Giao duc hoc mam non

Chia sẻ bởi trần bảo | Ngày 03/05/2019 | 97

Chia sẻ tài liệu: giao duc hoc mam non thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


Yến Xuân
Kim Loan
Thị Len
Thị Nở
Quỳnh Như
Hồng Hạnh
Thanh Vân
Hồng Nhung
Bến Thành
Kiêm Anh
Ngọc Lệ
Cẩm Nhung
Nhóm 1:

Tư tưởng giáo dục trong thời cổ đại


Tư tưởng giáo dục trong thời cổ đại:


giáo dục thời công xã
nguyên thủy
giáo dục thời
chiếm hữu nô lệ
Giáo dục thời công xã nguyên thủy
Đặc điểm xã hội :
Xã hội công xã nguyên thủy kéo dài hàng triệu năm.
Sống dựa vào tự nhiên.Lao động rất đơn giản như săn bắn, hái lượm với công cụ chủ yếu chế tạo từ đá, cây và xương thú.
Cuộc sống thấp kém, đói rét, bệnh tật và sự yếu đuối trước tự nhiên là nguyên nhân chủ yếu của sự phát triển rất chậm thời kì này.
Xã hội thị tộc, đùm bọc nhau theo dòng mẫu hệ.
Bước chuyển quan trọng của người nguyên thủy là chuyển từ săn bắn, hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi.
Việc tìm ra lửa là phát kiến vĩ đại của người nguyên thủy.
==>> Lửa, lao động và sự phát triển của công cụ lao động cùng với ngôn ngữ đã làm phát triển xã hội nguyên thủy. 
Cuối thời kì này gia đình xuất hiện và xã hội thay đổi.
Đặc điểm xã hội :

1.Hiện tượng giáo dục thời nguyên thủy:
Kinh nghiệm lao động và sinh hoạt xã hội được tiếp thu trực tiếp trong cuộc sống.
Học gắn liền với sự tồn tại, lao động và sinh hoạt xã hội.
Học bằng cách quan sát, bắt chước; tự nhiên, bột phát, thực tiễn, hành động là cách học của con người nguyên thủy.
Chưa có trường học và người dạy .
Cuối thời kì này mới bắt đầu xuất hiện những người chuyên lo cho công việc giáo dục.
Hiện tượng giáo dục thời nguyên thủy:

Nội dung giáo dục là những kinh nghiệm sản xuất, chống lại sự khắc nghiệp của tự nhiên, thú dữ, phong tục tập quán, lễ nghi tôn giáo, luật lệ công xã.
Phương pháp giáo dục là lĩnh hội trực tiếp, phương tiện chủ yếu là lời nói, trực quan và hoạt động thực tiễn.
2. Giáo dục thời chiếm hữu nô lệ:
ĐẶC ĐiỂM XÃ HỘI CHIẾM HỮU NÔ LỆ:
Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp
Công cụ lao động: đá, đồng, sắt, các động vật đã được thuần dưỡng
Xã hội có giai cấp đối kháng
Phân hóa giàu nghèo, đẳng cấp: Tăng lữ, quí tộc, chủ nô, điền chủ, thường dân, nô lệ.
Nhà nước phục vụ cho quyền lợi của tầng lớp trên .
Đặc điểm giáo dục:
Xuất hiện nhà trường là nơi chăm sóc giáo dục cho con chủ nô, đào tạo người lính.
Xuất hiện những người làm nhiệm vụ giáo dục.
Tồn tại hai loại giáo dục:
Giáo dục của tầng lớp trên.
Giáo dục của những người bình dân và nô lệ.
Giáo dục mang tính giai cấp.
2. Giáo dục thời chiếm hữu nô lệ:
1.Giáo dục Phương Đông cổ đại:
Giáo dục ở Ai Cập cổ đại
Thực hành nghề nghiệp của những người bình dân
Giáo dục trí tuệ sơ đẳng: tập đọc, viết, làm toán, hình học.
Giáo dục cao đẳng dành cho các tu sĩ, những nhà kiến trúc và sau cùng là thư kí.
Các tu sĩ nắm giữ khoa học (thiên văn, toán học, cơ học và y học) và ý tưởng tôn giáo.
Phương pháp dạy học là bắt chước và đào luyện trí nhớ, đôi khi học toán dưới dạng trò chơi.
Kỉ luật được duy trì bằng roi vọt .
2.Giáo dục ở Hy Lạp Cổ đại
Giáo dục quân sự ở Spart chủ yếu là phát triển thể chất, kỹ năng chiến đấu, tư cách công dân: tính tập thể, yêu nước.
Giáo dục tự do và nhân bản ở Athens.Người mẹ là nhà giáo dục đầu tiên của trẻ.
Chú ý tính toàn diện
Các khoa học: kiến trúc, điêu khắc, thiên văn, triết lí, toán học, y học, sinh học, hóa học, vật lý… đều phát triển và được truyền đạt.
Dành cho các nhà khoa học những điều kiện nghiên cứu thuận lợi.
2.Giáo dục ở Hy Lạp Cổ đại
Ngay cả vùng ven Địa Trung hải, ở các thành bang Spac-tơ, Aten, từ các thế kỷ VI,V (TCN) giáo dục cũng đã phát triển mà các di sản văn hoá,giáo dục thời kỳ ấy đến nay vẫn được kế thừa một cách trân trọng.Giáo dục ở Spac-tơ và Aten mang tính chất giai cấp rõ rệt.
2.Giáo dục ở Hy Lạp Cổ đại

Các nhà giáo dục tiêu biểu:
1.Xô-cơ-rát (469-339TCN) 
2.Platon(429-347TCN)
3.Aristot (384-322 TCN.)
1.Xô-cơ-rát
(469-339TCN) 

là nhà triết học và đồng thời là nhà tư tưởng, nhà giáo dục kiệt xuất thời cổ đại ở thành bang Aten. Ông sống trong thời đại của Pêricơlít (Pêricơlít – một chính khách nổi tiếng cầm quyền ở Aten vào thế kỷ thứ V – TCN).Xô-cơ-rát là nhà giáo dục thực hành. Mọi điều ông truyền thụ được lưu truyền lại là do cáchọc trò của ông ghi chép như Xênôphông, Arixtôt, Platon…
Trong lĩnh vực giáo dục, Xô-cơ-rát có quan niệm rất nổi tiếng :
Giáo dục phải giúp con người tìm thấy sự khẳng định chính bản thân mình



 2.Platon
(429-347TCN)

Là học trò của Xôcơrat, Platon đã có công ghi chép và xuất bản phần lớn các tác phẩm màtrong đó trình bày lập trường quan điểm triết học, quan điểm giáo dục thông qua các cuộc đốithoại giữa Platon và Xôcrat, nhờ vậy mà các quan điểm này lưu truyền đến tận ngày nay.
Quan điểm giáo dục của Platon thể hiện tập trung trong các tác phẩm chính như
 “ Luật pháp” và “Nền Cộng hoà”.
Platon cho rằng xã hội gồm hai loại người : tự do và nô lệ.

2.Platon
(429-347TCN)
Giáo dục giúp cho con người có lý trí.
Giáo dục mẫu giáo theo cách của người mẹ.Trẻ lớn có thể học ở trường và ngoài trời.
Giáo dục có chọn lọc cho phù hợp với khả năng của từng người, ai giỏi thì được học lên mãi.
Người giỏi nhất sẽ được chọn để đứng đầu nhà nước.
Đánh giá cao vai trò của giáo dục .
Giáo dục là nhiệm vụ của tất cả mọi người, của toàn xã hội.
Giáo dục con người là cả quá trình lâu dài.
Aristot
(384-322 TCN)
Con người có 3 thành tố: xương thịt, ý chí và lí trí
vì vậy nội dung giáo dục phải tương ứng như: có giáo dục thể chất, đạo đức, trí tuệ.
Trẻ em phát triển qua 3 thời kì: 0-7 tuổi; 7-14 tuổi; 14-21 tuổi có những đặc điểm riêng; chú ý tuổi dậy thì (14).
Đánh giá cao vai trò của giáo dục gia đình,của người mẹ.
3.Giáo dục ở La Mã cổ đại
Tiếp thu nền văn minh Hy Lạp.
Quan tâm giáo dục gia đình và pháp luật.
Kích thích học tập bằng hình phạt.
Phương pháp học chủ yếu là bắt chước.
Dạy ngoại ngữ cho học sinh.
Đã loại bỏ một phần khoa học và nghệ thuật của Hy Lạp.
Quách Ty Liêng (42-118 TCN)
Chú ý giáo dục ngôn ngữ.
Quan tâm lời nói, hùng biện.
Tạo cho trẻ niềm vui học tập.
Kết hợp học tập và nghỉ ngơi, vui chơi giải trí.
Chống lại lối dạy học bằng roi vọt.
Chú trọng thuyết phục.
Thầy giáo phải yêu mến học trò .
3.Giáo dục ở La Mã cổ đại
4.Giáo dục Trung Hoa cổ đại
Hình thành và phát triển khoảng 2000 năm TCN.
Nền văn minh Trung Hoa xuất hiện.
Giáo dục chịu ảnh hưởng nhiều của Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo.
Nho giáo: Khổng Tử ,Tăng Tử ,Tử Tư ,Mạnh Tử , Mặc Tử ,Trọng Thư ,Chu Hy .....
Khổng Tử (551 – 479TCN) 
Về mặt giáo dục Khổng Tử được coi là người mở đường, và là nhà giáo dục tiêu biểu của nền giáo dục phong kiến Trung Hoa
Khổng Tử (551 – 479TCN) 
Khổng Tử tên Khâu, tự làTrọng Ni, người nước Lỗ, nay là tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Cha là Thúc Lương Ngột, một võ quan nước Lỗ, nổi tiếng về sức khoẻ vàlòng dũng cảm. Năm Khổng Tử lên 3 tuổi thì mất bố, 19 tuổi lấy vợ. Khổng Tử nổi tiếng là người thông minh, siêng năng, liêm khiết. Ông được vua nước Lỗ trọng dụng. Năm 51 tuổi, vua mời ông ra làm quan, làm đến chức ngang với tể tướng. Sử sách Trung Quốc ghi chép lại: ông làm quan được 3 tháng thì việc chính trị trong nước được tốt đẹp, trai thì trung tín, gái thì trinh thuận; trật tự trên dưới đều phân minh, nước thì thái bình thịnh trị. Sau thấy vua chơi bời, bỏ trễ việc nước nên ông xin từ chức, bỏ sang nước Vệ, nước Tần, nước Thái, nước Diệp.
Năm 68 tuổi, nước Lỗ mời ông trở về. Ông không ra làm quan mà ở nhà dạy học. Học trò của Khổng Tử có lúc đông đến ba ngàn người.
Ông mất năm 479 TCN,thọ 71 tuổi.Khổng Tử là nhà giáo vĩ đại của Trung Hoa cổ đại và của nhân loại sống vào thời XuânThu Chiến Quốc. Khổng Tử đã mở trường tư khá quy mô để dạy học, để truyền cái “đạo” của mình. Học trò của ông có nhiều người nổi tiếng được đời sau kính trọng như Nhan Hồi, Trọng Cung, Tăng Sâm, Tử Lộ…
Khổng Tử (551 – 479TCN)
Mục đích giáo dục:
Nhân nghĩa, trung chính Quân tử phải học đạo để thương người, trị người. Tiểu nhân học đạo để dễ sai khiến, biết phục tùng. Giáo dục làm cho dân giàu, nước mạnh giáo dục phục vụ chính trị: đức trị và tu thân.
Mục đích dạy học:
Đó là xây dựng một xã hội ổn định và hoà mục; con người phải có phẩm chất đẹp là : nhân, lễ và luôn tự rèn luyện. Phẩm chất này là cốt lõi của người quân tử.
Nội dung giáo dục:
Khổng Tử nói cho Tử Lộ biết 6 đức bị che lấp:
-Ham đức nhân mà không ham học thì bị che lấp là ngu muội,
-Ham đức trí mà không ham học thì bị che lấp là phóng đãng,
-Ham đức tín mà không ham học thì bị che lấp là bị tổn hại,
-Ham đức ngay thẳng mà không ham học là bị che lấp là gắt gao,
-Ham đức dũng mà không ham học thì bị che lấp là loạn động,
-Ham cương cường mà không ham học thì bị che lấp là cuồng bạo.
Đạo đức trung tâm là Nhân. Nhân là đức làm người vừa tu nhân vừa ái nhân.
Hiếu là yêu người nhà thì mới biết yêu người ngoài.
Trung với nước.
Nghĩa là việc gì đáng làm thì làm, không hề mưu tính cái lợi cho mình cũng không cần biết hậu quả ra sao, không cố chấp. Lễ là ngọn, nhân là gốc, làm điều nhân cho mình chứ đâu do người.
Có sáng suốt thì mới có đức nhân, biết giúp người mà không hại người và hại mình (trí).
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
Phương pháp giảng dạy phù hợp với người
Phương pháp thứ 2 là: phương pháp kết hợp việc học với tự suy nghĩ .
Điểm thứ 3 trong phương pháp giáo dục của Khổng Tử là học phải gắn liền với luyện tập.
Điểm thứ tư trong phương pháp giáo dục của Khổng Tử là phương pháp thuyết phục bằng sự gương mẫu của chính bản thân nhà giáo dục
Mạnh Tử (479-381 TCN)
Phát triển tư tưởng của Khổng Tử.
Theo thuyết tính thiện (nhân chi sơ tính bản thiện): biểu hiện ở 4 đức: nhân-nghĩa-lễ-trí; đề cao nhân nghĩa. Con người vốn có lòng trắc ẩn (thương xót), tu ố (then ghét), từ nhượng (cung kính), thi phi (phân biệt phải trái).
Giáo dục phải theo chuẩn mực, phép tắc đã được định ra do các Thánh hiền.
Người học phải chuyên tâm, trì chí, khiêm tốn và cầu tiến.
Chú ý lương tâm, sự hổ thẹn và tùy đối tượng.
Không vì lợi mà vì nhân.
Mặc Tử (479-381 TCN)
Suốt đời hăm hở, kiên nhẫn làm việc nghĩa.
Chủ trương “kiêm ái”
Nhận biết đúng sai bằng tam biểu: thiên chí, minh quỷ và thánh vương xưa, tai mắt của trăm họ.
Chú trọng lý do tại sao, để làm gì.
Phê phán chiến tranh, sự giẫn dữ và hung bạo.
Phê phán Nho giáo không chú ý đến lợi ích phân biệt..
Bản tính con người như một tấm lụa trắng, sau này tấm lụa ấy thành màu gì là do người đời và cuộc đời nhuộm nên.
Trong quá trình nhận thức, ông cho rằng có 3 nguồn nhận thức đó là:
+ Thân tri (tự mình nhận biết)
+ Văn tri (điều mình nghe được)
+ Trí tri (do suy luận mà ra)
Như vậy, theo ông con người phải đi từ 1 đến 2 để có 3 sau khi có 3 rồi thì mới nhận thức được thế giới.


CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: trần bảo
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)