Giáo dục học 1 giáo dục và sự phát triển nhân cách

Chia sẻ bởi Nguyễn Cao Diệp | Ngày 18/03/2024 | 2

Chia sẻ tài liệu: Giáo dục học 1 giáo dục và sự phát triển nhân cách thuộc Giáo dục học

Nội dung tài liệu:

Chương 2:
GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Khái niệm con người
Con người là một thực thể mang bản tính tự nhiên - sinh học, mang trong nó sức sống của tự nhiên.
Con người là kết quả của quá trình tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên
Con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên cũng "là thân thể vô cơ của con người"
Con người còn là một sản phẩm của lịch sử xã hội, là một thực thể mang bản chất xã hội.
loài người không phải chỉ có nguồn gốc từ sự tiến hóa, phát triển của vật chất tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội của nó, mà trước hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động.
sự tồn tại của loài người luôn luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các quy luật xã hội
Tự nhiên
Xã hội
Hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tính thống nhất, quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau, nhờ đó tạo nên khả năng hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình làm ra lịch sử của chính nó.
Bản chất con người không sẵn có mà nó được hình thành, bộc lộ và phát triển trong cuộc sống, hoạt động của chính họ; Là kết quả của sự tác động qua lại giữa người với người trong xã hội.
Hình thái kinh tế
Chế độ chính trị
Tôn giáo
Nền giáo dục
Môi trường
Tóm lại, con người là một bộ phận của tự nhiên, là khâu tiến hóa cao nhất của tự nhiên, là một sinh vật sống có ý thức, có tư duy, ngôn ngữ. Đồng thời con người còn là một thực thể của xã hội, là sản phẩm của xã hội, mang bản chất xã hội. Vì vậy mọi thuộc tính, phẩm chất của con người đều được hình thành thông qua sự tác động của xã hội, thông qua mối quan hệ giữa người với người
1.2. Khái niệm cá nhân
Cá nhân là một con người, một thành viên trong xã hội loài người nhưng mang những nét đặc thù riêng ...để phân biệt với các thành viên khác trong tập thể, trong cộng đồng.
1.2. Khái niệm cá nhân
Cá nhân  là một sinh vật (cơ thể sống),
- Cá nhân là thuật ngữ dùng để chỉ một con người với tư cách đại diện cho loài người, là thành viên của xã hội loài người . Theo nghĩa đó một người là nam hay nữ, trẻ thơ hay cụ già, người dân bình thường hay cán bộ lãnh đạo cấp cao đều là cá nhân. Mỗi cá nhân là sự phân biệt với người khác, với cộng đồng.
Tóm lại, cá nhân là xét đến một con người cụ thể, đơn giản là một đại diện của loài người, đó là một đơn vị người không thể chia cắt được, có những đặc điểm riêng để phân biệt người này với người khác. Ở cá nhân ta cũng cần phải nghiên cứu cả ba mặt: sinh vật- tâm lý- xã hội.
1.3. Khái niệm nhân cách
Nhân cách là tổng hợp những đặc điểm tâm lý đặc trưng với một cơ cấu xác định. Do đó, không phải con người sinh ra là đã có nhân cách. Nhân cách được hình thành dần dần trong quá trình con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội.
Ví dụ: Một đứa trẻ mới sinh ra, nó chưa có nhân cách. Những hoạt động như khóc, bú sữa... Là những hoạt động bản năng của nó. Và mọi đứa trẻ bình thường khác đều có những bản năng như vậy. Khi lớn lên, nó được tiếp xúc với các môi trường, các mối quan hệ xã hội khác nhau, từ đó nhân cách được hình thành.
1.3. Khái niệm nhân cách
Nhân cách là một cấu trúc tâm lý, tức là một chỉnh thể thống nhất các thuộc tính, đặc điểm tâm lý xã hội, thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức và tài.
Những phẩm chất nhân cách đó phải phù hợp với các yêu cầu, những quy định, giá trị và chuẩn mực của xã hội, và phải được xã hội thừa nhận.
Nhân cách chỉ có thể hình thành, phát triển, tồn tại và thể hiện trong hoạt động và trong mối quan hệ giao lưu với những cá nhân khác. 
Phân tích sự khác nhau về khái niệm con người, cá nhân và nhân cách

Phân biệt khái niệm con người, cá nhân và nhân cách:
Con người vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội.
Cá nhân là khái niệm chỉ một con người cụ thể nên cá nhân cũng bao gồm 2 mặt tự nhiên và xã hội.
- Nhân cách thuộc về mỗi cá nhân, mỗi con người cụ thể nhưng trong đó chỉ có mặt xã hội của cá nhân mới thể hiện sự đặc thù về nhân cách của cá nhân.
1.4. Khái niệm về sự phát triển nhân cách
Con người sinh ra vốn chưa có nhân cách. Trong quá trình sống, hoạt động và giao lưu (thông qua học tập, lao động, vui chơi, giải trí…) mà mỗi người đã dần lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội, nhờ đó nhân cách của họ mới được hình thành và phát triển.
? Con người khi mới sinh ra đã có nhân cách chưa?
? Khi nào thì nhân cách của con người mới được hình thành và phát triển?
? Vậy sự phát triển nhân cách con người bao gồm những mặt phát triển nào?
Sự phát triển nhân cách của con người
+ Sự phát triển về thể chất:
Đó là sự tăng trưởng về chiều cao, trọng lượng cơ thể, sự phát triển của các cơ bắp, sự hoàn thiện của các giác quan, hệ thần kinh và về mặt sinh lý của mỗi người.
+ Sự phát triển về mặt tâm lý:
Những biến đổi cơ bản trong các quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí, hành động, đặc biệt là sự hình thành và hoàn thiện các thuộc tính tâm lý, các quá trình, các trạng thái tâm lý của cá nhân.
+ Sự phát triển về mặt xã hội:
Những biến đổi trong cách ứng xử của cá nhân đối với những người xung quanh ở sự tích cực của cá nhân khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội.
? Vậy sự phát triển nhân cách chịu sự tác động của những yếu tố nào?
Nhân cách
Bẩm sinh - di truyền
Môi trường
Giáo dục và hoạt động của cá nhân
GAME
LUCKY flowers
Grass
Carrot
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
Time
Bản chất của con người là:
a. Là sẵn có
b. Là không sẵn có mà nó được hình thành, bộc lộ và phát triển trong cuộc sống, hoạt động của chính họ, là kết quả của sự tác động qua lại giữa người và người trong xã hội.
c. Là tổng hòa những quan hệ xã hội.
d. Là kết quả của sự tác động qua lại giữa người và người trong xã hội.
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
Time
Cá nhân là:
a. khái niệm chỉ một con người cụ thể nên cá nhân cũng bao gồm 2 mặt tự nhiên và xã hội.
b. một nhóm người có sự liên kết nào đó với nhau, tập hợp làm nên 1 “cơ thể”.
c. một tổ hợp, tập hợp những cá thể ghép lại, tụ tập lại cùng tham gia vào 1 hoạt động xã hội.
d. thuật ngữ mô tả sự đoàn.kết, có tính phụ thuộc lẫn nhau, không có sự thống nhất về mặt xã hội.
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
Time
Nhân cách là:
a. một chỉnh thể thống nhất các thuộc tính, đặc điểm tâm lý xã hội, thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức và tài
b. một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội
c. khái niệm chỉ một con người cụ thể nên cá nhân cũng bao gồm 2 mặt tự nhiên và xã hội
d. một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên cũng "là thân thể vô cơ của con người
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
Time
Nhân cách được hình thành và phát triển dưới ảnh hưởng tác động phối hợp của những nhân tố nào?
a. Bẩm sinh-di truyền
b. Môi trường.
c. Giáo dục và hoạt động của cá nhân
d. Tất cả các phương án trên
How lucky you are!
Cuối tuần tràn ngập niềm vui nhé!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Cao Diệp
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)