Giáo án violet
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Huyền |
Ngày 17/10/2018 |
19
Chia sẻ tài liệu: giáo án violet thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Trường THCS Bưng Bàng - Tân Châu _ Tây Ninh
CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ TIẾNG VIỆT(tt)
Cấu tạo của cụm danh từ: Cấu tạo của cụm danh từ
@ Cấu tạo của cụm danh từ Thông thường, cụm danh từ có cấu tạo gồm mấy phần, từng phần có nhiệm vụ như thế nào? - 3 phần: Phần trước: Là các phụ ngữ bổ sung cho danh từ về ý nghĩa và số lượng. Phần sau: Là các phụ ngữ nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vất ấy trong không gian hay thời gian. Phần trung tâm phải là danh từ. Cụm danh từ có thể khuyết phần nào? (Có thể khuyết phần trước hoặc phần sau) BT: Đặt 1 câu có cụn danh từ liên quan đến hình bên -> Cấu tạo của cụm động từ: Cấu tạo của cụm động từ
Nêu cấu tạo của cụm động từ ở dạng đầy đủ nhất? - 3 phần Phần trước: Là các phụ ngữ bổ sung cho động từ các ý nghĩa: quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự; sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động;... Phần sau: Là các phụ ngữ bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động,... Phần trung tâm phải là động từ ( Một cụm động từ có thể khuyết phần trước hoặc phần sau) Cấu tạo của cụm tính từ: Cấu tạo của cụm tính từ
Thế nào là cụm tính từ? - Là tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ khác đi kèm với nó tạo thành. Ý nghĩa, cấu tạo và việc hoạt động trong câu của cụm tính từ so với tính từ có gì giống và khác nhau? - ý nghĩa đầy đủ hơn - Cấu tạo phức tạp hơn - Hoạt động trong câu giống như một tính từ Nêu cấu tạo đầy đủ nhất của cụm tính từ? - 3 phần: Phần trước: Là các phụ ngữ biểu thị quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự; mức độ; đặc điểm, tính chất; sự khẳng định hay phủ định;... Phần sau: Là các phụ ngữ biểu thị vị trí; sự so sánh; mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất;... Phần trung tâm phải là tính từ ( Một cụm tính từ có thể khuyết phần trước hoặc phần sau) Bài tập 1: Bài tập 1
Xếp các từ in đậm sau đây vào 3 nhóm
Cái cò...sung chát đào chua Câu ca mẹ hát gió đưa về trời Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru ( Mẹ và em - Nguyễn Duy) Xác định:danh từ, động từ, tính từ trong các câu sau: Cái cò...sung chát đào chua Câu ca mẹ hát gió đưa về trời Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết những lời mẹ ru ( Mẹ và em - Nguyễn Duy) Bài tập 2: Bài tập 2
Tìm cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong đoạn văn sau a. Dứt lời, ông bước vội ra ngoài. Trời xanh lồng lộng, có những tảng mây sáng chói, lừ đừ. Đường vắng hẳn người qua lại. Họ dạt hẳn vào các khoảnh bóng cây tránh nắng. b. Giới chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây (hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa dẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mất ở hoa..Chúng tôi đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. (Tuổi thơ im lặng - Duy Khán) Bài tập 3: Bài tập 3
Mở rộng chủ ngữ, vị ngữ thành cụm từ: a. Mây bay c. Suối chảy b. Gió thổi d. Tôi hát Đáp án: a. Mây bay lững lờ b. Gió thổi ào ào c. Suối chảy róc rách d. Tôi hát khá hay BT: Cho danh từ: Hoa phượng. ba cô trò Em hãy mở rộng danh từ trên thành cụm từ. Bài tập 4: Bài tập 4
Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau, cho biết câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép? a. Gần về đến làng,trời lại càng u ám. b. Hình ảnh làng cũ trong kí ức tôi không giống hẳn như thế này. c. Người đi bộ, người dắt xe đạp. d. Tinh mơ sáng hôm sau, tôi về đến nhà. e. Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... g. Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Đáp án: a,b,d ( câu đơn) c,e,g ( câu ghép) Bài tập 5: Bài tập 5
Hãy thêm các từ sau vào trước những từ thích hợp với chúng trong dấu chấm lửng ( dấu ba chấm) bên dưới. Cho biết mỗi từ đó thuộc từ loại nào? a. những, các, một b. đã, hơi, đang c. rất, hơi, quá ...chàng ( dế) ...xanh ..loay hoay ...đi ...hay ...buổi ( chiều) Đáp án: a c. c. b ( đã) c. a. Đặt 1 câu có cụm động từ hoặc tính từ liên quan đến nội dung bức tranh. Bài tập 6: Bài tập 6
a. Viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu với chủ đề tự chọn. Sau đó, xác định từ thuộc loại danh từ, động từ, tính từ được sử dụng trong câu đó. b. Viết 1 đoạn văn khoảng 7 câu về chủ đề thiên nhiên. Sau đó xác định một câu đơn, một câu ghép. c. Viết một đoạn văn khoảng 8 câu về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn " Làng" của Kim Lân trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là và ít nhất có một câu ghép. Gợi ý: - Khi viết phải có ý thức đưa vào đoạn văn câu đơn hay câu ghép theo yêu cầu của đề bài. - Nhớ kĩ lại cấu tạo của câu đơn, câu ghép, câu trần thuật đơn có từ là để viết đúng. ( Chúc các em viết thành công)
CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ TIẾNG VIỆT(tt)
Cấu tạo của cụm danh từ: Cấu tạo của cụm danh từ
@ Cấu tạo của cụm danh từ Thông thường, cụm danh từ có cấu tạo gồm mấy phần, từng phần có nhiệm vụ như thế nào? - 3 phần: Phần trước: Là các phụ ngữ bổ sung cho danh từ về ý nghĩa và số lượng. Phần sau: Là các phụ ngữ nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vất ấy trong không gian hay thời gian. Phần trung tâm phải là danh từ. Cụm danh từ có thể khuyết phần nào? (Có thể khuyết phần trước hoặc phần sau) BT: Đặt 1 câu có cụn danh từ liên quan đến hình bên -> Cấu tạo của cụm động từ: Cấu tạo của cụm động từ
Nêu cấu tạo của cụm động từ ở dạng đầy đủ nhất? - 3 phần Phần trước: Là các phụ ngữ bổ sung cho động từ các ý nghĩa: quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự; sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động;... Phần sau: Là các phụ ngữ bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động,... Phần trung tâm phải là động từ ( Một cụm động từ có thể khuyết phần trước hoặc phần sau) Cấu tạo của cụm tính từ: Cấu tạo của cụm tính từ
Thế nào là cụm tính từ? - Là tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ khác đi kèm với nó tạo thành. Ý nghĩa, cấu tạo và việc hoạt động trong câu của cụm tính từ so với tính từ có gì giống và khác nhau? - ý nghĩa đầy đủ hơn - Cấu tạo phức tạp hơn - Hoạt động trong câu giống như một tính từ Nêu cấu tạo đầy đủ nhất của cụm tính từ? - 3 phần: Phần trước: Là các phụ ngữ biểu thị quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự; mức độ; đặc điểm, tính chất; sự khẳng định hay phủ định;... Phần sau: Là các phụ ngữ biểu thị vị trí; sự so sánh; mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất;... Phần trung tâm phải là tính từ ( Một cụm tính từ có thể khuyết phần trước hoặc phần sau) Bài tập 1: Bài tập 1
Xếp các từ in đậm sau đây vào 3 nhóm
Cái cò...sung chát đào chua Câu ca mẹ hát gió đưa về trời Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru ( Mẹ và em - Nguyễn Duy) Xác định:danh từ, động từ, tính từ trong các câu sau: Cái cò...sung chát đào chua Câu ca mẹ hát gió đưa về trời Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết những lời mẹ ru ( Mẹ và em - Nguyễn Duy) Bài tập 2: Bài tập 2
Tìm cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong đoạn văn sau a. Dứt lời, ông bước vội ra ngoài. Trời xanh lồng lộng, có những tảng mây sáng chói, lừ đừ. Đường vắng hẳn người qua lại. Họ dạt hẳn vào các khoảnh bóng cây tránh nắng. b. Giới chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây (hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa dẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mất ở hoa..Chúng tôi đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. (Tuổi thơ im lặng - Duy Khán) Bài tập 3: Bài tập 3
Mở rộng chủ ngữ, vị ngữ thành cụm từ: a. Mây bay c. Suối chảy b. Gió thổi d. Tôi hát Đáp án: a. Mây bay lững lờ b. Gió thổi ào ào c. Suối chảy róc rách d. Tôi hát khá hay BT: Cho danh từ: Hoa phượng. ba cô trò Em hãy mở rộng danh từ trên thành cụm từ. Bài tập 4: Bài tập 4
Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau, cho biết câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép? a. Gần về đến làng,trời lại càng u ám. b. Hình ảnh làng cũ trong kí ức tôi không giống hẳn như thế này. c. Người đi bộ, người dắt xe đạp. d. Tinh mơ sáng hôm sau, tôi về đến nhà. e. Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... g. Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Đáp án: a,b,d ( câu đơn) c,e,g ( câu ghép) Bài tập 5: Bài tập 5
Hãy thêm các từ sau vào trước những từ thích hợp với chúng trong dấu chấm lửng ( dấu ba chấm) bên dưới. Cho biết mỗi từ đó thuộc từ loại nào? a. những, các, một b. đã, hơi, đang c. rất, hơi, quá ...chàng ( dế) ...xanh ..loay hoay ...đi ...hay ...buổi ( chiều) Đáp án: a c. c. b ( đã) c. a. Đặt 1 câu có cụm động từ hoặc tính từ liên quan đến nội dung bức tranh. Bài tập 6: Bài tập 6
a. Viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu với chủ đề tự chọn. Sau đó, xác định từ thuộc loại danh từ, động từ, tính từ được sử dụng trong câu đó. b. Viết 1 đoạn văn khoảng 7 câu về chủ đề thiên nhiên. Sau đó xác định một câu đơn, một câu ghép. c. Viết một đoạn văn khoảng 8 câu về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn " Làng" của Kim Lân trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là và ít nhất có một câu ghép. Gợi ý: - Khi viết phải có ý thức đưa vào đoạn văn câu đơn hay câu ghép theo yêu cầu của đề bài. - Nhớ kĩ lại cấu tạo của câu đơn, câu ghép, câu trần thuật đơn có từ là để viết đúng. ( Chúc các em viết thành công)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Huyền
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)