GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG-PHẦN CHUNG

Chia sẻ bởi Võ Thị Lý | Ngày 12/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG-PHẦN CHUNG thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:





TẬP HUẤN
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC
MÔN HỌC Ở TIỂU HỌC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ TAM KỲ
Tam Kỳ, tháng 8/ 2011
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐƯA NỘI DUNG GIÁO DỤC BVMT VÀO TRƯỜNG HỌC ==============================================================
Ch? th? 36-CT/TW
1998
Luật BVMT 1993
TK: 10 năm Luật
6 năm CT
Luật BVMT
2005
1363/QĐ-TTg 17/10/2001
CT 02/2005/
BGDĐT
NQ 41-NQ/TW
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐƯA NỘI DUNG GIÁO DỤC BVMT VÀO TRƯỜNG HỌC ==============================================================
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN
==============================================================
Nội dung tập huấn:
1. Những vấn đề chung
2. Tích hợp Giáo dục BVMT qua các môn học.
Phương pháp tập huấn:
- Báo cáo viên nêu vấn đề, học viên trao đổi thảo luận theo nhóm
- Các nhóm trình bày và báo cáo viên chốt nội dung trọng tâm.
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
==============================================================

1. Một số kiến thức về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường:
a, Một số vấn đề về môi trường:
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về môi trường.
Căn cứ vào kinh nghiệm và kiến thức về môi trường của bạn, căn cứ vào các thông tin về môi trường trên các phương tiện thông tin mà bạn biết, hãy thảo luận trong nhóm và và trả lời các câu hỏi sau:
- Môi trường là gì?
- Môi trường sống của con người bao gồm những gì?
- Quan niệm của bạn về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội?
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
============================================

PH?N TH? NH?T: NH?NG V?N D? CHUNG
==============================================================
Khái niệm môi trường: Môi trường bao gồm toàn bộ các điều kiện tự nhiên, điều kiện nhân tạo và điều kiện kinh tế xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng đến sự phát triển của từng cá thể cũng như của toàn nhân loại.
Môi trường sống của con người bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố thiên nhiên như vật lí, hóa học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người.
Môi trường xã hội là tổng hòa các mối quan hệ giữa con người với con người. Đó là các luật lệ, thể chế, quy định nhằm hướng các hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo thuận lợi cho sự phát triển cuộc sống của con người.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của môi trường:
Môi trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của chúng ta. Theo bạn môi trường có những chức năng cơ bản nào?

PH?N TH? NH?T: NH?NG V?N D? CHUNG
===================================================
Chức năng của môi trường: có 4 chức năng:
- Cung cấp không gian sinh sống cho con người.
- Cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ cho đời sống và sản xuất của con người.
- Là nơi chứa đựng và phân hủy các phế thải do con người tạo ra.
- Là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin.

PH?N TH? NH?T: NH?NG V?N D? CHUNG
===================================================
Hoạt động 3: Tìm hiểu Ô nhiễm môi trường
Bằng kinh nghiệm và qua các tài liệu, qua các phương tiện thông tin, bạn hãy thảo luận trong nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
- Thế nào là ô nhiễm môi trường?
- Mô tả khái quát và cho ví dụ cụ thể về tình trạng môi trường của thế giới và của Việt Nam. Nêu nguyên nhân của tình trạng đó.

PH?N TH? NH?T: NH?NG V?N D? CHUNG
===================================================
Ô nhiễm môi trường: hiểu một cách đơn giản là:
- Làm bẩn, làm thoái hóa môi trường sống
- Làm biến đổi môi trường theo hướng tiêu cực toàn thể hay một phần bằng những chất gây tác hại. Sự biến đổi môi trường như vậy làm ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới đời sống con người và sinh vật, gây tác hại cho nông nghiệp, công nghiệp và làm giảm chất lượng cuộc sống của con người.

PH?N TH? NH?T: NH?NG V?N D? CHUNG
===================================================
Một số thông tin về môi trường thế giới:
- Hằng năm, các hoạt động công nghiệp thải ra 50% khí đioxit cacbon, bên cạnh đó các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người cũng thải ra hàng triệu tấn chất thải nguy hiểm gây ô nhiễm môi trường nặng.
- Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần suất thiên tai tăng.
- Suy giảm tầng ôzôn.
- Hầu hết các nguồn tài nguyên đều bị
suy thoái, nghiêm trọng nhất là tài nguyên đất, tài
nguyên
rừng, tài
nguyên
nước.

PH?N TH? NH?T: NH?NG V?N D? CHUNG
===================================================

PH?N TH? NH?T: NH?NG V?N D? CHUNG
===================================================
Một số thông tin về môi trường Việt Nam:
Có thể tóm tắt tình trạng môi trường của Việt Nam hiện nay như sau: cạn kiệt tài nguyên rừng, khoáng sản; suy thoái tài nguyên đất; ô nhiễm và suy kiệt tài nguyên biển; ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; chất độc do chiến tranh để lại gây hậu quả nặng nề; dân số tăng và phân bố không đều gây sức ép lớn đối với môi trường; ...

PH?N TH? NH?T: NH?NG V?N D? CHUNG
===================================================
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng môi trường ở nước ta hiện nay:
- Nhận thức về môi trường và BVMT của đại bộ phận nhân dân còn thấp.
- Thiếu công nghệ để khai thác tài nguyên hợp lý.
- Sử dụng không đúng kĩ thuật canh tác đất. Sử dụng thuốc trừ sâu không đúng kĩ thuật và lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu.
- Khai thác cây rừng, săn bắt thú rừng, ... bừa bãi dẫn đến suy kiệt tài nguyên rừng.
- Hoạt động khai thác dầu mỏ làm chết và hủy hoại nhiều loại hải sản ....
- Sự gia tăng dân số và việc sử dụng nước quá tải.
49
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
==============================================================


2. Giáo dục BVMT trong trường tiểu học
a, Khái niệm về Giáo dục BVMT:
Giáo dục BVMT là một trong các con đường có tác dụng tích cực và hiệu quả đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người và đảm bảo chiến lược cho cuộc sống bền vững.
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
==============================================================


Hoạt động 4: Tìm hiểu khái niệm Giáo dục BVMT
Bằng sự hiểu biết và qua các phương tiện thông tin, bạn hãy suy nghĩ và trao đổi trong nhóm về các vấn đề sau:
- Thế nào là giáo dục bảo vệ môi trường?
- Sự cần thiết phải giáo dục bảo vệ môi trường.
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
==============================================================


Giáo dục BVMT là một quá trình (thông qua các hoạt động chính quy và không chính quy) hình thành và phát triển ở người học sự hiểu biết, kĩ năng, giá trị quan tâm tới những vấn đè về môi ntrường, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.
Giáo dục BVMT nhằm giúp mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và sự nhạy cảm về môi trường cùng các vấn đề của nó; những khái niệm cơ bản về môi trường và BVMT; những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và BVMT; những kĩ năng giải quyết cũng như thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia; tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề về môi trường và có những hành động thích hợp giải quyết vấn đề.
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
==============================================================


Mục đích của giáo dục BVMT là làm cho các cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo, là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, lí học, xã hội, kinh tế và văn hóa; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kĩ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường và quản lý chất lượng môi trường.
Sự thiếu hiểu biết về môi trường và giáo dục BVMT của con người là một trong các nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm và suy thoái môi trường. Do vậy cần phải giáo dục cho mọi người biết và hiểu về môi trường, tầm quan trọng của môi trường trong sự phát triển bền vững và làm thế nào để BVMT. Do đó giáo dục BVMT phải là một nội dung giáo dục quan trọng nhằm đào tạo con người có kiến thức về môi trường, có đạo đức về môi trường, có năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường trong thực tiễn.
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
==============================================================


b, Mục tiêu giáo dục BVMT trong trường tiểu học:
Hoạt động 5:
Dựa trên những kiến thức cơ bản về môi trường và giáo dục BVMT mà bạn đã biết, dựa trên những kinh nghiệm dạy học về BVMT qua môn học ở tiểu học, bạn hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Xác định mục tiêu giáo dục BVMT trong trường tiểu học.
- Nêu tầm quan trọng của việc giáo dục BVMT trong trường tiểu học.
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
==============================================================


Mục tiêu giáo dục BVMT trong trường tiểu học: giáo dục BVMT cho học sinh tiểu học nhằm:
- Làm cho học sinh bước đầu hiểu và biết:
+ Các thành phần môi trường: đất, nước, không khí, ánh sáng, động vật, thực vật và quan hệ giữa chúng.
+ Mối quan hệ giữa con người và các thành phần môi trường.
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Biện pháp BVMT xung quanh (nhà ở, trường, lớp học, thôn xóm, phố phường, ...).
- Học sinh bước đầu có khả năng:
+ Tham gia các hoạt động BVMT phù hợp với lứa tuổi (trồng, chăm sóc cây; làm cho môi trường xanh - sạch đẹp).
+ Sống hòa hợp, gần gũi, thân thiện với môi trường.
+ Sống tiết kiệm, ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ, hợp tác.
+ Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương đất nước
+ Thân thiện với môi trường.
+ Quan tâm đến môi trường xung quanh.
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
==============================================================


Tầm quan trọng của việc giáo dục BVMT trong trường tiểu học
Theo số liệu thống kê, tính đến đầu năm 2008, cả nước có gần 7 triệu học sinh tiểu học, khoảng 323.526 giáo viên tiểu học với hơn 15.000 trường tiểu học. Tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu rất quan trọng trong việc đào tạo các em trở thành các công dân tốt cho đất nước “ cái gì (về nhân cách) không làm được ở tiểu học thì khó làm được ở các cấp học sau”. Giáo dục BVMT cho học sinh tiểu học tức là làm cho gần 10% dân số hiểu biết về môi trường và BVMT. Con số này sẽ nhân lên nhiều lần nếu các em biết và thực hiện được tuyên truyền về BVMT trong cộng đồng, từng bước tiến tới trong tương lai ta có cả một thế hệ biết và hiểu về môi trường, sống và làm việc vì môi trường, thân thiện với môi trường.
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
==============================================================


Nội dung giáo dục BVMT trong trường tiểu học:
Nội dung giáo dục BVMT trong trường tiểu học được tích hợp trong các môn học và đưa vào nội dung HĐGDNGLL với khối lượng kiến thức phù hợp:
- Môi trường xung quanh học sinh.
- Khái niệm về ô nhiễm môi trường.
- Ý thức về BVMT.
- Kĩ năng về BVMT trong cuộc sống và hoạt động.
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
==============================================================


Hoạt động 6:
Bạn đã xác định được mục tiêu và nội dung giáo dục BVMT trong trường tiểu học. Hãy thảo luận trong nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ sau:
- Đề xuất cách thức đưa nội dung giáo dục BVMT vào trường tiểu học.
- Nêu cách tiếp cận giáo dục BVMT trong trường tiểu học.

PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
==============================================================


Để thực hiện được mục tiêu, nội dung giáo dục BVMT trong trường tiểu học, trong điều kiện hiện nay, con đường tốt nhất là:
- Tích hợp nội dung giáo dục BVMT qua các môn học.
- Đưa giáo dục BVMT trở thành một nội dung của hoạt động GDNGLL.
- Quan tâm tới môi trường địa phương, thiết thực cải thiện môi trường địa phương, hình thành và phát triển thói quen ứng xử thân thiện với môi trường.
Tích hợp giáo dục BVMT vào các môn cấp tiểu học có 3 mức độ: mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ.
PHẦN THỨ HAI: TÍCH HỢP GD BVMT QUA CÁC MÔN HỌC
==============================================================


1. Các môn học tích hợp giáo dục BVMT: Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Tự nhiên và Xã hội, Mĩ thuật và HĐGDNGLL.
2. Phương thức tích hợp:
Hoạt động 7: Trao đổi tìm hiểu các nội dung sau:
- Khái niệm tích hợp.
- Các nguyên tắc tích hợp.
- Các mức độ tích hợp nội dung giáo dục BVMT.
PHẦN THỨ HAI: TÍCH HỢP GD BVMT QUA CÁC MÔN HỌC
==============================================================


Khái niệm tích hợp: Tích hợp là sự hòa trộn nội dung giáo dục môi trường vào nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau.
Các nguyên tắc tích hợp:
- Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học, không biến bài học bộ môn thành bài học giáo dục môi trường.
- Nguyên tắc 2: Khai thác nội dung giáo dục môi trường có chọn lọc, có tính tập trung vào chương, mục nhất định, không tràn lan tùy tiện.
- Nguyên tắc 3: Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh vàc kinh nghiệm thực tế mà các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để học sinh tiếp xúc với môi trường.
PHẦN THỨ HAI: TÍCH HỢP GD BVMT QUA CÁC MÔN HỌC
==============================================================


Các mức độ tích hợp nội dung giáo dục BVMT:
- Mức độ toàn phần: mục tiêu và nội dung của bài trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung giáo dục BVMT.
- Mức độ bộ phận: chỉ có một phần bài học có nội dung giáo dục môi trường, được thể hiện bằng mục riêng, một đoạn hay một vài câu trong bài học.
- Mức độ liên hệ: các kiến thức giáo dục môi trường không được nêu rõ trong sách giáo khoa nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ các kiến thức giáo dục môi trường.
PHẦN THỨ HAI: TÍCH HỢP GD BVMT QUA CÁC MÔN HỌC
==============================================================


3. Cách tích hợp và Phương pháp tích hợp giáo dục BVMT:
a, Cách tích hợp nội dung BVMT:
Xác định các kiến thức giáo dục BVMT tích hợp vào bài học. Để xác định các kiến thức giáo dục BVMT tích hợp vào bài học có thể tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu kĩ SGK và phân loại các bài học có nội dung hoặc có khả năng đưa giáo dục môi trường vào bài học. Xác định các mức độ tích hợp.
Bước 2: Xác định các kiến thức giáo dục BVMT đã được tích hợp vào bài (nếu có). Bước này quan trọng để xác định các phương pháp và hình thức tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức, kĩ năng về môi trường.
Bước 3: Xác định các bài có khả năng đưa kiến thức giáo dục môi trường vào bằng các hình thức liên hệ, mở rộng, dự kiến các kiến thức có thể đưa vào từng bài.
PHẦN THỨ HAI: TÍCH HỢP GD BVMT QUA CÁC MÔN HỌC
==============================================================


b, Phương pháp:
Nội dung giáo dục BVMT được tích hợp trong nội dung môn học. Vì vậy các phương pháp giáo dục BVMT cũng chính là phương pháp dạy học bộ môn.
Một số phương pháp để giáo dục BVMT đạt hiệu quả:
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thảo luận
- Phương pháp đóng vai
- Phương pháp trực quan

Tóm lại: Thực hiện tích hợp giáo dục BVMT trong các môn học cần lưu ý:
1. Mức độ tích hợp: có 3 mức độ: toàn phần, bộ phận, liên hệ. Chú ý hai thái cực tích hợp:
- Bỏ qua khi có thể tích hợp
- Khiên cưỡng
2. Không tách nội dung giáo dục BVMT riêng, hòa trộn 2 mục tiêu: mục tiêu giáo dục BVMT và mục tiêu môn học trong mỗi hoạt động.
3. Không biến bài học bộ môn thành bài học giáo dục BVMT, tích hợp nhẹ nhàng, phù hợp, không làm nặng bài học.
4. Cách tích hợp và phát hiện nội dung có thể tích hợp: sự chủ động của mỗi giáo viên trên điều kiện thực tiễn của mỗi địa phương.
CHÂN THÀNH CẢM ƠN
CÁC THẦY CÔ GIÁO

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Lý
Dung lượng: 11,58MB| Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)