Giao duc ki nang song
Chia sẻ bởi Lê Hoàng Ngọc Hân |
Ngày 10/05/2019 |
286
Chia sẻ tài liệu: giao duc ki nang song thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
KỸ NĂNG KIÊN ĐỊNH
BẢO VỆ Ý KIẾN CỦA
BẢN THÂN
PHÒNG GD & ĐT TP SÓC TRĂNG
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
NỘI DUNG
1/ Giới thiệu khái quát
2/ Ý nghĩa vai trò
3/ Các bước thực hiện
4/ Phân tích đúc kết
5/ Khó khăn
6/ Giáo dục kĩ năng qua các môn học
7/ Tình huống
1/ Giới thiệu khái quát
- Khẳng định quyền của mình.
- Muốn mọi người đối xử với các em một cách công bằng.
- Khẳng định quyền của mình khác biệt với hành vi gây hấn và hành vi thụ động.
- Bảo vệ ý kiến của mình là cách thể hiện sự kiên định, khẳng định sự tự tin.
- Đây là một kỹ năng quan trọng ở tuổi trưởng thành.
2/ Ý nghĩa vai trò
- Sẽ giúp em nâng cao sự tự tôn trọng bản thân mình. Bởi vì em đã tự bảo vệ quyền lợi của mình, điều đó sẽ giúp em tự tin hơn về bản thân mình.
- Giúp em đạt được điều em muốn. Bằng cách bộc lộ thẳng thắn cho mọi người biết em muốn họ đối xử với mình như thế nào, mọi người sẽ đối xử với em phù hợp hơn.
- Giúp em cảm thấy kiểm soát cuộc sống của mình tốt hơn.
- Giúp em tránh được sự đối xử không công bằng của mọi người
3/ Các bước thực hiện
- Nhìn vào mắt người đối diện và sử dụng tốt ngôn ngữ không lời.
- Khẳng định quyền của mình một cách thẳng thắn, trung thực và theo cách phù hợp.
- Khẳng định quyền của mình theo cách mà không làm người khác cảm thấy buồn, bị tổn thương.
- Lắng nghe người khác nói gì/trả lời với bạn.
- Đưa ra một đề nghị để cùng giải quyết vấn đề.
4/ Phân tích đúc kết
- Bản thân luôn bình tĩnh, xử lý một cách mềm mỏng, kiềm chế.
- Không làm cho đối tượng bị tổn thương, tức giận, hoặc có những hành vi manh động, bạo lực.
- Khi có thể được thì tìm mọi cách để trì hoãn, tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác.
6/ Giáo dục kĩ năng
- Lồng ghép tích hợp trong các môn Văn, CD, Sử, Sinh, ANQP, TD, Nhạc…
- Lồng ghép trong SHL, HĐNGLL, SHDC.
- Trong các hoạt động học tập, thảo luận nhóm.
5/ Khó khăn
- Không dễ dàng thuyết phục được đối tượng.
- Trong hoàn cảnh yếu thế (không có sự giúp đỡ của người khác, cô đơn, nơi vắng vẻ…)
- Bản thân không dám chia xẻ với người lớn, không tìm được sự giúp đỡ của GVCN, ban tư vấn trường học, đoàn đội...
7/ Tình huống
* Tình huống: HS A rủ HS B hút thuốc lá (HS A đã nghỉ học).
* Giải quyết:
HS B sử dụng ngôn ngữ không lời, nhìn thẳng vào đối tượng để thăm dò, tạo mối quan hệ (cười thân thiện).
HS B thể hiện ý kiến cá nhân không hút không thử
+ Trao đổi với bạn về tác hại của thuốc lá.
+ Lắng nghe ý kiến phản hồi của bạn.
HS B tìm ra hướng giải quyết tích cực hơn
+ Khuyên bạn từ bỏ.
+ Rủ bạn tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao.
KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH
HỆ QUẢ HÀNH VI
NỘI DUNG
1/ Giới thiệu khái quát
2/ Ý nghĩa vai trò
3/ Giáo dục HS kĩ năng hệ quả hành vi trong tương tác với môi trường
1/ Giới thiệu khái quát
Sau mỗi một hành động của chúng ta đều có những điều xảy ra sau đó, điều này được gọi là hệ quả. Ví dụ khi thức muộn xem bóng đá thì sáng hôm sau đi học em sẽ buồn ngủ hoặc mệt mỏi.
Trong nhiều trường hợp, ngay kể cả những việc em không làm cũng sẽ có hệ quả. Ví dụ như các em không đến lớp học môn toán hôm nay, các em sẽ không được nghe giảng về bài và do đó không hiểu được phần kiến thức đó.
Hệ quả cung cấp cho chúng ta thông tin về hành vi của chúng ta, ví dụ như hành vi đó ảnh hưởng đến chúng ta hoặc/và người khác như thế nào.
Hệ quả có thể là hệ quả tích cực hoặc hệ quả tiêu cực:
+ Hệ quả tích cực là những điều chúng ta muốn, những điều có lợi cho chúng ta.
+ Hệ quả tiêu cực là những điều chúng ta không thích, những điều bất lợi cho chúng ta.
Các hệ quả cũng có thể nhìn nhận dưới góc độ hệ quả lâu dài và hệ quả trước mắt:
+ Hệ quả lâu dài là những hệ quả xảy ra nếu hành vi đó lặp đi lặp lại nhiều lần.
+ Hệ quả ngắn hạn là hệ quả trực tiếp của hành vi đó hay nói cách khác là những hệ quả do hành vi đó xảy ra chỉ một vài lần.
Ví dụ: như em không làm bài tập về nhà, em sẽ bị điểm kém là hệ quả trước mắt. Nếu em liên tục không làm bài tập về nhà, em sẽ tiếp tục bị điểm kém và sẽ phải bị ở lại lớp thì bị ở lại lớp là hệ quả lâu dài của em.
- Hệ quả có thể ở dạng tự nhiên hoặc logic. Hệ quả tự nhiên là những điều tích cực hay tiêu cực xảy ra một cách trực tiếp, tự nhiên do hành vi đó. Những hệ quả này không do người khác tạo ra.
Ví dụ như: Một em học sinh không mang áo mưa và lúc trời mưa bị ướt là hệ quả tự nhiên của việc không mang áo mưa, hoặc khi em chạy vào chỗ sàn ướt thì hệ quả tự nhiên là có thể bị ngã, cảm thấy đau.
- Hệ quả logic là hệ quả do những người khác (thường là người lớn) đặt ra sau khi hành vi được thực hiện. Ví dụ nếu học sinh vứt rác ra lớp, hệ quả logic của việc đó là cô giáo yêu cầu phải dọn sạch sẽ.
Hệ quả không chỉ là những việc, sự kiện, đồ vật mà chúng ta có thể thấy từ bên ngoài, mà còn có thể là cảm xúc, sự cảm nhận từ bên trong.
Ví dụ: Khi học sinh làm được việc tốt, học sinh cảm thấy tự hào về bản thân mình. Cảm thấy tự hào cũng là hệ quả của hành vi làm việc tốt.
Nhận biết về hệ quả là cơ sở để chúng ta có thể phát triển khả năng ra quyết định của mình vì quyết định của chúng ta dựa trên những gì chúng ta hình dung sẽ xảy ra.
Mỗi hành vi khác nhau sẽ đưa đến các hệ quả khác nhau.
- Giúp đưa ra quyết định tốt hơn.
- Giúp chúng ta biết hành vi của chúng ta ảnh hưởng đến người khác và bản thân như thế nào.
- Giúp kiểm soát cuộc sống tốt hơn.
2/ Ý nghĩa vai trò
3/ Giáo dục HS kĩ năng hệ quả hành vi trong tương tác với môi trường
Cho HS xem những hình ảnh về những thay đổi môi trường trong vòng 20 năm nay: Sông Tô Lịch, những mỏ khai thác bị bỏ hoang, những khu vực ảnh hưởng nghiêm trọng do sự can thiệp của con người. Đồng thời chiếu những khu vực sinh thái được bảo tồn, những thành phố xanh trên thế giới. Để thêm sự thú vị và xây dựng tình cảm của học sinh với vẻ đẹp phong cảnh, với mỗi bức ảnh giới thiệu hoặc đi kèm những câu chuyện, câu ca dao về nơi đó.
Giáo viên đặt câu hỏi :
- Các em cảm thấy thế nào khi xem những hình ảnh này?
- Các em thích sống trong môi trường nào?
- Theo các em, điều gì mang lại một môi trường xanh tươi và trong lành hay một môi trường ô nhiễm và bị hủy hoại?
Kết luận
Môi trường của chúng ta chịu tác động lớn từ các hành vi của con người, dù là trong cuộc sống thường ngày cũng như trong những hoạt động lớn lao hơn trong sự phát triển kinh tế xã hội.
Ví dụ: khi chúng ta vứt túi ni lông xuống biển, không có điều gì xảy ra ngay với chúng ta, nhưng những con rùa sẽ tưởng túi ni lông đó là sứa, chúng sẽ ăn túi ni lông đó, kết quả là rùa không tiêu hóa được nilông và có thể chết.
- Con người chúng ta rất nhỏ bé với thiên nhiên, chính vì vậy những hành vi đơn lẻ trong những thời điểm nhất định của chúng ta có vẻ như không có tác động gì đến thiên nhiên. Ví dụ như nếu em vứt rác xuống biển, em sẽ chẳng thấy con rùa chết nào nổi lên. Chúng ta giết một con tê giác để lấy sừng sẽ chẳng làm loài tê giác bị tuyệt chủng.
Tuy nhiên, con người càng ngày càng đông và chúng ta càng ngày càng đòi hỏi nhiều ở thiên nhiên, môi trường.
Tổng hợp các hành vi không thân thiện với môi trường của một cộng đồng trong một thời gian dài sẽ cho ra những hệ quả không thể nào khắc phục nổi.
VD;Tê giác không có kẻ thù tự nhiên nhưng tê giác một sừng đã tuyệt chủng ở Việt Nam vì nạn săn bắn trộm. Rất nhiều hệ quả với môi trường xảy ra là vĩnh viễn, không thể nào khắc phục nổi. Ví dụ như loài tê giác mất đi sẽ là vĩnh viễn.
Hệ quả trong môi trường cũng có thể chia thành các loại hệ quả: hệ quả tích cực, hệ quả tiêu cực, hệ quả lâu dài, hệ quả ngắn hạn, hệ quả tự nhiên, hệ quả logic.
+ Hệ quả tích cực là những điều tốt, có ích cho sự phát triển và tồn tại của mọi sinh vật sống trong môi trường.
+ Hệ quả tiêu cực là những điều có hại cho sự tồn tại của môi trường. Những hành vi thân thiện với môi trường sẽ tạo ra những hệ quả tích cực với môi trường và ngược lại.
+ Hệ quả lâu dài là những hệ quả xảy ra nếu hành vi đó lặp đi lặp lại nhiều lần.
+ Hệ quả ngắn hạn là hệ quả trực tiếp của hành vi đó hay nói cách khác là những hệ quả do hành vi đó xảy ra chỉ một vài lần. Thường thì các hậu quả nghiêm trọng trong môi trường là những hệ quả dài hạn Tuy vậy, các hành vi tương tác với môi trường cũng gây ra những hệ quả ngắn hạn, có thể nhìn thấy ngay. Ví dụ: nếu em trồng cây sau vườn, nhà em sẽ trở nên mát mẻ và trong lành hơn. Ví dụ như em giữ rác lại để vứt đúng chỗ qui định, em sẽ cảm thấy tốt hơn về bản thân mình.
+ Hệ quả tự nhiên là những điều tích cực hay tiêu cực xảy ra một cách trực tiếp, tự nhiên do hành vi đó. Những hệ quả này không do người khác tạo ra. Hiện tại luật pháp đã qui định rất chặt chẽ về các hành vi gây ô nhiễm, xâm hại môi trường. Ví dụ: giết hại động vật có nguy cơ tuyệt chủng sẽ bị phạt tù.
+ Đó là những hệ quả logic mà nhà nước, xã hội tạo ra. Trường học hoặc nơi cư trú của em cũng có thể có những hệ quả logic cho các hành vi thân thiện hoặc không thân thiện với môi trường.
Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ.
Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong tương lai.
Nếu không có kĩ năng sống, các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước.
KẾT LUẬN
- Nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.
- Giáo dục các em có kĩ năng sống sẽ giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh.
XIN CÁM ƠN
BẢO VỆ Ý KIẾN CỦA
BẢN THÂN
PHÒNG GD & ĐT TP SÓC TRĂNG
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
NỘI DUNG
1/ Giới thiệu khái quát
2/ Ý nghĩa vai trò
3/ Các bước thực hiện
4/ Phân tích đúc kết
5/ Khó khăn
6/ Giáo dục kĩ năng qua các môn học
7/ Tình huống
1/ Giới thiệu khái quát
- Khẳng định quyền của mình.
- Muốn mọi người đối xử với các em một cách công bằng.
- Khẳng định quyền của mình khác biệt với hành vi gây hấn và hành vi thụ động.
- Bảo vệ ý kiến của mình là cách thể hiện sự kiên định, khẳng định sự tự tin.
- Đây là một kỹ năng quan trọng ở tuổi trưởng thành.
2/ Ý nghĩa vai trò
- Sẽ giúp em nâng cao sự tự tôn trọng bản thân mình. Bởi vì em đã tự bảo vệ quyền lợi của mình, điều đó sẽ giúp em tự tin hơn về bản thân mình.
- Giúp em đạt được điều em muốn. Bằng cách bộc lộ thẳng thắn cho mọi người biết em muốn họ đối xử với mình như thế nào, mọi người sẽ đối xử với em phù hợp hơn.
- Giúp em cảm thấy kiểm soát cuộc sống của mình tốt hơn.
- Giúp em tránh được sự đối xử không công bằng của mọi người
3/ Các bước thực hiện
- Nhìn vào mắt người đối diện và sử dụng tốt ngôn ngữ không lời.
- Khẳng định quyền của mình một cách thẳng thắn, trung thực và theo cách phù hợp.
- Khẳng định quyền của mình theo cách mà không làm người khác cảm thấy buồn, bị tổn thương.
- Lắng nghe người khác nói gì/trả lời với bạn.
- Đưa ra một đề nghị để cùng giải quyết vấn đề.
4/ Phân tích đúc kết
- Bản thân luôn bình tĩnh, xử lý một cách mềm mỏng, kiềm chế.
- Không làm cho đối tượng bị tổn thương, tức giận, hoặc có những hành vi manh động, bạo lực.
- Khi có thể được thì tìm mọi cách để trì hoãn, tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác.
6/ Giáo dục kĩ năng
- Lồng ghép tích hợp trong các môn Văn, CD, Sử, Sinh, ANQP, TD, Nhạc…
- Lồng ghép trong SHL, HĐNGLL, SHDC.
- Trong các hoạt động học tập, thảo luận nhóm.
5/ Khó khăn
- Không dễ dàng thuyết phục được đối tượng.
- Trong hoàn cảnh yếu thế (không có sự giúp đỡ của người khác, cô đơn, nơi vắng vẻ…)
- Bản thân không dám chia xẻ với người lớn, không tìm được sự giúp đỡ của GVCN, ban tư vấn trường học, đoàn đội...
7/ Tình huống
* Tình huống: HS A rủ HS B hút thuốc lá (HS A đã nghỉ học).
* Giải quyết:
HS B sử dụng ngôn ngữ không lời, nhìn thẳng vào đối tượng để thăm dò, tạo mối quan hệ (cười thân thiện).
HS B thể hiện ý kiến cá nhân không hút không thử
+ Trao đổi với bạn về tác hại của thuốc lá.
+ Lắng nghe ý kiến phản hồi của bạn.
HS B tìm ra hướng giải quyết tích cực hơn
+ Khuyên bạn từ bỏ.
+ Rủ bạn tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao.
KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH
HỆ QUẢ HÀNH VI
NỘI DUNG
1/ Giới thiệu khái quát
2/ Ý nghĩa vai trò
3/ Giáo dục HS kĩ năng hệ quả hành vi trong tương tác với môi trường
1/ Giới thiệu khái quát
Sau mỗi một hành động của chúng ta đều có những điều xảy ra sau đó, điều này được gọi là hệ quả. Ví dụ khi thức muộn xem bóng đá thì sáng hôm sau đi học em sẽ buồn ngủ hoặc mệt mỏi.
Trong nhiều trường hợp, ngay kể cả những việc em không làm cũng sẽ có hệ quả. Ví dụ như các em không đến lớp học môn toán hôm nay, các em sẽ không được nghe giảng về bài và do đó không hiểu được phần kiến thức đó.
Hệ quả cung cấp cho chúng ta thông tin về hành vi của chúng ta, ví dụ như hành vi đó ảnh hưởng đến chúng ta hoặc/và người khác như thế nào.
Hệ quả có thể là hệ quả tích cực hoặc hệ quả tiêu cực:
+ Hệ quả tích cực là những điều chúng ta muốn, những điều có lợi cho chúng ta.
+ Hệ quả tiêu cực là những điều chúng ta không thích, những điều bất lợi cho chúng ta.
Các hệ quả cũng có thể nhìn nhận dưới góc độ hệ quả lâu dài và hệ quả trước mắt:
+ Hệ quả lâu dài là những hệ quả xảy ra nếu hành vi đó lặp đi lặp lại nhiều lần.
+ Hệ quả ngắn hạn là hệ quả trực tiếp của hành vi đó hay nói cách khác là những hệ quả do hành vi đó xảy ra chỉ một vài lần.
Ví dụ: như em không làm bài tập về nhà, em sẽ bị điểm kém là hệ quả trước mắt. Nếu em liên tục không làm bài tập về nhà, em sẽ tiếp tục bị điểm kém và sẽ phải bị ở lại lớp thì bị ở lại lớp là hệ quả lâu dài của em.
- Hệ quả có thể ở dạng tự nhiên hoặc logic. Hệ quả tự nhiên là những điều tích cực hay tiêu cực xảy ra một cách trực tiếp, tự nhiên do hành vi đó. Những hệ quả này không do người khác tạo ra.
Ví dụ như: Một em học sinh không mang áo mưa và lúc trời mưa bị ướt là hệ quả tự nhiên của việc không mang áo mưa, hoặc khi em chạy vào chỗ sàn ướt thì hệ quả tự nhiên là có thể bị ngã, cảm thấy đau.
- Hệ quả logic là hệ quả do những người khác (thường là người lớn) đặt ra sau khi hành vi được thực hiện. Ví dụ nếu học sinh vứt rác ra lớp, hệ quả logic của việc đó là cô giáo yêu cầu phải dọn sạch sẽ.
Hệ quả không chỉ là những việc, sự kiện, đồ vật mà chúng ta có thể thấy từ bên ngoài, mà còn có thể là cảm xúc, sự cảm nhận từ bên trong.
Ví dụ: Khi học sinh làm được việc tốt, học sinh cảm thấy tự hào về bản thân mình. Cảm thấy tự hào cũng là hệ quả của hành vi làm việc tốt.
Nhận biết về hệ quả là cơ sở để chúng ta có thể phát triển khả năng ra quyết định của mình vì quyết định của chúng ta dựa trên những gì chúng ta hình dung sẽ xảy ra.
Mỗi hành vi khác nhau sẽ đưa đến các hệ quả khác nhau.
- Giúp đưa ra quyết định tốt hơn.
- Giúp chúng ta biết hành vi của chúng ta ảnh hưởng đến người khác và bản thân như thế nào.
- Giúp kiểm soát cuộc sống tốt hơn.
2/ Ý nghĩa vai trò
3/ Giáo dục HS kĩ năng hệ quả hành vi trong tương tác với môi trường
Cho HS xem những hình ảnh về những thay đổi môi trường trong vòng 20 năm nay: Sông Tô Lịch, những mỏ khai thác bị bỏ hoang, những khu vực ảnh hưởng nghiêm trọng do sự can thiệp của con người. Đồng thời chiếu những khu vực sinh thái được bảo tồn, những thành phố xanh trên thế giới. Để thêm sự thú vị và xây dựng tình cảm của học sinh với vẻ đẹp phong cảnh, với mỗi bức ảnh giới thiệu hoặc đi kèm những câu chuyện, câu ca dao về nơi đó.
Giáo viên đặt câu hỏi :
- Các em cảm thấy thế nào khi xem những hình ảnh này?
- Các em thích sống trong môi trường nào?
- Theo các em, điều gì mang lại một môi trường xanh tươi và trong lành hay một môi trường ô nhiễm và bị hủy hoại?
Kết luận
Môi trường của chúng ta chịu tác động lớn từ các hành vi của con người, dù là trong cuộc sống thường ngày cũng như trong những hoạt động lớn lao hơn trong sự phát triển kinh tế xã hội.
Ví dụ: khi chúng ta vứt túi ni lông xuống biển, không có điều gì xảy ra ngay với chúng ta, nhưng những con rùa sẽ tưởng túi ni lông đó là sứa, chúng sẽ ăn túi ni lông đó, kết quả là rùa không tiêu hóa được nilông và có thể chết.
- Con người chúng ta rất nhỏ bé với thiên nhiên, chính vì vậy những hành vi đơn lẻ trong những thời điểm nhất định của chúng ta có vẻ như không có tác động gì đến thiên nhiên. Ví dụ như nếu em vứt rác xuống biển, em sẽ chẳng thấy con rùa chết nào nổi lên. Chúng ta giết một con tê giác để lấy sừng sẽ chẳng làm loài tê giác bị tuyệt chủng.
Tuy nhiên, con người càng ngày càng đông và chúng ta càng ngày càng đòi hỏi nhiều ở thiên nhiên, môi trường.
Tổng hợp các hành vi không thân thiện với môi trường của một cộng đồng trong một thời gian dài sẽ cho ra những hệ quả không thể nào khắc phục nổi.
VD;Tê giác không có kẻ thù tự nhiên nhưng tê giác một sừng đã tuyệt chủng ở Việt Nam vì nạn săn bắn trộm. Rất nhiều hệ quả với môi trường xảy ra là vĩnh viễn, không thể nào khắc phục nổi. Ví dụ như loài tê giác mất đi sẽ là vĩnh viễn.
Hệ quả trong môi trường cũng có thể chia thành các loại hệ quả: hệ quả tích cực, hệ quả tiêu cực, hệ quả lâu dài, hệ quả ngắn hạn, hệ quả tự nhiên, hệ quả logic.
+ Hệ quả tích cực là những điều tốt, có ích cho sự phát triển và tồn tại của mọi sinh vật sống trong môi trường.
+ Hệ quả tiêu cực là những điều có hại cho sự tồn tại của môi trường. Những hành vi thân thiện với môi trường sẽ tạo ra những hệ quả tích cực với môi trường và ngược lại.
+ Hệ quả lâu dài là những hệ quả xảy ra nếu hành vi đó lặp đi lặp lại nhiều lần.
+ Hệ quả ngắn hạn là hệ quả trực tiếp của hành vi đó hay nói cách khác là những hệ quả do hành vi đó xảy ra chỉ một vài lần. Thường thì các hậu quả nghiêm trọng trong môi trường là những hệ quả dài hạn Tuy vậy, các hành vi tương tác với môi trường cũng gây ra những hệ quả ngắn hạn, có thể nhìn thấy ngay. Ví dụ: nếu em trồng cây sau vườn, nhà em sẽ trở nên mát mẻ và trong lành hơn. Ví dụ như em giữ rác lại để vứt đúng chỗ qui định, em sẽ cảm thấy tốt hơn về bản thân mình.
+ Hệ quả tự nhiên là những điều tích cực hay tiêu cực xảy ra một cách trực tiếp, tự nhiên do hành vi đó. Những hệ quả này không do người khác tạo ra. Hiện tại luật pháp đã qui định rất chặt chẽ về các hành vi gây ô nhiễm, xâm hại môi trường. Ví dụ: giết hại động vật có nguy cơ tuyệt chủng sẽ bị phạt tù.
+ Đó là những hệ quả logic mà nhà nước, xã hội tạo ra. Trường học hoặc nơi cư trú của em cũng có thể có những hệ quả logic cho các hành vi thân thiện hoặc không thân thiện với môi trường.
Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ.
Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong tương lai.
Nếu không có kĩ năng sống, các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước.
KẾT LUẬN
- Nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.
- Giáo dục các em có kĩ năng sống sẽ giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh.
XIN CÁM ƠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Hoàng Ngọc Hân
Dung lượng: |
Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)