Giáo dục biển đảo

Chia sẻ bởi Đặng Thị Thúy Tiếp | Ngày 03/05/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: Giáo dục biển đảo thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN
GIÁO DỤC MẦM NON
HÈ 2013
Bình Dương - Tháng 8/2013
GIÁO DỤC MẦM NON
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC
VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO
VÀO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẪU GIÁO 5 TUỔI
3
Mục đích giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo Việt Nam
Mục đích giáo dục
Thực hiện QĐ số 373/QĐ-TTg ngày 23/3/2010 của Thủ tưởng Chính phủ về việc phê duyệt “ Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý bảo vệ PT bến vững biển và hải đảo Việt Nam” với mục đích là đến năm 2015 nhận thức của đội ngũ cán bộ công chức và các tầng lớp nhân dân trong xã hội
Nước ta có một vùng biển đặc quyền kinh tế với diện tích trên 1tr km2, bờ biển dài 3.260km . Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc biển có vai trò, vị trí quan trọng, góp phần vào sự tăng trưởng KT-XH
Mục đích giáo dục
Đưa nội dung GD về tài nguyên và môi trường biển đảo vào chương trình GDMN là bước đầu giúp trẻ nhận biết được vị trí, tài nguyên và môi trường biển đảo Việt Nam. Hình thành cho trẻ ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo Việt Nam

NỘI DUNG GIÁO DỤC VỀ TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 TUỔI








NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG NỘI DUNG
GIÁO DỤC VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO CHO TRẺ MG 5 TUỔI
7
Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính mục tiêu.
8

Nội dung giáo dục phải đảm bảo góp phần giáo dục ở trẻ tình yêu, lòng tự hào và ý thức bảo vệ, giữ gìn biển, đảo quê hương Việt Nam, hướng đến thực hiện mục tiêu giáo dục MN, phát triển nhân cách toàn diện, hài hòa ở trẻ.
Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính khoa học
9
Nội dung giáo dục được xây dựng phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ.
Nội dung giáo dục được xây dựng theo hướng tích hợp nhẹ nhàng, hợp lý trong các chủ đề, các hoạt động, không gây quá tải trong thực hiện chương trình GDMN.
Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính hệ thống
10
Nội dung giáo dục đảm bảo tính phát triển, mở rộng dần theo hướng đồng tâm, phát triển: từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp, gắn với thực tế của địa phương nơi trẻ sống.
11
NỘI DUNG GIÁO DỤC VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO CHO TRẺ MG 5 TUỔI
12
12
1- Nhận biết một số vùng biển và hải đảo Việt Nam;
2- Ích lợi của biển, hải đảo;
3- Một số nguyên nhân gây ô nhiễm/làm ảnh hưởng biển, hải đảo;
4- Tham gia bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.

Nội dung cơ bản GD về tài nguyên, môi trường, biển, hải đảo:


1. Nhận biết một số vùng biển và hải đảo VN:
13
a. Nhận biết vùng biển Việt Nam thông qua tên gọi, vị trí địa lí và một vài đặc điểm nổi bật của một số bãi biển nổi tiếng ở Việt Nam.
- Bãi biển Trà cổ - Móng Cái, Quảng Ninh bãi biển rộng, bằng phẳng, cát trắng mịnh màng
- Bãi biển Hạ Long , tỉnh Quảng Ninh.
- Biển Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.
1. Nhận biết một số vùng biển và hải đảo VN:
14
- Biển Đồ Sơn, tỉnh Hải Phòng
- Biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
- Biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
- Biển Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu…
(Nội dung chi tiết tham khảo ở bài 1 trong tài liệu (mục Biển của Việt Nam))
b. Nhận biết đảo nổi tiếng Việt Nam thông qua tên gọi, một vài đặc điểm nổi bật, vị trí địa lý của một số đảo lớn của VN
- Quần đảo Hoàng Sa , TP. Đà Nẵng
- Quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa Dù ở vùng có biển hay vùng không có biển, giáo viên cho trẻ nhận biết đây là 2 quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam

15
- Đảo Cát Bà, TP. Hải Phòng
- Đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
- Đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
- Côn Đảo - Bà Rịa Vũng Tàu…
(Nội dung chi tiết tham khảo ở bài 1 trong tài liệu (mục Hải đảo của Việt Nam))
16
2. Ích lợi của biển, đảo
1- Cung cấp thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho con người (Cá, cua, tôm...)
2- Cung cấp nguyên liệu để làm thuốc chữa bệnh cho con người (Rong, tảo)
3- Khu du lịch để tham quan, nghỉ ngơi, tắm mát
17
2. Ích lợi của biển, đảo

4- Phát triển các nghề
+ Nghề nuôi tôm, cua, cá...
+ Nghề đánh bắt đánh cá
+ Chế biến hải sản thành nước mắm, tôm, cá đông lạnh
+ Nghề làm muối từ nước biển
18
2. Ích lợi của biển, đảo

5- Giao thông vận tải biển
+ Đường giao thông trên biển giúp mọi người và tàu thuyền đi lại.
+ Cảng biển nơi bốc dỡ hàng hóa
6- Cung cấp nguồn năng lượng sạch
+ Gió giúp tàu thuyền chạy trên biển
+ Biển có các mỏ dầu
19
3. Một số nguyên nhân gây ô nhiễm/làm ảnh hưởng biển, hải đảo
20
Do rác thải: Rác thải của mọi người khi đi du lịch xả xuống biển, do rác thải của các khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt của người dân không được xử lý đổ thẳng ra biển.
Do tràn dầu: Tàu bè đi lại trên biển làm tràn dầu, hoặc những vụ chìm tàu, đắm tàu do bão, lốc...
3. Một số nguyên nhân gây ô nhiễm/làm ảnh hưởng biển, hải đảo
21
Do chặt phá cây: con người chặt phá cây trồng ven biển
Do con người khai thác cạn kiệt tài nguyên biển: đánh bắt cá tùy tiện, khai thác các loài tảo, rong biển quá mức ... làm cạn kiệt tài nguyên biển, một số loài động thực vật biển có nguy cơ bị tuyệt chủng

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC VỀ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN,
HẢI ĐẢO VÀO CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC MẪU GIÁO 5 TUỔI








NGUYÊN TẮC TÍCH HỢP NỘI DUNG
GIÁO DỤC VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VÀO CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC MẪU GIÁO 5 TUỔI
23
Nguyên tắc 1:
24
Nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo được tích hợp phù hợp trong tất cả các lĩnh vực giáo dục: Giáo dục phát triển Thể chất; Giáo dục phát triển Nhận thức; Giáo dục phát triển Ngôn ngữ; Giáo dục phát triển Thẩm mỹ; Giáo dục phát triển Tình cảm, kỹ năng xã hội.
Nguyên tắc 2:
25
Nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo tích hợp vào hoạt động phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Các hoạt động phải gần gũi, không xa lạ, gắn với thực tế địa phương, đảm bảo tự nhiên, nhẹ nhàng.
Nguyên tắc 3:
26
Nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo có thể tích hợp trong cả một hoạt động hoặc trong một phần của hoạt động.
27
Gợi ý tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào các chủ đề, các lĩnh vực giáo dục và các hoạt động trong ngày trong CTGDMG 5 tuổi
28
28
Trong chương trình giáo dục mầm non, nội dung giáo dục của các lĩnh vực được thực hiện qua các chủ đề, giáo viên có thể tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào một số chủ đề phù hợp.
29
29
30
30
31
31
32
32
33
33
Trong từng thời điểm diễn ra hoạt động, giáo viên luôn có ý thức lồng ghép các hoạt động có nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo một cách hợp lý, tự nhiên nhằm giúp trẻ hình thành thái độ, thói quen và kĩ năng sống tích cực.


34


Gợi ý tích hợp nội dung giáo dục vào các thời điểm trong ngày và các hoạt động giáo dục trong CTGDMN
35
36
37
Tóm lại:
Có thể tích hợp nội dung về tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào các hoạt động (thời điểm) trong ngày và các hoạt động giáo dục (theo các lĩnh vực GD) trong CTGDMN sao cho phù hợp.
38
Một số lưu ý khi tổ chức hoạt động
39
– Các hoạt động được giới thiệu trong tài liệu là những gợi ý dựa vào đó để giáo viên tham khảo hoặc có thể thiết kế hoạt động tương tự nhằm đạt mục đích giáo dục và chuyển tải được nội dung đến với trẻ.
Một số lưu ý khi tổ chức hoạt động
40
– Trên cơ sở các hoạt động đã được thiết kế giáo viên lựa chọn và đưa vào tổ chức ở các thời điểm trong ngày cho phù hợp với nội dung đã xây dựng theo Chương trình giáo dục mầm non.
– Khi tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ thực hiện, giáo viên có thể thay thế đồ dùng, học liệu phù hợp với điều kiện của lớp, trường và của địa phương nơi trẻ sống.
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Thúy Tiếp
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)