Giáo dục BVMT môn Văn
Chia sẻ bởi Lê Văn Duẩn |
Ngày 21/10/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: Giáo dục BVMT môn Văn thuộc Tiếng Anh 9
Nội dung tài liệu:
CHÀO MỪNG THẦY CÔ GIÁO
HUYỆN NÚI THÀNH VỀ THAM DỰ BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN NGỮ VĂN THCS
HÈ 2009
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG MÔN NGỮ VĂN
TRUNG HỌC CƠ SỞ
Tháng 8 năm 2009
I. ĐỊNH NGHĨA:
1. Môi trường:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
(Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005)
2. Môi trường sống của con người được phân thành:
- Môi trường tự nhiên bao gồm các thành phần của tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật, …
- Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người, định hướng hoạt động của con người theo khuôn khổ nhất định, tạo thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. Môi trường xã hội được thể hiện cụ thể bằng các luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, …
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH:
1. Tình hình thực tiễn của môi trường hiện nay:
1.1. Môi trường tự nhiên:
- Rừng: bị chặt phá bừa bãi;
- Nguồn nước: bị ô nhiễm trầm trọng bởi chất thải
sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại;
- Động vật và thực vật: bị tàn sát nặng nề;
- Khí hậu: bị biến đổi, ngày càng trở nên khắc nghiệt;
- Các loại khoáng sản: bị khai thác triệt để, cạn kiệt dần.
1.2. Môi trường xã hội:
- Mặt trái của cơ chế thị trường:
+ Đề cao mãnh lực đồng tiền;
+ Coi nhẹ mọi giá trị tinh thần, văn hóa.
- Ảnh hưởng bởi văn hóa và đời sống phương Tây:
+ Lối sống thực dụng;
+ Lối sống vị kỉ cá nhân.
2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành
Giáo dục và Đào tạo về công tác giáo dục BVMT:
2.1. Ngày 17/10/2001, Thủ tướng Chính phủ kí Quyết
định 1363/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “Đưa các
nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”.
- Tiếp đến ngày 02/12/2003, Thủ tướng Chính phủ ra
Quyết định 256/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược bảo
vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020.
2.2. Ngày 15/11/2004, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 41/NQ/TƯ về “Bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
- Chủ trương: “Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình, sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân, tăng dần thời lượng và tiến tới hình thành môn học chính khóa đối với các cấp học phổ thông”.
2.3. Ngày 29/11/2005, Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua Luật Bảo vệ môi trường quy định về giáo
dục BVMT và đào tạo nguồn nhân lực BVMT.
- Điều 107: “Giáo dục về môi trường là một nội dung của chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông”.
2.4. Ngày 31/01/2005, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ra
Chỉ thị “Về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường”.
- Xác định nhiệm vụ: Trang bị cho HS kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các
hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, xây dựng mô hình nhà trường xanh - sạch - đẹp phù hợp với các vùng, miền.
III. CÁCH THỨC TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN NGỮ VĂN
1. Các nguyên tắc tích hợp:
1.1. Chỉ tích hợp với những bài có nội dung thật sự liên quan đến môi trường.
1.2. Đảm bảo đặc trưng của môn học.
1.3. Không làm tăng nội dung học tập dẫn đến quá tải.
1.4. Chia nhỏ, rải đều vấn đề môi trường vào các bài trong mỗi lớp một cách hợp lý.
1.5. Đảm bảo tính hấp dẫn của các hoạt động thực tiễn về môi trường.
2. Phương thức giáo dục BVMT:
2.1. Giáo dục BVMT trong giờ học nội khóa:
a) Nội dung giáo dục BVMT được tích hợp trong
các môn học thông qua các chương, bài cụ thể.
Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ:
- Mức độ toàn phần.
- Mức độ bộ phận.
- Mức độ liên hệ:
b) Những địa chỉ bài có khả năng tích hợp giáo dục BVMT:
- Trong quá trình soạn giảng, GV cần lưu ý:
+ Có thể thêm hoặc bớt một số bài vào những địa chỉ đã nêu, miễn sao các bài đó phải có khả năng liên hệ tích hợp giáo dục BVMT.
+ Nội dung, mức độ, hình thức tích hợp giáo dục BVMT của các bài trong các địa chỉ đã nêu có thể được điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi để cho phù hợp hơn, hay hơn, có hiệu quả hơn, miễn sao phải đảm bảo các nguyên tắc tích hợp.
- Một số cách thức giáo dục BVMT cần thực hiện trong lúc soạn giảng:
+ Tích hợp giáo dục BVMT thông qua những câu hỏi yêu cầu HS trả lời.
+ Tích hợp giáo dục BVMT thông qua những lời giảng, lời bình.
+ Tích hợp giáo dục BVMT thông qua tạo tình huống cho HS bàn luận, trao đổi ý kiến.
+ Tích hợp giáo dục BVMT thông qua việc cho HS quan sát tranh ảnh, theo dõi những thước phim, nghe ca nhạc và yêu cầu HS giải quyết những vấn đề có liên quan.
+ Tích hợp giáo dục BVMT thông qua việc cho HS tìm từ ngữ, viết câu văn, đoạn văn, bài văn, tập làm đoạn thơ, bài thơ có liên quan đến môi trường.
- Các nội dung tích hợp giáo dục BVMT trong thiết kế giáo án cần được thể hiện bằng những kí hiệu riêng (viết mực đỏ hoặc có gạch chân, hoặc chữ đậm, chữ nghiêng, …).
2.2. Giáo dục BVMT trong giờ hướng dẫn thực hành, thực tế, ngoại khóa:
a) Nguyên tắc:
- Thiết thực, vừa sức, có tính khả thi cao, phù hợp với thực trạng của trường, lớp, địa phương.
- Đa dạng, hấp dẫn phù hợp với lứa tuổi từng lớp, cấp, mang tính giáo dục cao.
- Kết hợp thực hiện dưới các hình thức thường xuyên và đột xuất, gắn liền và tận dụng một phần của phần thực hành, các tiết học chính khóa, luyện tập, chương trình địa phương.
- Có kế hoạch cả năm từ đầu năm học, hướng dẫn cụ thể, kiểm tra đánh giá thường xuyên.
b) Gợi ý một số nội dung thực hành, thực tế, ngoại khóa:
- Hoạt động thực hành, thực tế cần được các GV bộ môn báo cáo với lãnh đạo nhà trường để thống nhất các khối lớp, tránh sự chồng chéo không cần thiết, gây khó khăn cho HS.
- Môn Ngữ văn có rất nhiều cơ hội để thực hành và thực tế, dựa vào các bài học cụ thể.
Ví dụ thực hành:
+ Bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ: HS tìm hiểu hoàn cảnh địa lý, nơi nhà trường đóng hoặc nơi các em sinh sống.
+ Bài Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000: HS tìm hiểu tình hình sử dụng bao bì ni lông ở gia đình và khu vực mình ở; tổ chức một ngày thứ bảy tổng vệ sinh trường lớp, tổ chức ngày chủ nhật tổng vệ sinh ở địa phương.
+ Bài Ôn dịch, thuốc lá: HS sưu tầm tranh ảnh nói về tác hại của thuốc lá; vận động hạn chế hút thuốc hoặc bỏ thuốc lá đối với người thân trong gia đình.
- Tổ chức cuộc thi sáng tác văn học về đề tài BVMT:
+ GV nêu rõ mục đích, yêu cầu, thể lệ cuộc thi. + Ban Tổ chức, Ban Giám khảo.
+ Kết quả cuộc thi.
- Tổ chức cho HS đi tham quan các danh lam thắng cảnh; cũng có thể thăm, xem xét nơi bị ô nhiễm nguồn nước hay rác thải.
- Tổ chức thi vẽ tranh về đề tài BVMT.
- Tổ chức diễn tiểu phẩm, ngâm thơ, kể chuyện, độc tấu về đề tài môi trường.
- Trình bày ngoại khóa về những vấn đề môi trường toàn cầu, môi trường của nước ta và môi trường khu vực.
- Hướng dẫn HS sưu tầm những bài thơ, mẩu chuyện, bức ảnh, tranh vẽ về đề tài môi trường.
3. Gợi ý kiểm tra, đánh giá về giáo dục bảo vệ môi trường:
Nói chung, vấn đề môi trường là vấn đề tích hợp khi dạy môn khoa học cơ bản. Do đó, không thể ra một đề kiểm tra hoàn toàn về nội dung môi trường. Tuy nhiên, trong các câu hỏi hay bài tập, GV có thể có những câu hỏi liên quan đến môi trường.
3.1. Đối với phân môn Văn học và Tiếng Việt:
Bài tập kiểm tra 15 phút, 1 – 2 tiết, kiểm tra học kỳ có phần trắc nghiệm:
- Bên cạnh các câu hỏi kiểm tra nội dung kiến thức các bài đã học cần có một vài câu tích hợp mang nội dung kiểm tra nhận thức về môi trường.
- Các câu hỏi kiểm tra nhận thức về môi trường phải bắt nguồn từ một bài hoặc một số bài đã học tính đến thời điểm được kiểm tra.
3.2. Đối với phân môn Tập làm văn:
Gợi ý một số đề tự luận:
1. Mười lăm năm sau, nếu em được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố mời tham gia dự án cải tạo dòng sông nơi em ở đang bị ô nhiễm nặng nề, em sẽ trình bày dự án của mình như thế nào?
2. Giấc mộng kinh hoàng của người nghiện thuốc lá.
3. Thuốc lá tự kể chuyện mình.
Nên ra một số đề bài có nội dung liên quan đến môi trường để kiểm tra kỹ năng làm văn đồng thời kiểm tra nhận thức về BVMT của HS.
4. Cách giải tối ưu của em cho “bài toán dân số” ở Việt Nam.
5. Thu hoạch cá nhân sau một lần tham quan vườn hoa hoặc một danh lam thắng cảnh – di tích lịch sử của thành phố quê hương.
6. Rừng nổi giận.
7. Sông, hồ kêu cứu.
8. Lâm tặc và rừng.
9. Chuyện của cây xanh.
10. Gia đình lý tưởng.
11. Rác thải và vệ sinh môi trường.
12. Khói và bụi.
IV. PHỤ LỤC
Một số bài thơ đã đạt giải cuộc thi Hành tinh xanh mãi mãi xanh năm 2001 do báo Thiếu niên Tiền phong và Côca-Côla Việt Nam tổ chức để GV làm tư liệu giảng dạy.
--------------------------
13. Ngôi nhà mơ ước giữa thiên nhiên.
14. Hình dung của em về Hà Nội – Thăng Long 1000 năm tuổi – thành phố xanh, sạch, hòa bình, hiện đại.
Xin chân thành cảm ơn
HUYỆN NÚI THÀNH VỀ THAM DỰ BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN NGỮ VĂN THCS
HÈ 2009
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG MÔN NGỮ VĂN
TRUNG HỌC CƠ SỞ
Tháng 8 năm 2009
I. ĐỊNH NGHĨA:
1. Môi trường:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
(Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005)
2. Môi trường sống của con người được phân thành:
- Môi trường tự nhiên bao gồm các thành phần của tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật, …
- Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người, định hướng hoạt động của con người theo khuôn khổ nhất định, tạo thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. Môi trường xã hội được thể hiện cụ thể bằng các luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, …
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH:
1. Tình hình thực tiễn của môi trường hiện nay:
1.1. Môi trường tự nhiên:
- Rừng: bị chặt phá bừa bãi;
- Nguồn nước: bị ô nhiễm trầm trọng bởi chất thải
sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại;
- Động vật và thực vật: bị tàn sát nặng nề;
- Khí hậu: bị biến đổi, ngày càng trở nên khắc nghiệt;
- Các loại khoáng sản: bị khai thác triệt để, cạn kiệt dần.
1.2. Môi trường xã hội:
- Mặt trái của cơ chế thị trường:
+ Đề cao mãnh lực đồng tiền;
+ Coi nhẹ mọi giá trị tinh thần, văn hóa.
- Ảnh hưởng bởi văn hóa và đời sống phương Tây:
+ Lối sống thực dụng;
+ Lối sống vị kỉ cá nhân.
2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành
Giáo dục và Đào tạo về công tác giáo dục BVMT:
2.1. Ngày 17/10/2001, Thủ tướng Chính phủ kí Quyết
định 1363/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “Đưa các
nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”.
- Tiếp đến ngày 02/12/2003, Thủ tướng Chính phủ ra
Quyết định 256/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược bảo
vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020.
2.2. Ngày 15/11/2004, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 41/NQ/TƯ về “Bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
- Chủ trương: “Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình, sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân, tăng dần thời lượng và tiến tới hình thành môn học chính khóa đối với các cấp học phổ thông”.
2.3. Ngày 29/11/2005, Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua Luật Bảo vệ môi trường quy định về giáo
dục BVMT và đào tạo nguồn nhân lực BVMT.
- Điều 107: “Giáo dục về môi trường là một nội dung của chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông”.
2.4. Ngày 31/01/2005, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ra
Chỉ thị “Về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường”.
- Xác định nhiệm vụ: Trang bị cho HS kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các
hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, xây dựng mô hình nhà trường xanh - sạch - đẹp phù hợp với các vùng, miền.
III. CÁCH THỨC TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN NGỮ VĂN
1. Các nguyên tắc tích hợp:
1.1. Chỉ tích hợp với những bài có nội dung thật sự liên quan đến môi trường.
1.2. Đảm bảo đặc trưng của môn học.
1.3. Không làm tăng nội dung học tập dẫn đến quá tải.
1.4. Chia nhỏ, rải đều vấn đề môi trường vào các bài trong mỗi lớp một cách hợp lý.
1.5. Đảm bảo tính hấp dẫn của các hoạt động thực tiễn về môi trường.
2. Phương thức giáo dục BVMT:
2.1. Giáo dục BVMT trong giờ học nội khóa:
a) Nội dung giáo dục BVMT được tích hợp trong
các môn học thông qua các chương, bài cụ thể.
Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ:
- Mức độ toàn phần.
- Mức độ bộ phận.
- Mức độ liên hệ:
b) Những địa chỉ bài có khả năng tích hợp giáo dục BVMT:
- Trong quá trình soạn giảng, GV cần lưu ý:
+ Có thể thêm hoặc bớt một số bài vào những địa chỉ đã nêu, miễn sao các bài đó phải có khả năng liên hệ tích hợp giáo dục BVMT.
+ Nội dung, mức độ, hình thức tích hợp giáo dục BVMT của các bài trong các địa chỉ đã nêu có thể được điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi để cho phù hợp hơn, hay hơn, có hiệu quả hơn, miễn sao phải đảm bảo các nguyên tắc tích hợp.
- Một số cách thức giáo dục BVMT cần thực hiện trong lúc soạn giảng:
+ Tích hợp giáo dục BVMT thông qua những câu hỏi yêu cầu HS trả lời.
+ Tích hợp giáo dục BVMT thông qua những lời giảng, lời bình.
+ Tích hợp giáo dục BVMT thông qua tạo tình huống cho HS bàn luận, trao đổi ý kiến.
+ Tích hợp giáo dục BVMT thông qua việc cho HS quan sát tranh ảnh, theo dõi những thước phim, nghe ca nhạc và yêu cầu HS giải quyết những vấn đề có liên quan.
+ Tích hợp giáo dục BVMT thông qua việc cho HS tìm từ ngữ, viết câu văn, đoạn văn, bài văn, tập làm đoạn thơ, bài thơ có liên quan đến môi trường.
- Các nội dung tích hợp giáo dục BVMT trong thiết kế giáo án cần được thể hiện bằng những kí hiệu riêng (viết mực đỏ hoặc có gạch chân, hoặc chữ đậm, chữ nghiêng, …).
2.2. Giáo dục BVMT trong giờ hướng dẫn thực hành, thực tế, ngoại khóa:
a) Nguyên tắc:
- Thiết thực, vừa sức, có tính khả thi cao, phù hợp với thực trạng của trường, lớp, địa phương.
- Đa dạng, hấp dẫn phù hợp với lứa tuổi từng lớp, cấp, mang tính giáo dục cao.
- Kết hợp thực hiện dưới các hình thức thường xuyên và đột xuất, gắn liền và tận dụng một phần của phần thực hành, các tiết học chính khóa, luyện tập, chương trình địa phương.
- Có kế hoạch cả năm từ đầu năm học, hướng dẫn cụ thể, kiểm tra đánh giá thường xuyên.
b) Gợi ý một số nội dung thực hành, thực tế, ngoại khóa:
- Hoạt động thực hành, thực tế cần được các GV bộ môn báo cáo với lãnh đạo nhà trường để thống nhất các khối lớp, tránh sự chồng chéo không cần thiết, gây khó khăn cho HS.
- Môn Ngữ văn có rất nhiều cơ hội để thực hành và thực tế, dựa vào các bài học cụ thể.
Ví dụ thực hành:
+ Bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ: HS tìm hiểu hoàn cảnh địa lý, nơi nhà trường đóng hoặc nơi các em sinh sống.
+ Bài Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000: HS tìm hiểu tình hình sử dụng bao bì ni lông ở gia đình và khu vực mình ở; tổ chức một ngày thứ bảy tổng vệ sinh trường lớp, tổ chức ngày chủ nhật tổng vệ sinh ở địa phương.
+ Bài Ôn dịch, thuốc lá: HS sưu tầm tranh ảnh nói về tác hại của thuốc lá; vận động hạn chế hút thuốc hoặc bỏ thuốc lá đối với người thân trong gia đình.
- Tổ chức cuộc thi sáng tác văn học về đề tài BVMT:
+ GV nêu rõ mục đích, yêu cầu, thể lệ cuộc thi. + Ban Tổ chức, Ban Giám khảo.
+ Kết quả cuộc thi.
- Tổ chức cho HS đi tham quan các danh lam thắng cảnh; cũng có thể thăm, xem xét nơi bị ô nhiễm nguồn nước hay rác thải.
- Tổ chức thi vẽ tranh về đề tài BVMT.
- Tổ chức diễn tiểu phẩm, ngâm thơ, kể chuyện, độc tấu về đề tài môi trường.
- Trình bày ngoại khóa về những vấn đề môi trường toàn cầu, môi trường của nước ta và môi trường khu vực.
- Hướng dẫn HS sưu tầm những bài thơ, mẩu chuyện, bức ảnh, tranh vẽ về đề tài môi trường.
3. Gợi ý kiểm tra, đánh giá về giáo dục bảo vệ môi trường:
Nói chung, vấn đề môi trường là vấn đề tích hợp khi dạy môn khoa học cơ bản. Do đó, không thể ra một đề kiểm tra hoàn toàn về nội dung môi trường. Tuy nhiên, trong các câu hỏi hay bài tập, GV có thể có những câu hỏi liên quan đến môi trường.
3.1. Đối với phân môn Văn học và Tiếng Việt:
Bài tập kiểm tra 15 phút, 1 – 2 tiết, kiểm tra học kỳ có phần trắc nghiệm:
- Bên cạnh các câu hỏi kiểm tra nội dung kiến thức các bài đã học cần có một vài câu tích hợp mang nội dung kiểm tra nhận thức về môi trường.
- Các câu hỏi kiểm tra nhận thức về môi trường phải bắt nguồn từ một bài hoặc một số bài đã học tính đến thời điểm được kiểm tra.
3.2. Đối với phân môn Tập làm văn:
Gợi ý một số đề tự luận:
1. Mười lăm năm sau, nếu em được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố mời tham gia dự án cải tạo dòng sông nơi em ở đang bị ô nhiễm nặng nề, em sẽ trình bày dự án của mình như thế nào?
2. Giấc mộng kinh hoàng của người nghiện thuốc lá.
3. Thuốc lá tự kể chuyện mình.
Nên ra một số đề bài có nội dung liên quan đến môi trường để kiểm tra kỹ năng làm văn đồng thời kiểm tra nhận thức về BVMT của HS.
4. Cách giải tối ưu của em cho “bài toán dân số” ở Việt Nam.
5. Thu hoạch cá nhân sau một lần tham quan vườn hoa hoặc một danh lam thắng cảnh – di tích lịch sử của thành phố quê hương.
6. Rừng nổi giận.
7. Sông, hồ kêu cứu.
8. Lâm tặc và rừng.
9. Chuyện của cây xanh.
10. Gia đình lý tưởng.
11. Rác thải và vệ sinh môi trường.
12. Khói và bụi.
IV. PHỤ LỤC
Một số bài thơ đã đạt giải cuộc thi Hành tinh xanh mãi mãi xanh năm 2001 do báo Thiếu niên Tiền phong và Côca-Côla Việt Nam tổ chức để GV làm tư liệu giảng dạy.
--------------------------
13. Ngôi nhà mơ ước giữa thiên nhiên.
14. Hình dung của em về Hà Nội – Thăng Long 1000 năm tuổi – thành phố xanh, sạch, hòa bình, hiện đại.
Xin chân thành cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Văn Duẩn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)