái làm trong thực tế cuộc sống một cách tích cực nhất).

* KNS được hình thành trong quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Quá trình lĩnh hội diễn ra trong và ngoài hệ thống giáo dục.
* KNS vừa mang tính cá nhân (khả năng của cá nhân) vừa mang tính xã hội (phụ thuộc vào giai đoạn phát triển LS-XH, chịu ảnh hưởng của truyền thống, văn hóa gia đình, cộng đồng, dân tộc).
II. PHÂN LOẠI KNS

Trình bày về các loại KNS mà anh chị đã biết?


KN giải quyết vấn đề
KN suy nghĩ
KN giao tiếp
KN ra quyết định
KN tư duy sáng tạo
KN tự nhận thức
KN ứng phó với căng thẳng
KN đạt mục tiêu
KN kiên định

III. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC KNS CHO HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG

KNS thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội
G.Dục KNS là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ
G.Dục KNS nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới GDPT
G.Dục KNS trong nhà trường là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới.

IV. Tích hợp GDKNS trong dạy học
các môn học cấp tiểu học

- Đạo Đức
- Tiếng Việt
- Tự nhiên và Xã hội
- Khoa học
- Lịch sử và Địa Lí


1. MỤC TIÊU GD KNS TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC
Giáo dục KNS trong môn Đạo đức nhằm:
+ Bước đầu trang bị cho HS các KNS cần thiết, phù hợp với lứa tuổi tiểu học, giúp các em biết sống và ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với những người thân trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè và những người xung quanh; với cộng đồng, quê hương, đất nước và với môi trường tự nhiên;
+ Giúp các em bước đầu biết sống tích cực, chủ động, hài hòa, lành mạnh, có kỉ luật, có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh, … để trở thành con ngoan trong gia đình, HS tích cực của nhà trường và công dân tốt của XH
2. Nội dung GD KNS cho HS
qua môn Đạo đức
Đạo đức có khả năng giáo dục nhiều KNS cho HS:
1. Kĩ năng giao tiếp (chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi; nói lời yêu cầu, đề nghị; bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ; bày tỏ ý kiến, tiếp khách đến nhà, ứng xử khi đến nhà người khác, khi gặp đám tang, khi gọi và nhận điện thoại,…)
2. Kĩ năng tự nhận thức (biết xác định và đánh giá bản thân : đặc điểm, sở thích, thói quen, năng khiếu, điểm mạnh, điểm yếu,… của bản thân)
3.Kĩ năng xác định giá trị (có tình cảm và niềm tin vào các chuẩn mực hành vi đạo đức đã học)

4. Kĩ năng ra quyết định và GQVĐ (bước đầu biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp đối với một số tình huống đạo đức đơn giản, phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.
6. Kĩ năng tư duy phê phán (biết nhận xét, đánh giá các ý kiến, hành động, lời nói, việc làm, các hiện tượng trong đời sống hàng ngày đối chiếu với các chuẩn mực đạo đức đã học)

7. Kĩ năng hợp tác (biết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng)
8. Kĩ năng đặt mục tiêu (biết đặt kế hoach học tập, rèn luyện theo các chuẩn mực đã học)
9. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các vấn đề, hiện tượng trong đời sống thực tiễn có liên quan đến các chuẩn mực đạo đức, pháp luật đã học.

10. Kĩ năng từ chối (biết cách từ chối khi bị rủ rê, lôi kéo làm những điều sai trái)
11. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm (biết nhận và thực hiện trách nhiệm của bản thân)
Tự tin, tự trọng …..
3. PP,KT GD KNS qua môn Đạo đức
Các phương pháp, kĩ thuật dạy học nói chung, để GD KNS cho HS nói riêng qua môn Đạo đức rất phong phú, đa dạng. Căn cứ vào nội dung, tính chất từng bài; căn cứ vào trình độ HS; căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế GV lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp.
4. ĐỊA CHỈ CÁC BÀI CỤ THỂ
THỰC HÀNH GIÁO DỤC KNS CHO HS QUA MÔN ĐẠO ĐỨC
SOẠN BÀI
1.1. Mô hình dạy và học KNS
4 Giai đoạn dạy và học kỹ năng sống
Giai đoạn 1: Khám phá
- Tìm hiểu kinh nghiệm/hiểu biết của người học về những việc hoặc sự kiện đã diễn ra trong cuộc sống
Giai đoạn 2: Kết nối
- Giới thiệu thông tin mới và các kỹ năng liên quan đến thực tế cuộc sống (= chương trình học thực tiễn/thực tế)


THỰC HÀNH GIÁO DỤC KNS CHO HS QUA MÔN ĐẠO ĐỨC

Giai đoạn 3: Thực hành
- gồm các hoạt động, yêu cầu thực hành kỹ năng mới dưới sự hướng dẫn của GV(đóng vai, phân tích tình huống, nghiên cứu điển hình) và xử, lý phân tích để giúp người học tự phản ảnh và suy nghĩ (cách áp dụng kỹ năng mới vào các tình huống thực tế trong cuộc sống
Giai đoạn 4: Áp dụng
- Áp dụng các kỹ năng mới học vào các tình huống mới, liên kết với các tình huống thực trong cuộc sống trong đó có sự tương tác với bạn bè, gia đình và cộng đồng (= học thực tế)

THỰC HÀNH GIÁO DỤC KNS CHO HS QUA MÔN ĐẠO ĐỨC

1.2. Quy trình soạn bài
Mục tiêu
Các KNS liên quan
Các PP và KT dạy học tích cực
Tài liệu, phương tiện
Các HĐ dạy học

THỰC HÀNH GIÁO DỤC KNS QUA MÔN ĐẠO ĐỨC
Các giai đoạn Khám phá, kết nối luôn nằm ở tiết 1.
Giai đoạn Thực hành có thể ở tiết 1, hoặc tiết 2, hoặc ở cả tiết 1 và tiết 2.
Giai đoạn vận dụng luôn nằm ở tiết 2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Thị Y
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)