Giáo dục học

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Phương | Ngày 18/03/2024 | 26

Chia sẻ tài liệu: giáo dục học thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

Chào mừng thầy và các bạn đến với bài thuyết trình
Câu hỏi:
Mục đích giáo dục, mục tiêu giáo dục là gì? Căn cứ vào đâu người ta xác định mục đích giáo dục? Ý kiến của việc xác định mục đích giáo dục
Phân biệt mục đích giáo dục và mục tiêu giáo dục.
Mục đích giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là gì? Hãy nêu và phân tích
Hãy phân tích mục tiêu các ngành, các cấp.

1. Mục đích giáo dục
1. 1. Khái niệm mục đích giáo dục
1.1.1. Định nghĩa
Mục đích giáo dục là cái đích cần đạt được của sự nghiệp giáo dục mỗi quốc gia
4 trụ cột của giáo dục toàn thế giới trong thế kỷ 21 là mục tiêu phát triển. Đó là, “Học để biết, Học để làm việc, Học để chung sống với nhau, Học để làm người”.










-Mục đích giáo dục là mô hình nhân cách của con người (người học) mà giáo dục cần đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội trong một giai đọan lịch sử cụ thể.
-Hoặc có thể hiểu : Là cái đích cần đạt tới của sự nghiệp giáo dục. Mục đích được hiểu là sự dự kiến trước (hình dung trước) kết quả của hoạt động.


Tóm lại:
* Mục đích giáo dục là một phạm trù cơ bản của giáo dục học, phản ánh kết quả mong muốn trong tương lai của quá trình giáo dục, phản ánh sản phẩm dự kiến của hoạt động giáo dục và dạy học.
BẢN CHẤT MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC
Mô hình dự kiến
của sản phẩm
giáo dục
Điểm xuất phát của
Quá trình giáo dục
Thành tố quan trọng,
định hướng
Cơ sở xác định
chuẩn đánh giá
Chất lượng
Ý NGHĨA CỦA MỤC ĐÍCH GD
Định hướng chọn lựa, điều khiển, điều chỉnh.

Định chuẩn để xem xét đầu vào và đầu ra của GD, chất lượng giáo dục

Kích thích tính tích cực hoạt động
Một số đặc điểm
của mục đích giáo dục
là mô hình
lý tưởng về
sản phẩm GD
là thành tố
quan trọng,
định hướng cho
quá trình GD
là mô hình
dự kiến chất
lượng SP GD
là yếu tố quy định
tính chất và
phong cách tác
động giữa GV - HS
1.1.2. Cấu trúc của mục đích giáo dục

Mục đích
giáo dục
quy định
Nội dung
Chương
trình
Phương
pháp
Các hình thức
tổ chức
1.1.2. Cấu trúc của mục đích giáo dục

Mục đích giáo dục được phân hóa thành:
Mục đích giáo dục tổng quát

Mục đích GD từng ngành nghề
chuyên môn

Mục đích giáo dục từng ngành GD

Mục tiêu đào tạo ngành CK
Mục tiêu đào tạo ngành May
Mục tiêu GD phổ thông
Mục tiêu GD dạy nghề
1.1.3. Các cấp độ của mục đích giáo dục
- Ở cấp vĩ mô:
là mục tiêu của quốc gia nhằm định hướng đường lối chiến lược phát triển giáo dục.
Tạo mô hình nhân cách phong phú ở những trình độ khác nhau.
- Ở cấp vi mô:
Quy định tiêu chí cụ thể mà nhân cách của một công dân phải đạt được để đảm bảo cho mục tiêu vĩ mô.
Mô hình nhân cách cụ thể mà cấp học, bậc học cụ thể của hệ thống GD phải tạo ra.
XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC
Tính chất và phương hướng
lâu dài của một nền giáo dục
Xác định chiến lược đào tạo nguồn nhân lực
trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
1.1.4. Các
căn cứ
xác định
mục đích
giáo dục

Chiến lược
phát triển XH,
kinh tế, khoa học
và công nghệ
quốc gia
Điều kiện
kinh tế, VHXH,
kinh nghiệm,
truyền thống GD
và khả năng
của XH

Xu thế phát triển
của nền giáo dục
quốc gia và
quốc tế

Yêu cầu của
đất nước
nhu cầu phát triển
nhân lực xã hội
1.2. Mục tiêu giáo dục
Mục tiêu giáo dục được xây dựng trên cơ sở cân nhắc những điều kiện hiện có và những khả năng cụ thể của nhà trường của giáo viên và học sinh khi thực hiện quá trình giáo dục.
Mục tiêu được hiểu là sự cụ thể hóa của mục đích, hình dung mục đích theo các giai đoạn, cấp độ, phạm vi, mức độ nhất định với kết quả cụ thể .


Mục tiêu giáo dục là những tiêu chí, chỉ tiêu, những yêu cầu cụ thể đối với từng khâu, từng nhiệm vụ, từng nội dung của quá trình giáo dục phải đạt được sau một hoạt động giáo dục
Chức năng của mục đích và mục tiêu GD:
- Mục đích, mục tiêu giáo dục có giá trị định hướng cho tòan bộ hoạt động giáo dục. Ở tầm vĩ mô, việc xác định mục đích giáo dục thường là do các cấp lãnh đạo - quản lý giáo dục thực hiện, đảm bảo cho hệ thống giáo dục phát triển thống nhất với sự phát triển về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa…của đất nước; góp phần thực hiện mục tiêu: “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Ý nghĩa của việc xác định mục đích, mục tiêu giáo dục:
- Mục đích, mục tiêu giáo dục có giá trị định hướng cho tòan bộ hoạt động giáo dục. Ở tầm vĩ mô, việc xác định mục đích giáo dục thường là do các cấp lãnh đạo - quản lý giáo dục thực hiện, đảm bảo cho hệ thống giáo dục phát triển thống nhất với sự phát triển về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa…của đất nước; góp phần thực hiện mục tiêu: “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Ở các trường học, việc xác định rõ mục tiêu của hoạt động giáo dục sẽ định hướng cho việc chọn lựa, sử dụng và điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục.
- Mục đích, mục tiêu giáo dục còn là tiêu chuẩn, thước đo đánh giá chất lượng giáo dục. Xem xét chất lượng đầu vào, đầu ra để quyết định tuyển sinh, tuyển dụng, so sánh chất lượng tuyển sinh và yêu cầu về chất lượng tốt nghiệp để quyết định tổ chức các hoạt động giáo dục và huy động các nguồn lực đáp ứng yêu cầu của chất lượng giáo dục.
Việc xác định đúng đắn mục đích, mục tiêu giáo dục có tác dụng kích thích tích tích cực hoạt động của con người, tạo động lực cho họat động giáo dục. Việc xác định mục đích, mục tiêu giáo dục thường hay quan tâm đến nhu cầu của cuộc sống, của cá nhân do đó nó có sức hấp dẫn, tạo ra nhu cầu, động cơ cho hoạt động của người học và cả người dạy. Vì vậy cần hướng dẫn, tư vấn cho người học xác định và lựa chọn mục tiêu giáo dục.

MỐI QUAN HỆ GIỮA MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU GIÁO DỤC
Hai khái niệm mục đích và mục tiêu có nội hàm tương tự nhưng khác nhau ở mức độ rộng, hẹp và phạm vi, cấp độ vận dụng.
Mục đích
giáo dục
Mục tiêu
giáo dục
Phân biệt MĐGD_MTGD
Cụ thể:
2.Mục đích giáo dục Việt Nam hiện nay.
a. Sự phát triển các quan điểm toàn diện trong lịch sử.
* Thời kì cổ đại;
- Ai cập, Ấn độ trong xã hội, tiến sĩ là đẳng cấp cao nhất, mục đích đào tạo của giáo dục là tầng lớp tu sĩ, tăng lữ giỏi có giá trị đạo đưc và tôn giáo.
- Ba tư, Hy lạp mục đích đào tạo ra những con người chiến binh dũng mạnh, có óc quan sự, trong sang, có danh dự, biết phục tùng quyền lợi chung..
* Thời kì phong kiến:
- Nhà nước phong kiến hướng tới việc đào tạo con em của họ thành những kì sĩ, người phong nhã.
- Ở 2 triệu đại phong kiến TQ và ÂĐ thì mục đích tạo ra người quân tử mang phẩm chất nho giáo.
* Thời kì phục hưng:
- Phát triển mạnh tư tưởng GD toàn diện, trong nội dung giáo dục ca ngợi vễ đẹp hình thể, nghệ thuật, văn chương..
* Thời kì Mác-Anghen: Mục đích đào tạo hướng tới con người phát triển toàn diện gắn với xây dựng CNXH.
* Ngày nay: Đào tạo con người phát triển toàn diện 5 mặt: Đ-T-TH-M & GDLĐ.
Sự phát triển mục đích giáo dục VN trong lịch sử.
Thời kì phong kiến:
- MĐGD VN thời kì này chịu ảnh hướng nhiều bới Tam giáo(P, N và Lão). Trong đó nho giáo ảnh hướng mạnh mẽ nhất tới đào tạo con người quân tử: Nhân- trí- dũng.
- Nhà trường chú yếu chú ý đến: KHTN, KT, KT và đạo lí.
Sự phát triển mục đích giáo dục VN trong lịch sử.
Thời kì phong kiến:
- MĐGD VN thời kì này chịu ảnh hướng nhiều bới Tam giáo(P, N và Lão). Trong đó nho giáo ảnh hướng mạnh mẽ nhất tới đào tạo con người quân tử: Nhân- trí- dũng.
- Nhà trường chú yếu chú ý đến: KHTN, KT, KT và đạo lí.
Trước cách mạng tháng Tám:
Dưới chế độ phong kiến, mục đích giáo dục Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của tam giáo (Nho, phật, Lão) giáo, nhưng Nho giáo có ảnh hưởng nhiều nhất.
Mục đích giáo dục thời kỳ này chủ yếu là hình thành phẩm chất người “quân tử”, với những đặc trưng cơ bản: Trung với vua, hiếu với cha mẹ; biết tu thân tích đức, không màng danh lợi, biết an phận; coi đạo lý làm đầu, sống theo lý tưởng nhân nghĩa, yêu thương người khác,…
2. Từ Cách mạng tháng Tám đến 1986:
Ngay sau khi đất nước được độc lập, chúng ta đã chủ trương xây dựng nền GD của một nước độc lập, đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân hữu ích cho đất nước.
Năm 1950, chúng ta tiến hành cải cách giáo dục (CCGD) lần I, với mục tiêu GD thế hệ trẻ thành những người công dân trung thành với Tổ quốc, có năng lực và phẩm chất phục vụ đất nước.

Năm 1956, chúng ta tiến hành CCGD lần II, với mục tiêu GD là đào tạo, bồi dưỡng thế hệ thanh thiếu niên trở thành những người phát triển về mọi mặt, những công dân tốt, trung thành với Tổ quốc, những người lao động tốt, cán bộ tốt của nước nhà, có tài, có đức để phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến lên xây dựng CNXH ở nước ta, đồng thời để thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ..
Năm 1979 (chính thức 1981), chúng ta tiến hành CCGD lần III, với mục tiêu đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ lao động mới có đạo đức, có kiến thức khoa học và kỹ thuật, có kỹ năng, có sức khỏe

- Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước :
+ Mục đích tổng quát (mục đích hệ thống), tầm vĩ mô: “Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” (Điều 55, Hiến phát nước CH XHCN VN , 1992)
Nâng cao dân trí;
Đào tạo nhân lực;
Bồi dưỡng nhân tài.
+ Mục tiêu nhân cách:
“Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người VN phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của người công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Điều 2, Luật GD 2005)
* Mục tiêu GD mầm non (Điều 22, Luật GD 2005);
* Mục tiêu GD phổ thông (Điều 27, Luật GD 2005);
* Mục tiêu GD nghề nghiệp (Điều 33, Luật GD 2005);
* Mục tiêu GD đại học (Điều 39, Luật GD 2005);

Mục đích giáo dục Việt Nam (1996 - 2000)
- Mẫu người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay (thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước) là con người lao động có nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, hiện đại trên nền truyền thống dân tộc.

Cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam
Điều 4, chương 1- Luật Giáo dục 2005 đã quy định hệ thống giáo dục là:
1. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
2. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo;
b) Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông;
c) Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;
d) Giáo dục đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại học) đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
Mục tiêu giáo dục Việt Nam :
Các căn cứ thực tiễn để xây dựng mục tiêu giáo dục
Điều kiện,
tiềm năng
Truyền
thống
Kinh
nghiệm
Khả năng
hiện có
Năng lực
hiện có
Chiến lược
phát triển
CÁC MỤC TIÊU GIÁO DỤC
1- Nâng cao dân trí
2- Đào tạo nhân lực
3- Bồi dưỡng nhân tài.
4- Con người VN phát triển toàn diện và phát triển toàn diện con người
5-Mục tiêu giáo dục của các loại hình trường, lớp khác

* Mục tiêu giáo dục
được thể hiện
ở ba nội dung
cơ bản sau:
Xã hội học tập
Đào tạo
nguồn nhân lực
có trình độ cao
Phát hiện và
bồi dưỡng
nhân tài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)