GIÁO DỤC ĐẠO DỨC HỌC SINH

Chia sẻ bởi Đặng Văn Mười | Ngày 09/10/2018 | 195

Chia sẻ tài liệu: GIÁO DỤC ĐẠO DỨC HỌC SINH thuộc Thể dục 1

Nội dung tài liệu:

ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM
NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CÁC BÀI TẬP ĐỌC
THÔNG QUA HƯỚNG DẪN CÁCH LUYỆN ĐỌC ĐÚNG,
RÕ RÀNG, TRÔI CHẢY, DIỄN CẢM TRONG DẠY – HỌC
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 5.

Tác giả: Nguyễn Hữu Kính
Đơn vị: Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân

































I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lí do chọn đề tài:
1.1. Cơ sở lí luận:
Phân môn Tập đọc là một trong những phân môn quan trọng nhất trong môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học, hình thành và phát triển các kĩ năng sử dụng môn Tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi; cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt, và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Đặc biệt là bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vì thế, khi dạy phân môn tập đọc, đối với học sinh lớp 3, giáo viên phải hướng dẫn các em đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy. Sang lớp 4, học sinh sẽ tập trung rèn kĩ năng đọc hiểu nhiều hơn. Đối với lớp 5, ngoài việc rèn kĩ năng đọc hiểu còn phải rèn nhiều hơn kĩ năng đọc diễn cảm các văn bản nghệ thuật để chuẩn bị cho việc học các tác phẩm văn chương ở cấp học tiếp theo. Đọc diễn cảm một đoạn văn, đoạn thơ, một đoạn đối thoại hoặc một bài văn ngắn trong chương trình tập đọc lớp 5 cấp tiểu học là yêu cầu quan trọng nhất đối với phân môn tập đọc. “Học đọc” ở tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng, giúp các em có một công cụ để tiếp nhận thông tin, học tập trong nhà trường và tự học sau này. Cho nên, giáo viên bậc tiểu học, đặc biệt là những giáo viên đang dạy lớp 5, phải nắm chắc yêu cầu rèn đọc ở từng lớp mới định hướng cho học sinh rèn đọc đúng trọng tâm. Có như thế các em mới có kĩ năng cảm thụ được nội dung và các hình thức nghệ thuật ( nếu có) mà tác giả muốn thông qua đó đề cập một vấn đề cuộc sống, nhân văn, đạo đức, xã hội…Muốn làm được như thế, người thầy giáo phải có kiến thức sâu rộng, am hiểu bài văn, bài thơ cả nội dung và nghệ thuật và hoàn cảnh ra đời của bài văn, bài thơ đó.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Qua quá trình giảng dạy và dự giờ ở lớp 5, tôi nhận thấy rằng việc rèn kĩ năng đọc của các em mới dừng ở mức độ nhất định: thực hiện khá tốt kĩ năng đọc lưu loát, trôi chảy, còn kĩ năng đọc diễn cảm vẫn còn nhiều hạn chế, các em đã đọc lưu loát nhưng chất giọng và biểu đạt giọng đọc văn bản chưa hấp dẫn, chưa lôi cuốn đựơc người nghe, chưa thể hiện đựơc cái hay của nội dung văn bản. Ở tất cả các tác phẩm văn thơ,  các em đọc giọng đều đều chung chung như nhau, chưa nêu bật đựơc nội dung tư tưởng của tác phẩm đề cập đến. Các em chưa có kĩ năng đọc biểu thị linh hoạt theo ngữ điệu từng loại câu, kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến; những từ ngữ quan trọng trong câu cần hạ giọng, cao giọng, nhấn mạnh; các tiếng gieo vần trong thơ, nhịp thơ các em chưa phân biệt rõ ràng. Đặc biệt dấu hiệu chuyển đổi giọng biểu thị niềm vui, nỗi buồn, sự nghiêm trang còn hạn chế hoặc các từ ngữ phiên âm nước ngoài các em đọc chưa chuẩn. Khi đọc các em chưa thể hiện tính cách của nhân vật trong bài văn hội thoại. Đó là những khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thu của học sinh cũng như rèn dạy học sinh đọc diễn cảm. Trong một lớp ít em thực hiện đựơc các kĩ năng rèn đọc diễn cảm, vì kĩ năng rèn đọc diễn cảm rất khó, thời gian luyện đọc ít, lực học trong lớp không đều.
Với thực tế trên, tôi đi sâu vào nghiên cứu dạy phân môn tập đọc 5, đặc biệt chú ý rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh với mong muốn giúp cho học sinh có được kĩ năng đọc tốt các văn bản dài và thể hiện được nội dung văn bản ở mức độ cao góp phần học tốt các môn học khác. Để đề tài đạt kết quả cao bản thân giáo viên không ngừng trau dồi tích luỹ những kiến thức kĩ năng kinh nghiệm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Văn Mười
Dung lượng: 209,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)