Giáo dục học đại cương (CĐ-ĐH).

Chia sẻ bởi Trịnh Ngọc Bảo Trân | Ngày 18/03/2024 | 13

Chia sẻ tài liệu: Giáo dục học đại cương (CĐ-ĐH). thuộc Giáo dục học

Nội dung tài liệu:

LỚP: TIỂU HỌC D – K7
BỘ MÔN: GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
THÀNH VIÊN:
TRỊNH NGỌC BẢO TRÂN ( nhóm trưởng )
TRẦN THỊ THÚY NGA
VŨ PHƯƠNG THẢO
PHÙNG THỊ PHƯƠNG ANH
PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
LÊ THỦY TIÊN
TRẦN KIỀU THÙY TRANG
LÊ TRƯƠNG PHƯƠNG TRÂM
ĐINH NGUYỄN THANH NGỌC
KÍNHCHÀO CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM 1
CHƯƠNG 2:
GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
Mục Lục
Xã hội hiện đại và thách thức đặt ra cho giáo dục
1.1 Đặc điểm của xã hội hiện đại
1.1.1 Cuộc cách mạng khoa học công nghệ
1.1.2 Xu thế toàn cầu hóa
1.1.3 Phát triển nền kinh tế tri thức
1.2 Những thách thức đặt ra cho giáo dục
Xu thế phát triển giáo dục thế kỷ 21 và định hướng phát triển giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
2.1 Xu thế phát triển giáo dục
a. Nhận thức mới về giáo dục là sự nghiệp hàng đầu của quốc gia
b. Xã hội hóa giáo dục
c. Giáo dục suốt đời
d. Áp dụng sáng tạo công nghệ thông tin vào quá trình giáo dục
e. Đổi mới mạnh mẽ quản lí giáo dục
f. Phát triển giáo dục đại học
2.2 Định hướng phát triển giáo dục thế kỷ XXI
1. Xã hội hiện đại và thách thức đặt ra cho giáo dục
1.1 Đặc điểm của xã hội hiện đại
1.1.1 Cuộc cách mạng khoa học công nghệ
 Khái niệm:
- Là những phát minh khoa học tạo nên lực lượng sản xuất mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế trong đó yếu tố công nghệ là yếu tố cốt lõi.

1.1 Đặc điểm của xã hội hiện đại
1.1.1 Cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học công nghệ
Nguồn gốc sâu xa: Do yêu cầu cuộc sống của con người ngày càng cao, nhu
cầu về vật chất và tinh thần, cụ thể là yêu cầu của kỹ thuật và sản xuất.
Nguồn gốc trực tiếp: Do sự bùng nổ về dân số, sự vơi cạn của nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Vì vậy, phải có công cụ sản xuất, nguồn năng lượng mới,
vật liệu mới thay thế.
Các đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ
Phát minh và khám phá trên nhiều lĩnh vực xuất hiện nhiều nghành khoa
học mới
Thời gian nghiên cứu thành công đến khi đưa vào ứng dụng được rút ngắn
Xuất hiện các ngành công nghệ chủ đạo của tương lai: công nghệ, công nghệ sinh
học, ...
Tự động hóa sản xuất, hàng hóa được sản xuất nhanh, nhiều và chất lượng
Các nghành công nghệ ứng dụng kỹ thuật sinh học, y học
Hàng hóa được sản xuất nhanh, nhiều và chất lượng





Khoa học vũ trụ
Nông nghiệp
Giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Năng lượng mới, vật liệu mới
1.1 Đặc điểm của xã hội hiện đại
1.1.1 Cuộc cách mạng khoa học công nghệ

NHỮNG THÀNH TỰU
Cừu Đôli, động vật đầu tiên ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính
Con người đặt chân lên Mặt Trăng
Robot thông minh
Internet kết nối vạn vật
CÁC NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
Máy móc thay thế lao động chân tay sẽ đẩy hàng triệu công nhân vào tình trạng thất nghiệp
Hàng triệu công nhân bị thất nghiệp
Các vũ khí hủy diệt hàng loạt
Khái niệm:
 Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
Những đặc trưng của toàn cầu hóa:
Hợp tác giữa các nước, các vùng lãnh thổ, các khu vực được tăng cường trên tất cả các mặt trong đó hợp tác kinh tế diễn ra mạnh nhất
Xuất hiện các tập đoàn lớn, các công ty đa quốc gia
Hợp tác trao đổi văn hóa diễn ra sôi động trên cơ sở tôn trọng sự đa dạng về văn hóa
Hình thành và xây dựng giá trị đạo lí chung toàn cầu như: tình người, tình hữu nghị, khoan dung, hòa bình, hợp tác, ...
1.1 Đặc điểm của xã hội hiện đại
1.1.2 Xu thế toàn cầu hóa

Tác động của xu thế toàn cầu hóa
Tích cực:
- Thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao.
Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi phải tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.
 Tiêu cực:
- Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu - nghèo... 
Làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an toàn, tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia.
 Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, cơ hội lớn cho các nước phát triển mạnh, đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển, trong đó có VN
nếu bỏ lỡ thời cơ sẽ tụt hậu nguy hiểm.
1.1 Đặc điểm của xã hội hiện đại
1.1.2 Xu thế toàn cầu hóa

1.1 Đặc điểm của xã hội hiện đại
1.1.2 Xu thế toàn cầu hóa

 Toàn cầu hoá vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với VN:
Thời cơ: 
Tạo điều kiện cho sự hợp tác, tham gia các liên minh kinh tế, chiếm lĩnh thị trường, tiếp thu thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, tận dụng nguồn vốn, học tập kinh nghiệm quản lí....
Thách thức:
 Phải cố gắng rất lớn trong cạnh tranh về kinh tế, nếu bỏ lỡ thời cơ sẽ bị tụt hậu rất xa, phải giữ gìn bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của quốc gia.
1.1 Đặc điểm của xã hội hiện đại
1.1.2 Xu thế toàn cầu hóa

Khái niệm:
Là nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức, trên cơ sở phát triển khoa học – công nghệ cao.
1.1 Đặc điểm của xã hội hiện đại
1.1.3 Phát triển nền kinh tế tri thức

THẾ NÀO LÀ NỀN KINH TẾ TRI THỨC???
Đặc trưng:
- Là nền kinh tế hậu công nghiệp, nền văn minh thông tin, xuất hiện vào cuối thập niên 80 của thế kỉ XX.
- Là nền kinh tế lấy trí lực là nguồn tài nguyên chủ yếu, khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất quan trọng hàng đầu.
- Sản phẩm sản xuất ra được tính theo giá trị tri thức kết tinh trong đó, giá thành nguyên vật liệu chỉ chiếm rất ít.
1.1 Đặc điểm của xã hội hiện đại
1.1.3 Phát triển nền kinh tế tri thức

 Bốn trụ cột của nền kinh tế tri thức:
Môi trường kinh tế và thể chế xã hội
Giáo dục và đào tạo
Mạng lưới các trung tâm nghiên cứu, đại học, tổ chức chuyên gia cố vấn, doanh nghiệp tư nhân, các nhóm cộng đồng
Hạ tầng cơ sở thông tin, từ radio đến Internet, đặc biệt là hệ thống viễn thông

1.1 Đặc điểm của xã hội hiện đại
1.1.3 Phát triển nền kinh tế tri thức

Bối cảnh nền kinh tế tri thức Việt Nam
+ Kinh tế :
 Lợi thế:
- Lực lượng lao động dồi dào .
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú
- Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh mẽ ( các mặt hàng được xuất khẩu ra nước ngoài như : lúa gạo, nông sản, hải sản,...)
- Khoa học kỹ thuật không ngừng được cải tiến
- Thị trường được mở rộng, thu hút vốn đầu tư nước ngoài
1.1 Đặc điểm của xã hội hiện đại
1.1.3 Phát triển nền kinh tế tri thức

Nguồn lao động trẻ, năng động, sáng tạo
Tài nguyên thiên nhiên phong phú
Hạn chế :
- Nền kinh tế nước ta có xuất phát điểm thấp( nông nghiệp)
- Cơ sở vật chất kỹ thuật kém phát triển
- Cơ cấu lao động chậm biến đổi, trình độ lao động thấp
- Vai trò quản lý nhà nước đối với nền kinh tế còn yếu : lạm phát, ngân sách thu không đủ chi, tỉ lệ bội chi ngân sách còn cao
- Tình trạng bất công xã hội, tham nhũng, buôn lậu, quan liêu,.....
- Thiếu hụt nguồn lực tài nguyên và nạn ô nhiễm môi trường gây khó khăn cho nền kinh tế nước ta

1.1 Đặc điểm của xã hội hiện đại
1.1.3 Phát triển nền kinh tế tri thức

Ô nhiễm môi trường
Buôn lậu
+ Giáo dục:
Thành tựu:
- Nền giáo dục phát triển và nâng cao được trình độ đào tạo
- Chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên
- Công tác quản lí công tác giáo dục có bước chuyển biến tích cực
- Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục tăng nhanh về số lượng
và trình độ
- Cơ sở vật chất kỹ thuật được hiện đại hóa
- Xã hội hóa giáo dục và hợp tác quốc tế được đẩy mạnh, đạt nhiều
kết quả quan trọng

1.1 Đặc điểm của xã hội hiện đại
1.1.3 Phát triển nền kinh tế tri thức

Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giáo dục Việt - Bỉ
Lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Mỹ.
Hạn chế:
- Chất lượng giáo dục còn thấp
- Chậm đổi mới phương pháp giáo dục
- Học sinh chưa phát huy được tính sáng tạo và năng lực thực hành
- Đội ngũ quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, đạo đức và năng lực còn thấp
- Coi trọng bằng cấp, gian lận trong thi cử ,...
1.1 Đặc điểm của xã hội hiện đại
1.1.3 Phát triển nền kinh tế tri thức

Thời cơ:
Nước ta có nền kinh tế tương đối ổn định
Tận dụng cơ hội phát triển đất nước trong giai đoạn “Cơ cấu dân số vàng”. Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm, chăm lo phát triển GD – ĐT; mong muốn đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và hội nhập quốc tế mạnh mẽ
Cuộc cách mạng KH-CN và nền kinh tế thị trường phát triển mạnh làm biến đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ hóa các yếu tố cơ bản chương trình giáo dục
Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục và tạo điều kiện thuận lợi để nước ta tiếp cận với xu thế mới , tri thức mới, mô hình và quản lí giáo dục hiện đại
Nhân dân ta có truyền thống hiếu học nên sẽ tiếp tục dành sự quan tâm và đầu tư cao cho GD-ĐT
Xã hội hiện đại và thách thức đặt ra cho giáo dục
1.2 Những thách thức đặt ra cho giáo dục
Thách thức :
- GD phải giải quyết mối quan hệ giữa toàn cầu và cục bộ, con người dần trở thành người công dân toàn cầu nhưng vẫn là thành viên tích cực của cộng đồng, của quốc gia mình
- Giải quyết mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, các cá nhân tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại đồng thời không làm mất đi những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
- Giải quyết mối quan hệ giữa chiến lược phát triển giáo dục dài hạn và kế hoạch ngắn hạn, xử lý hài hòa yêu cầu trước mắt và kế hoạch lâu dài
- Giải quyết mối quan hệ giữa cạnh tranh và bình đẳng: cạnh tranh tạo động lực, hợp tác tạo sức lực và liên kết tạo hợp lực
- Giải quyết mâu thuẫn tri thức loài người tăng lên nhanh chóng với khả năng nhận thức có hạn
- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, quan tâm tới giáo dục lý tưởng và các giá trị đạo đức
Xã hội hiện đại và thách thức đặt ra cho giáo dục
1.2 Những thách thức đặt ra cho giáo dục
Giải pháp:
Đổi mới quản lí nhà nước về giáo dục phù hợp với cơ chế thị trường, định hướng của chủ nghĩa xã hội
Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, hiện đại và liên thông
Xây dựng, phát triển nhanh đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giỏi
Xã hội hiện đại và thách thức đặt ra cho giáo dục
1.2 Những thách thức đặt ra cho giáo dục
2.1 Xu thế phát triển giáo dục
a. Nhận thức mới về giáo dục là sự nghiệp hàng đầu của quốc gia

2. Xu thế phát triển giáo dục thế kỷ XXI và định hướng phát triển giáo dục Việt Nam
2.1 Xu thế phát triển giáo dục
Xu thế phát triển giáo dục của thế giới
Xu thế phát triển giáo dục của Việt Nam
- Bước sang thế kỷ XXI Giáo dục – Đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu
- Giáo dục là lực lượng sản xuất trực tiếp, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển
- Nội dung của quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” đã được Đảng và Nhà nước chỉ đạo thực hiện 4 điểm chủ yếu sau:
+ Mục tiêu về Giáo dục – Đào tạo là mục tiêu ưu tiên quốc gia
+ Việc tổ chức chỉ đạo thực hiện mục tiêu ở tầm quyền lực quốc gia
+ Chính sách đầu tư thuộc hàng ưu tiên, ngân sách mỗi năm một tăng
+ Hệ thống chính sách đối với người dạy, người học ngày càng thể hiện sự tôn vinh của xã hội; khuyến khích; phát huy các giá trị đức tài của mọi công dân thông qua Giáo dục – Đào tạo
2.1 Xu thế phát triển giáo dục
a. Nhận thức mới về giáo dục là sự nghiệp hàng đầu của quốc gia

Chính sách phát triển giáo dục của nước ta
Học bổng cho hs vùng khó khăn
Học bổng cho học sinh nghèo
Khái niệm:
Xã hội hoá giáo dục là một quá trình mà cả cộng đồng và xã hội cùng
tham gia vào giáo dục. Trong đó mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách
nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục
tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.
Xu hướng:
Đa dạng hóa , dân chủ hóa, xã hội hóa nhằm huy động ngân sách cho giáo dục từ nhiều nguồn vốn khác nhau
Yêu cầu:
Đòi hỏi nhà trường đóng vai trò chính để truyền thụ kiến thức và hình thành nhân cách cho con người
Giáo dục – Đào tạo phải gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành, Giáo dục gắn liền với lao động sản xuất
- Tổ chức hình thức Giáo dục thích hợp với hoàn cảnh của mỗi cá nhân
2.1 Xu thế phát triển giáo dục
b. Xã hội hóa giáo dục

Học tập suốt đời là một định hướng mới chuyển từ cách tiếp cận dạy là chính sang học là chính – tức là người dạy đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo còn người học là người chủ động, tích cực tiếp nhận tri thức bằng nhiều hình thức, bằng nhiều con đường khác nhau.
2.1 Xu thế phát triển giáo dục
c. Giáo dục suốt đời


2.1 Xu thế phát triển giáo dục
c. Giáo dục suốt đời

Theo bạn, UNESCO đã đặt ra bao nhiêu mục tiêu về giáo dục ??
Vậy nước ta đã học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình chưa ?
2.1 Xu thế phát triển giáo dục
c. Giáo dục suốt đời

Giải quyết vấn đề
Bức tâm thư của học sinh lớp 11 ở Đà Nẵng gửi bộ giáo dục
2.1 Xu thế phát triển giáo dục
c. Giáo dục suốt đời

“Triết lý giáo dục của Việt Nam trước hết là triết lý xây dựng đất nước dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là xây dựng con người Việt Nam toàn diện, đức trí, thể mỹ, có tinh thần dân tộc, có lòng yêu nước và có trách nhiệm quốc tế”.
2.1 Xu thế phát triển giáo dục
c. Giáo dục suốt đời

Áp dụng công nghệ thông tin sẽ mở rộng năng lực của cá nhân để nắm được thông tin nhằm giải quyết vấn đề trong suốt cuộc đời của con người
VD: các phương tiện thông tin như: điện thoại, fax, thư điện tử, máy tính, Internet, phương tiện thông tin đại chúng,....
 Yếu tố quan trọng trong giáo dục.
Vai trò:
Giảm tải được nội dung bài học, rút ngắn thời gian truyền tải kiến thức hình ảnh sinh động, làm cho người học thích thú, tập trung ( thiết kế PowerPoint trong bài giảng )

2.1 Xu thế phát triển giáo dục
d. Áp dụng sáng tạo công nghệ thông tin vào quá trình giáo dục

Áp dụng công nghệ thông tin vào công việc giảng dạy
2.1 Xu thế phát triển giáo dục
e. Đổi mới mạnh mẽ quản lí giáo dục


THẾ NÀO LÀ ĐỔI MỚI QUẢN LÝ GIÁO DỤC?
- Là đổi mới quản lý chuyên ngành, người nghiên cứu trên nền tảng của khoa học quản lý nói chung. Đổi mới các hệ thống tác động có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau, đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo cho sự phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt chất lượng cũng như số lượng.
2.1 Xu thế phát triển giáo dục
e. Đổi mới mạnh mẽ quản lí giáo dục

 Quản lý giáo dục đổi mới theo các hướng:
+ Về tổ chức:
- Nâng cao hiệu lực chỉ đạo tập trung của chính phủ trong việc thưc hiện chiến lược giáo dục.
- Đổi mới cơ chế và phương thức quản lý giáo dục theo hướng phân cấp một cách hợp lý.
- Tăng cường chất lượng của công tác lập kế hoạch.
+ Về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục:
Phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức quản lý tinh thông nghiệp vụ ở tất cả các cấp, các khóa bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục, tăng cường những kỹ năng quản lý và lập kế hoạch, năng lực phối hợp dọc ngang.
+ Về thông tin quản lý giáo dục:
- Củng cố, tăng cường thông tin quản lý giáo dục ở các cấp.
- Quan tâm đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ của cán bộ làm công tác thông tin.

 Nền kinh tế tri thức sẽ xuất hiện một số vấn đề cho giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng sau đây:
+ Nền kinh tế dựa vào chủ yếu vào lao động trí óc và sáng tạo để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao nên có sự trùng hợp giữa học tập và lao động, do đó học gắn với lao động là một
+ Các chuyên gia phải thường xuyên, liên tục học tập để theo kịp bước tiến của xã hội
+ Cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế tri thức tạo nên nhân tố cạnh tranh học tập
+ Công nghệ thông tin phát triển sẽ vô cùng hữu ích trong việc nâng cao chất lượng học tập làm thay đổi hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường đại học
2.1 Xu thế phát triển giáo dục
f. Phát triển giáo dục đại học

2.2 Định hướng phát triển giáo dục thế kỉ XXI

2. Xu thế phát triển giáo dục thế kỷ XXI và định hướng phát triển giáo dục Việt Nam
Giáo dục thường xuyên là điểm chủ đạo của mọi chính sách giáo dục
Giáo dục không chỉ dạy để có học vấn mà còn đi kèm với thực hành, thực nghiệm để có tay nghề
Phát triển giáo dục gắn liền với phát triển kinh tế xã hội
Mục tiêu lớn trong chiến lược giáo dục là giáo dục trẻ em trước tuổi đến trường
Giáo viên phải truyền đạt kiến thức sao cho phù hợp với người học,chứ không được áp đặt máy móc buộc người học phải tuân theo
6 nguyên tắc cơ bản cho các nhà quản lý giáo dục, các lực lượng giáo dục như sau:
Giáo dục là quyền cơ bản của con người và cũng là giá trị chung nhất của nhân loại
Giáo dục chính quy và không chính quy đều phải phục vụ xã hội, giáo dục là công cụ để sáng tạo, tăng tiến và phổ biến tri thức khoa học
Các chính sách giáo dục phải chú ý phối hợp hài hòa cả 3 mục đích: công bằng, thích hợp và chất lượng
Muốn tiến hành cải cách giáo dục cần phải xem xét kĩ lưỡng và hiểu biết sâu sắc về thực tiễn, chính sách và các điều kiện cũng như những yêu cầu của từng vùng
Cần phải có cách tiếp cận phát triển giáo dục thích hợp với từng vùng, vì mỗi vùng có sự khác nhau về kinh tế, xã hội và văn hóa
Giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả mọi người
2. Xu thế phát triển giáo dục thế kỷ XXI và định hướng phát triển giáo dục Việt Nam
2.2 Định hướng phát triển giáo dục thế kỉ XXI

1
Ô CỬA BÍ MẬT
TRÒ CHƠI
2
3
4
5

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa
Đa dạng hóa, dân chủ hóa, hiện đại hóa
Đa dạng hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa
Dân chủ hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Câu 1: Xu hướng chung của giáo dục các nước trên thế giới và khu vực là gì?
Học tập chú trọng đến việc hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo
Người học tập phải được tiếp thu nên giáo dục nhân văn nhận thức thái độ, giá trị chuẩn mực đạo đức trong quan hệ ứng xử
Học để bộc lộ các tiềm năng của cá nhân người học
Học để mở mang trí tuệ cho con người
Câu 2: Nội dung nào sau đây thể hiện rõ quan điểm “ học để biết “ ?
Thời cơ – cơ hội
Thời cơ – thách thức
Thách thức – giải pháp
Cơ hội – giải pháp


Câu 3: Điền vào chỗ trống:
Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu, vừa là ..........,vừa là.......... không nhỏ cho các nước đặc biệt là các nước yếu về kinh tế.

Đào tạo là mục tiêu ưu tiên quốc gia
Giáo dục là lực lượng sản xuất trực tiếp, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển
Giáo dục là quốc sách hàng đầu
Phát triển giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội


Câu 4: Tại đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII
( 6 – 1991 ) đã đề ra quan điểm gì?
Khoa học công nghệ
Khoa học kỹ thuật
Khoa học thông tin
Khoa học xã hội
Câu 5: Lực lượng sản xuất trực tiếp của nên kinh tế tri thức là gì?
Thank You
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Ngọc Bảo Trân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)