Giáo dục ảnh hưởng nhân cách

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Tri | Ngày 18/03/2024 | 3

Chia sẻ tài liệu: Giáo dục ảnh hưởng nhân cách thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

1
GIÁO DỤC HỌC
Bài thuyết trình của Nhóm 1. Gồm các thành viên
Nguyễn Văn Tri: Người thuyết trình
Nguyễn Thị Hồng Nga: Kỹ thuật
Trầm Trần Mỹ Duyên: Hình ảnh
Trần Nghĩa Trung: Nội dung.
Vai trò của yếu tố di truyền và bẩm sinh
Vai trò của yếu tố môi trường
Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
Vai trò của hoạt động cá nhân đối với sự phát triển nhân cách
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
3. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
- Giáo dục là quá trình hoạt động phối hợp thống nhất giữa chủ thể (nhà giáo dục) và đối tượng (người được giáo dục) nhằm hình thành và phát triển nhân cách theo những yêu cầu của xã hội.
Đặc trưng của quá trình giáo dục là:
+ Tác động tự giác được điều khiển bởi cơ quan, lực lượng chuyên trách, khác với tác động tự phát tản mạn của môi trường.
+ Có mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, chương trình v.v… được tổ chức, lựa chọn khoa học phù hợp với mọi đối tượng, giúp học chiếm lĩnh được những kinh nghiệm, giá trị xã hội của nhân loại bằng con đường ngắn nhất.
3. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
5
3. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
- Nói tới vai trò của giáo dục, ngay từ thời Trung Hoa cổ đại, Khổng Tử (551 – 479 TCN) cũng đã có quan điểm đánh giá về vai trò của giáo dục “Viên ngọc không được mài dũa thì không thành đồ dung được. Con người không được học thì không biết gì về đạo lí” hoặc “Ăn no, mặc ấm, ngồi dưng không được giáo dục thì con người gần như cầm thú”. Bác Hồ cũng đã nói:
“Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”

6
3. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
7
3. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách, bởi vì nó được thực hiện theo định hướng thống nhất vì mục đích nhân cách lí tưởng mà xã hội đang yêu cầu.
Ba lực lượng giáo dục là gia đình, nhà trường và các đoàn thể của xã hội

8
3. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
Giáo dục gia đình được tiến hành sớm nhất từ khi đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời, tạo nên những phẩm chất nhân cách đầu tiên rất quan trọng làm nền tảng cho giáo dục nhà trường.
9
3. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
10
3. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
Giáo dục xã hội thông qua các đoàn thể, các tổ chức nhà nước với thể chế chính trị, pháp luật, văn hóa đạo đức, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách toàn diện theo sự phát triển của xã hội.

11
3. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
12
3. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
Giáo dục nhà trường có vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong việc thực hiện mục đích, nội dung giáo dục bằng các phương pháp khoa học có tác động mạnh nhất giúp cho học sinh hình thành năng lực ngăn ngừa, đấu tranh với những ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường hoặc di truyền bẩm sinh.
13
3. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
14
3. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
Giáo dục không chỉ vạch ra chiều hướng, mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách của học sinh mà còn tổ chức, chỉ đạo, dẫn dắt học sinh thực hiện quá trình đó đến kết quả mong muốn.
Giáo dục là những tác động tự giác có điều khiển, có thể mang lại những tiến bộ mà các yếu tố di truyền bẩm sinh hoặc môi trường, hoàn cảnh không thể tạo ra được do tác động tự phát.
Giáo dục có sức mạnh cải biến những nét tính cách, hành vi, phẩm chất lệch lạc không phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực của xã hội. Đó chính là kết quả quan trọng của giáo dục lại đối với trẻ em hư hoặc người phạm pháp.
15
3. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
16
3. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
Giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người khuyết tật hoặc thiểu năng do bệnh tật, tai nạn hoặc bẩm sinh., di truyền tạo ra. Nhờ có sự can thiệp sớm, nhờ có phương pháp giáo dục, rèn luyện đặc biệt cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện khoa học có thể giúp cho người khuyết tật, thiểu năng phục hồi một phần chức năng đã mất hoặc phát triển các chức năng khác nhằm bù trừ những chức năng bị khiếm khuyết, giúp cho họ hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng.
17
3. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
Giáo dục kìm hãm hoặc thúc đẩy các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đó theo một gia tốc phù hợp mà di truyền và môi trường không thể thực hiện được.
Để phát huy vai trò chủ đạo của mình, giáo dục cần tích cực góp phần cải tạo môi trường sống (gia đình, nhà trường, xã hội) làm cho nó ngày càng lành mạnh, văn minh, tạo thành định hướng thống nhất vì mục tiêu nhân cách.

18
3. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
Giáo dục phải diễn ra trong một quá trình có sự tác động đồng bộ của những thành tố như mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức quá trình giáo dục. Giáo dục phải bao gồm hoạt động tích cực, đa dạng của người giáo dục và người được giáo dục trong mối quan hệ thống nhất: phải phát hiện và phát huy triệt để những điều kiện bên trong (bẩm sinh, di truyền vốn có ở người được giáo dục) để những tiền năng trở thành hiện thực. Không nên coi “giáo dục là vạn năng”, thậm chí còn ảo tưởng dùng giáo dục để thay đổi xã hội.
19
3. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
20
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Tri
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)