Giáo dục học

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Hương | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: giáo dục học thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG 2:
GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH :

1) Khái niệm nhân cách :
- Nhân cách là một trong những vấn đề quan trọng trong Tâm lý học được các nhà tâm lý cũng như các tác giả ở các lĩnh vực khoa học khác quan tâm nghiên cứu. Từ khi sinh ra cho đến khi từ giã cõi đời, con người chúng ta trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau.

- Ở mỗi giai đoạn, chúng ta đều để lại những dấu ấn mang tính đặc trưng, khác biệt so với mọi người và được xã hội nhìn nhận, đánh giá một cách tổng thể.
- Tổ hợp những đặc trưng đó còn được gọi là tổ hợp các thuộc tính tâm sinh lý (nhân cách).
Con người có thể được xem xét trên nhiều bình diện:
- Khi được xem trên bình diện là đại diện cho loài người thì con người được xem là cá thể.
- Khi được xem là thành viên xã hội thì con người được xem là cá nhân.
-Khi được xem là chủ thể của hoạt động thì con người được coi là có nhân cách.
=> Nhân cách là bộ mặt tâm lý đặc trưng của một cá nhân, với tổ hợp những phẩm chất phù hợp với những giá trị và chuẩn mực xã hội, được xã hội thừa nhận.
2) Khái niệm sự phát triển nhân cách:
- Sự phát triển nhân cách bao gồm sự phát triển về mặt thể chất, mặt tâm lý, mặt xã hội của cá nhân:
Về mặt thể chất: đây là sự phát triển về thể lực, như sự tăng trưởng về chiều cao, trọng lượng, hoàn thiện về giác quan, hệ tuần hoàn, thần kinh,... ở trẻ.
Về mặt xã hội: thể hiện ở những biến đổi trong quan hệ ứng xử với người xung quanh, gia đình,...
Về mặt tâm lí: thể hiện ở biến đổi cơ bản của quá trình nhận thức, xúc cảm với người xung quanh, gia đình, cộng đồng,.....
=> Sự phát triển nhân cách là một quá trình biến đổi tổng thể, là một thể thống nhất toàn vẹn những mặt riêng của nó, đồng thời cũng là quá trình tự vận động theo những quy luật bên trong nó.
- Trong quá trình phát triển này có sự tăng trưởng về số lượng và biến đổi về chất lượng, nhưng sự biến đổi về chất lượng là được quan tâm hơn cả.
ll)Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách:
Sự phát triển nhân cách con người bị chi phối bởi các yếu tố sau đây:
Di truyền:
- Di truyền là sự tái tạo thuộc tính sinh học nhất định giống với cha mẹ, là sự truyền lại từ cha mẹ đến con cái những phẩm chất, đặc điểm nhất định đã ghi lại được trong hệ gen.
Ví dụ : cấu trúc giải phẫu, sinh lí ơ thể, màu mắt, màu da,màu tóc, vóc dáng thể trạng, những đặc điểm của hệ thần kinh...
- Theo sinh vật học hiện đại, di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống đảm bảo sự tái tạo ở thế hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh vật đối với thể hệ trước và đảm bảo năng lực đáp ứng những đòi hỏi của hoàn cảnh theo một cơ chế định sẵn.
- Bẩm sinh di truyền là những đặc điểm giải phẫu sinh lý của hệ thần kinh và các cơ quan cảm giác, vận động. Đối với một số cá thể khi ra đời đã nhận được một số đặc điểm về cấu tạo và chức năng của cơ thể của các thể hệ trước thông qua con đường di truyền.
- Trong đó có các đặc điểm và chức năng của các cơ quan giác quan và não. Những biểu hiện của hoạt động thần kinh cấp cao được biểu hiện ngay từ những ngày đầu của cá thể.
- Tuy nhiên không thể khẳng định vai trò quyết định của yếu tố di truyền trong sự hình thành và phát triển của nhân cách.
- Để nhận thức rõ vai trò của nó, ta cần phải thừa nhận một thực tế là mọi cơ thể bình thường đều có thể phát triển tốt đẹp đời sống tinh thần của mình.
- Hơn thế, hoạt động tâm sinh lý của con người còn có khả năng bù trừ (sự thiếu
hụt của giác quan này có thể làm gia tăng khả năng của một giác quan khác).
- Ngoài ra, sự tác động của yếu tố di truyền đến từng giai đoạn phát triển và đối với từng hoạt động cụ thể là khác nhau
Tóm lại, bẩm sinh di truyền đóng vai trò đáng kể trong sự hình thành và phát triển của tâm lý nhân cách. Chính nó tham gia vào sự tạo thành cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lý. Từ đó khẳng định vai trò tiền đề vật chất của yếu tố di truyền đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Nhưng không phải là yếu tố quyết định cho sự phát triển nhân cách.

-  Thừa hưởng những đặc tính di truyền tốt từ thế hệ trước là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của một nhân cách.
- Vì thế, chúng ta cần biết tận dụng tốt yếu tố di truyền để đạt đến sự phát triển đỉnh cao.
Liên hệ thực tế: Moza là nhà soạn nhạc thiên tài và cũng là một nghệ sĩ xuất sắc xuất thân trong một gia đình đã có truyền thống âm nhạc lâu đời, đó là một cơ sở di truyền bẩm sinh giúp tạo một tiền đề để nhân cách của Moza phát triển mạnh mẽ.
b) Môi trường :
- Môi trường là hệ thống phối hợp các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh trẻ.
- Môi trường gồm hai loại:
+ Môi trường tự nhiên : là những điều kiện tự nhiên - sinh thái như : khí hậu, đất, sinh vật ....
+Môi trường xã hội :
MT chính trị:
MT kinh tế sản xuất:
MT sinh hoạt xã hội:
- Con người bao giờ cũng sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh,điều kiện cụ thể của một môi trường sống cá nhân và môi trường sống có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cá nhân chỉ tồn tại khi nó có mối quan hệ qua lại với môi trường sống.
- Môi trường sống là toàn bộ những điều kiện bên ngoài quan hệ đến sự sống và hoạt động của cá nhân.
- Môi trường sống bao gồm cả môi trường sống tự nhiên và môi trường sống xã hội:đất đai, khí hậu ,sông ngòi... quan hệ xã hội,chế độ chính trị, truyền thống văn hóa .Mỗi cá nhân có môi trường sống riêng không ai giống ai.
Vai trò: môi trường sống có ý nghĩa đối với sự hình thành và phát triển tâm lí của cá nhân chủ yếu là môi trường xã hội,còn môi trường tự nhiên chỉ ảnh hưởng một cách tự phát đến sự hình thành và phát triển tâm lí cá nhân và sự ảnh hưởng thông qua môi trường xã hội. Cá nhân khi lớn lên không sống trong môi trường xã hội và phát triển trong trạng thái động vật và không có tâm lí người.
Tất cả những vấn đề về phân hóa chính trị- xã hội đều tác động đến và quan trọng nhất là giáo dục là sự tác động tự giác của môi trường sống đến cá nhân theo mục đích,kế hoạch, biện pháp định trước nhằm phát triển thể chất và hình thành cá nhân theo những đặc điểm tâm lí nhất định.
c) Giáo dục:
Một yếu tố cực kì quan trọng, nhân tố chủ đạo giúp định hướng cho sự phát triển nhân cách con người chính là giáo dục.
Giáo dục là quá trình có mục đích được tổ chức có kế hoạch, phương pháp nhằm phát triển nhân cách con người phù hợp với những yêu cầu xã hội trong giai đoạn phát triển của nó.
- Giáo dục có những tác động mang tính tự giác rõ rệt trong sự hình thành, phát triển nhân cách con người.
  Mỗi con người đều sinh ra, lớn lên trong môi trường và chịu sự tác động to lớn của môi trường. Giống như trồng cây, trước khi gieo hạt phải cuốc đất, nhổ cỏ dại, phải tạo ra môi trường tốt để những hạt mầm có thể bén rễ; việc giáo dục con trẻ muốn thành công trước tiên phải tạo ra được môi trường giáo dục thuận lợi.
Môi trường giáo dục là tổng hòa các mối quan hệ trong đó nhà giáo dục và người được giáo dục tiến hành hoạt động dạy và học. Môi trường giáo dục rất đa dạng, có thể phân chia một cách tương đối thành các môi trường nhà trường, gia đình, xã hội và tự nhiên.
“Các phương tiện và điều kiện vật chất- kĩ thuật và xã hội - tâm lí tác động thường xuyên và tạm thời, được người dạy và người học sử dụng một cách có ý thức, để đảm bảo cho hoạt động dạy và học tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Đây là một trong các yếu tố của quá trình giáo dục”.
Môi trường có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người, đó là môi trường gia đình và môi trường nhà trường.
   Dân tộc ta có truyền thống rất coi trọng gia đình. Gia đình là nơi sản sinh, nuôi dưỡng và là trường học đầu tiên của mọi thành viên xã hội. Môi trường gia đình là nơi nhen nhóm lên lòng nhân ái, tính cần kiệm, hiếu học, lòng dũng cảm, đức hy sinh… là những phẩm chất cơ bản của mọi nhân cách.
Gia đình có nhiều chức năng, trong đó chức năng giáo dục được hình thành một cách tự phát như một hoạt động tự nhiên. Nhưng dần dần, các bậc cha mẹ đã ý thức được giáo dục con cái như một trách nhiệm xã hội của gia đình. Các gia đình đã thực hiện chức năng này một cách tự giác với một tình cảm tự nhiên.
 “Từ gia đình, trẻ em bước đầu hình thành những chuẩn mực đạo đức, thói quen lao động, cách suy nghĩ, thái độ và quan hệ với thế giới xung quanh”. Tất cả những gì ở trẻ được hình thành từ gia đình thường để lại trong tâm hồn các em những ấn tượng không bao giờ phai mờ và có ảnh hưởng quan trọng đến các em trong suốt cuộc đời.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mô hình gia đình VN đang có sự biến động hết sức mạnh mẽ. Mô hình gia đình truyền thống nhiều thế hệ đang bị phá vỡ, thay vào đó là mô hình gia đình hạt nhân gồm cha mẹ và các con. Trong đó, sự tiếp xúc giữa các thành viên ngày càng hạn chế. Cha mẹ mải mê kiếm tiền, làm giàu, thăng tiến. con cái mải mê “chạy sô” các lớp học từ chính khóa đến học thêm.
Truyền thống văn hóa gia đình, những kinh nghiệm sống… còn rất ít thời gian để chuyển giao giữa các thế hệ, hoặc chuyển giao một cách lệch lạc hoặc sơ sài, mai một. Có một nghịch lý là: gia đình hiện nay ít con nhưng sự quan tâm dạy bảo của các thế hệ cha ông lại không được nhiều và không thường xuyên như gia đình đông con ngày trước.
   Phần lớn gia đình chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục con cái. Các bậc cha mẹ còn thiếu những kiến thức cần thiết về khoa học giáo dục, không rõ dạy cái gì và dạy con như thế nào? Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội chất lượng còn thấp.
Việc định hướng mục đích học tập cho con cái của cha mẹ có nhiều bất cập.
  Những tác động nêu trên đã tạo nên môi trường không thuận lợi cho sự phát triển nhân cách của trẻ, gây áp lực xấu cho việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong nhà trường. Thầy cô giáo không thể thuyết phục trẻ đi học nghề để trở thành thợ giỏi nếu gia đình và xã hội chỉ đánh giá đứa trẻ tốt nghiệp đại học mới là thành đạt. Và như vậy, hai mục đích đặc biệt quan trọng của giáo dục là “Học để làm việc, học để làm người”không được quan tâm đúng mức.
  Các phương tiện thông tin đại chúng như: sách báo, phim ảnh, truyền hình, internet… có ảnh hưởng rất tích cực hoặc tiêu cực tới trí tuệ, tình cảm trí tuệ, đạo đức, tình cảm và thế giới tâm hồn của trẻ, nhà nước cần quản lý chặt chẽ và phát huy có hiệu quả thế mạnh của các phương tiện thông tin này.
Trong nhà trường, người gần gũi, thấu hiểu HS nhất là Giáo viên chủ nhiệm(GVCN). Hầu hết thông tin và xử lý các thông tin trong quan hệ HS- nhà trường- cha mẹ HS đều thông qua GVCN. Vì thế, đội ngũ này cần được tuyển lựa, bồi dưỡng một cách cẩn trọng, thường xuyên. Các cấp quản lý cần có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình và dành cho họ những ưu đãi về vật chất, tinh thần để họ có thể toàn tâm, toàn ý với công việc của mình.
  Việc kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng đoàn thể trong và ngoài nhà trường có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giáo dục nhân cách, đạo đức HS. Ý nghĩa của công tác Xã hội hóa giáo dục thể hiện rõ nhất trong sự kết hợp này. Khi đứa trẻ được cả gia đình, nhà trường, xã hội quan tâm một cách đúng mức, kịp thời và khoa học nhất định sẽ phát triển trở thành những công dân tốt của xã hội, những người con thành đạt (theo đúng nghĩa của từ này).
Trong các loại giáo dục: giáo dục gia đình, xã hội, nhà trường thì có vai trò quan trọng nhất.
+ Nhà trường: là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, có đội ngũ sư phạm được đào tạo, có phương pháp, phương tiện kĩ thuật phục vụ cho giáo dục.
Nhà trường là một môi trường sư phạm lành mạnh, chính môi trường sư phạm này với việc tổ chức các hoạt động, giao lưu trong thực tiễn làm cho nhân cách, bộ mặt tâm lý cá nhân phù hợp với những tiêu chuẩn, giá trị xã hội thời đại.
Mục đích của giáo dục nhà trường phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và thời đại.

+ Gia đình :
Gia đình là một tế bào xã hội, giáo dục gia đình được tiến hành trong cả cuộc đời một con người
Mỗi con người trong một gia đình có các mối quan hệ chủ yếu như: tình thương, tình yêu, huyết thống,.....có sự gắn bó chặt chẽ về mặt tình cảm nên có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách con người.
Do đó sự phát triển nhân cách của một con người không thể nào thiếu đi yếu tố gia đình.
+ Xã hội:
Giáo dục là việc của toàn xã hội, ở mọi góc độ như: chính trị, pháp luật, đạo đức,....được thể hiện qua hệ thống tổ chức nhà nước, bộ máy truyền thông tin đại chúng, qua hoạt động giáo dục đoàn thể quần chúng.... Góp phần cho sự phát triển nhân cách con người.

->Gia đình, nhà trường, xã hội là ba lực lượng giáo dục to lớn, tuy khác nhau về hình thức nhưng đều có chung một mục đích, yêu cầu, phương thức là đem lại kết quả giáo dục tốt đẹp.
Giáo dục và sự phát triển nhân cách có sự tác động qua lại tích cực với nhau :


Giáo dục định hướng cho sự phát triển nhân cách, không chỉ vạch ra phương hướng mà còn tổ chức, dẫn dắt cho sự phát triển nhân cách
Giáo dục mang lại tiến bộ mà các nhân tố di truyền , bẩm sinh, môi trường không mang lại được.
Khắc phục khó khăn do khuyết tật của cơ thể mang lại
Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu xa, làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội
d) Hoạt động cá nhân :
Con người luôn hoạt động, hoạt động là phương thức tồn tại, giúp hình thành và phát triển nhân cách .Đó là sự tác động qua lại giữa con người và thế giới ( chủ thể và khách thể) nhằm tạo ra sản phẩm cả về phía con người và thế giới.

Không chỉ có người lớn mà cả trẻ em cũng tham gia tích cực vào các hoạt động của mình như : học tập, vui chơi, văn nghệ ....mà qua đó trẻ dần dần hình thành nhân cách cho bản thân mình
Con đường tác động có mục đích tự giác của xã hội bằng giáo dục đến cá nhân sẽ trở lên không có hiệu quả nếu cá nhân không có những hoạt động tương ứng để tiếp thu, hưởng ứng tác động đó, cá nhân bao giờ cũng sống trong một môi trường hoàn cảnh nhất định và luôn luôn chịu sự tác động của nó, song cá nhân không chỉ chịu tác động của môi trường một cách thụ động mà luôn có sự tác động trở lại môi trường bằng các hoạt động của mình.
- Hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế giới biểu thị mối quan hệ qua lại tích cực giữa con người và hoàn cảnh qua đó làm biến đổi hoàn cảnh và biến đổi chính bản thân mình.

- Hoạt động con người là hoạt động có đối tượng do chủ thể tiến hành. Gồm hai quá trình là đối tượng hóa và chủ thể hóa.

Vai trò: hoạt động có vai trò rất quan trọng là nhân tố quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển tâm lí cá nhân.
Thông qua hoạt động ngoài việc con người tác động vào hoàn cảnh để tạo ra những sản phẩm phù hợp cho mình và cho xã hội,hoạt động giúp cá nhân có thể phản ánh được quy luật của sự vật,hiện tượng trong hiện thực và tạo nên đời sống tâm lí nhân cách của mình.
III)Vai trò của giáo dục đối với sự hình thành nhân cách.
1) Vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự hình thành nhân cách.

Giáo dục là quá trình hoạt động tự giác, chủ động đến con người nhằm thỏa mãn nhu cầu hình thành và phát triển nhân cách cá nhân và đáp ứng yêu cầu của xã hội. Giáo dục là toàn bộ những tác động của nhà trường, gia đình và xã hội.
Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục giữ vai trò chủ đạo. Điều đó được thể hiện như sau:
+ Giáo dục vạch ra nội dung và chiều hướng của sự phát triển nhân cách và tổ chức cho nhân cách phát triển theo nội dung và chiều hướng đã vạch ra.
+ Giáo dục là con đường thuận lợi nhất để cá nhân tiếp thu kinh nghiệm lịch sử, xã hội để tạo ra sự phát triển nhân cách.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
+ Giáo dục là yếu tố tác động vào sự phát triển nhân cách có hiệu quả nhất vì đó là hoạt động có tổ chức, có kế hoạch, có phương pháp khoa học…
+ Giáo dục có thể phát huy những mặt ưu điểm của các yếu tố khác và khắc phục, bù đắp những khiếm khuyết của các yếu tố khác.
VD: Bồi dưỡng trẻ có năng khiếu thành tài năng, giáo dục cho trẻ mù, thiểu năng trí tuệ, người có hoàn cảnh khó khăn…
+ Giáo dục còn có khả năng uốn nắn những sai lệch của nhân cách cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Tuy vậy, chúng ta cũng không nên tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục, coi giáo dục là vạn năng. Bởi vì nhân cách con người còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác.
2) Điều kiện để giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển nhân cách.
Giáo dục muốn phát huy được đầy đủ vai trò chủ đạo của mình thì cần có những điều kiện nhất định sau:
Một là, giáo dục phải diễn ra theo một quá trình,trong đó có sự vận động và phát triển đồng bộ của các thành tố của nó(mục đích và nhiệm vụ giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp và phương tiện giáo dục, nhà giáo dục, người được giáo dục và kết quả giáo dục).
Hai là, giáo dục phải đi trước và kéo theo sự phát triển của người giáo dục,nghĩa là giáo dục phải đưa ra những yêu cầu cao,vừa sức đối với người được giáo dục mà họ có thể hoàn thành được với sự nỗ lực cao nhất.
Ba là, giáo dục và sự phát triển nhân cách có sự tác động qua laị lẫn nhau:giáo dục định hướng và kích thích sự phát triển nhân cách; kết quả phát triển nhân cách lại tạo tiền đề và điều kiện cho giáo dục được tiến hành ở điều kiện cao hơn
Bốn là, giáo dục một mặt quan tâm đến trình độ, đặc điểm tâm sinh lí chung của những người được giáo dục, mặt khác cũng phải quan tâm đúng mức đến trình độ đặc điểm tâm sinh lí của từng cá nhân người được giáo dục.
=>Giáo dục đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách.Giáo dục và sự phát triển nhân cách có sự tác động qua lại tích cực đối với nhau; Giáo dục muốn phát huy được đầy đủ vai trò của mình thì cần phải có những điều kiện nhất định.
IV) Giáo dục và các giai đoạn phát triển nhân cách theo lứa tuổi.

Các mức độ phát triển
- Montessori chia sự phát triển của con người ra làm bốn giai đoạn, từ lúc mới sinh đến 6 tuổi, từ 6 -12 tuổi, từ 12-18 tuổi và từ 18-24 tuổi.
- Mỗi giai đoạn có những đặc trưng không giống nhau và tương ứng là các phương pháp tiếp cận giáo dục khác nhau cho từng giai đoạn.
Giai đoạn đầu tiên
- Là giai đoạn sau sinh đến khi trẻ được khoảng 6 tuổi. Theo sự quan sát của Montessori, trong suốt giai đoạn này trẻ trải qua quá trình phát triển tâm sinh lý không ngừng và nổi bật nhất.
- Trẻ là những cá nhân học tập và khám phá thế giới xung quanh rất tinh tế bằng các giác quan nhạy bén của mình, từ đó hình thành nên tính độc lập và tự xây dựng mang nét riêng của từng cá nhân.
- Montessori đã nêu ra một số khái niệm để giải thích quá trình ‘làm việc’ này của trẻ, bao gồm khái niệm về ``trí tuệ tiếp thu, các thời kỳ nhạy cảm và sự bình thường hoá.``
Trí tuệ thấm hút: Montessori mô tả hành vi của trẻ nhỏ nỗ lực không ngừng nghỉ học hỏi thông qua các kích thích từ môi trường xung quanh – các giác quan, ngôn ngữ, văn hóa, và hình thành khái niệm với thuật ngữ ‘trí tuệ thấm hút’.
- Tiến sĩ Montessori thấy rằng giai đoạn phát triển quan trọng nhất của trẻ nằm ở sáu năm đầu đời – thời điểm trẻ sở hữu trong mình ‘Trí Tuệ Thấm Hút’.
- Nói cách khác, trẻ tiếp thu thế giới xung quanh giống như miếng bọt biển thấm hút nước vậy.
- Do đó, mục tiêu giáo dục trong thời kỳ này là trau dồi, tu dưỡng khát khao học hỏi và tiếp thu một cách tự nhiên của trẻ.Bà cũng cho rằng đây là khả năng duy nhất, đặc biệt trong giai đoạn đầu đời của trẻ và nó phai nhạt dần sau khi trẻ được 6 tuổi.
Thời kỳ nhạy cảm: Montessori cũng quan sát các giai đoạn nhạy cảm đặc biệt của trẻ trước những kích thích từ môi trường xung quanh.
- Bà gọi đó là ‘Thời kỳ nhạy cảm’. Môi trường lớp học Montessori (các học cụ và hoạt động) được thiết kế và sắp xếp phù hợp với từng giai đoạn nhạy cảm mà trẻ bộc lộ. Montessori đã chỉ ra các giai đoạn nhạy cảm đó, bao gồm:
- Việc học tập, lĩnh hội ngôn ngữ - từ lúc mới chào đời đến khi trẻ được khoảng 6 tuổi

+ Tính trật tự - giai đoạn trẻ từ 1-3 tuổi
+ Sự gọt giũa tinh tế của các giác
quan – từ lúc mới sinh đến 3 tuổi
+ Sự đam mê với các đồ vật nhỏ - khi trẻ được 18 tháng đến 3 tuổi
+ Sự phát triển của các hành vi xã
hội - khi trẻ được 2,5 – 4 tuổi
Sự bình thường hoá: Khái niệm này xuất phát từ yếu tố tập trung vào hoạt động đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Điểm nổi bật của nó là khả năng tập trung cũng như ‘các nguyên tắc không gây gò bó hay ép buộc theo khuôn khổ, trẻ cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc, biết cảm thông và tham gia giúp đỡ những người khác.
Giai đoạn thứ hai (trẻ từ 6-12 tuổi)

Trong giai đoạn này, Montessori quan sát sự thay đổi về tâm sinh lý của trẻ, từ đó thiết kế môi trường học tập, kế hoạch bài giảng, học cụ phù hợp với những tích cách mới đặc trưng ở trẻ. Về mặt sinh lý, Bà quan sát được quá trình thay răng ở trẻ và sự phát triển chiều cao của cơ thể trẻ.
Về mặt tâm lý, Montessori nhận thấy có sự xuất hiện của ‘khuynh hướng tập thể - "herd instinct" – nghĩa là trẻ có xu hướng làm việc và giao tiếp theo nhóm;
Ngoài ra trẻ sở hữu trong mình trí tưởng tượng và biện giải vô cùng phong phú. Qua những gì quan sát được, Montessori cho rằng quá trình ‘làm việc’ và phát triển của trẻ trong giai đoạn thứ hai này sẽ giúp chúng hình thành nên tính tự lập, khôn khéo, có tính tổ chức xã hội và dễ dàng tiếp thu các bài học đạo đức.
Giai đoạn thứ 3 – giai đoạn thiếu niên (trẻ từ 12-18 tuổi)

Montessori quan sát thấy đây là giai đoạn trẻ có nhiều thay đổi về sinh lý rất quan trọng – nói cụ thể hơn là trẻ trải qua giai đoạn dậy thì trong thời kỳ này. Tâm lý của trẻ thường không ổn định và chúng gặp nhiều vấn đề về khả năng tập trung cũng như sáng tạo.
Thay vào đó, ở trẻ hình thành tính ‘phán xét và coi trọng phẩm hạnh cá nhân’. Montessori sử dụng thuật ngữ ‘bình ổn – valorization’ để mô tả điều này. Bà cho rằng giai đoạn thứ ba đánh dấu việc hình thành và phát triển của một người lớn trưởng thành ở trẻ.
Giai đoạn thứ tư (trẻ từ 18-24 tuổi)

Montessori không tập trung nghiên cứu nhiều về giai đoạn này. Bà cho rằng những gì được đào tạo trong những giai đoạn đầu là tiền đề để trẻ phát huy khi tiếp xúc với cấp độ học văn hóa và khoa học cao hơn về sau này, từ đó có những ảnh hưởng và đóng góp nhất định cho xã hội.
Montessori nhận thấy giai đoạn này trẻ có thể làm việc kiếm tiền và độc lập về tài chính. Việc hạn chế số năm học đại học cũng không cần thiết vì theo bà, học tập có thể theo đuổi con người suốt cuộc đời.
Thực tiễn giáo dục Montessori
Giai đoạn sau sinh đến 3 tuổi
Trường White Pine Montessori ở Moskva, Idaho, USA . Chương trình dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (dưới ba tuổi)
Montessori đưa ra nhiều thuật ngữ liên quan đến chương trình học giai đoạn này. ‘Nido’ tiếng Ý, dịch ra có nghĩa là ‘tổ chim’ dùng để chỉ một số lượng nhỏ trẻ tử 2 tháng đến 14 tháng tuổi, khi trẻ đã biết đi. ‘Một Cộng Đồng Trẻ Nhỏ’ ám chỉ số lượng trẻ nhiều hơn từ 1 – 2 tuổi rưỡi và 3 tuổi.
Cả hai nhóm này đều được học trong môi trường có học cụ và hoạt động thiết kế phù hợp với độ lớn, kích thước và khả năng của trẻ. Trẻ hoàn toàn có cơ hội phát triển vận động và tính độc lập.

Việc rèn luyện cho trẻ kỹ năng tự đi vệ sinh cũng được đặc biệt chú ý trong giai đoạn này. Một số trường còn có mô hình lớp học ‘phụ huynh-học sinh’, cho phép cha mẹ vào lớp cùng các con.
Lớp mẫu giáo và tiền tiểu học (dành cho trẻ từ hai tuổi rưỡi, ba tuổi đến sáu tuổi): Các lớp này có tên gọi là Ngôi Nhà Trẻ Thơ (‘Children’s House’). Lớp học có sự pha trộn giữa các lứa tuổi. Số lượng thường từ 20-30 học sinh, phụ trách bởi một giáo viên dày dạn kinh nghiệm và một trợ giảng
Bàn ghế trong lớp được thiết kế dành riêng cho từng cá nhân hoặc nhóm trẻ hoạt động. Giá để học cụ cũng được thiết kế và sắp xếp đủ tầm với của trẻ. Ban đầu giáo viên sẽ giới thiệu mẫu hầu hết các hoạt động, sau đó trẻ tự do lựa chọn hoạt động mà chúng yêu thích.
Các học cụ và hoạt động trong lớp học giúp trẻ thực hành nhiều kỹ năng cơ bản như rót, xúc bằng thìa, học cụ phát triển các giác quan, học cụ liên quan đến toán học, ngôn ngữ, âm nhạc, mỹ thuật, vv….
Từ 6-12 tuổi

Các lớp tiểu học: Số lượng học sinh có thể từ ít đến nhiều (lên tới 30 học sinh hoặc hơn), được phụ trách bởi một giáo viên dày dạn kinh nghiệm và một/hoặc nhiều trợ giảng. Cũng có sự pha trộn lứa tuổi ở bậc học này (nhóm 6-9 tuổi, nhóm 9-12 tuổi, thậm chí có nhóm 6-12 tuổi, nhưng hiếm gặp hơn).
- Trẻ sẽ được học theo nhóm, sau đó là hoạt động độc lập theo khả năng và sở thích của bản thân. Quy mô hay chủ đề của bài học khá rộng. Montessori sử dụng thuật ngữ ‘giáo dục vũ trụ’ – ‘cosmic education’ để nói về vấn đề này. - Bà cho rằng trẻ ở giai đoạn này cần được giáo dục để nhận biết vai trò của con người trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau khi tác động vào thế giới xung quanh.
- Các học cụ và bài học trong giai đoạn này được thiết kế phục vụ cho các môn học như ngôn ngữ, toán học, lịch sử, các môn khoa học, mỹ thuật, vv… Ngoài ra, học sinh còn được tham gia khám phá môi trường sống xung quanh thông qua nhiều hoạt động ngoại khóa, dã ngoại.
Từ 12-18 tuổi

Trung học cơ sở và trung học phổ thông: Montessori không thiết kế chương trình đào tạo chi tiết cho các bậc học này. Tuy nhiên, một số trường học đã mở rộng chương trình của mình lên đến bậc trung học cơ sở và phổ thông trung học. Ngoài ra, một số tổ chức Montessori đã phát triển chương trình đào tạo giáo viên thông qua nhiều khóa học khác nhau.
- Trẻ trong giai đoạn này nên được tiếp xúc thực tế và gần gũi thiên nhiên càng nhiều càng tốt, đặc biệt là trẻ ở thành phố. Đây là tiêu chí và phương châm hàng đầu mà các nhà giáo dục Montessori đã đưa ra đối với chương trình học ở thời kỳ này.
CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐÃ LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)