GIÁO ÁN VẬT LÝ 9 NĂM 2013 HAY
Chia sẻ bởi Phạm Tiến Thành |
Ngày 16/10/2018 |
47
Chia sẻ tài liệu: GIÁO ÁN VẬT LÝ 9 NĂM 2013 HAY thuộc Địa lí 7
Nội dung tài liệu:
Ngày giảng:
CHƯƠNG 1: ĐIỆN HỌC
TIẾT 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA, TÀI LIỆU
VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP MÔN HỌC
***************************
I, MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng sgk, tài liệu tham khảo một cách hiệu quả.
- Hs biết phương pháp kết hợp lí thuyết và thực hành.
- Hướng dẫn học sinh có phương pháp học phù hợp . Đặc biệt chú trọng đến phương pháp giải bài tập tự luận.
2.Kỹ năng:
-Học sinh có kĩ năng cần thiết phục vụ môn học.
3.Thái độ, tư tưởng ,tình cảm:
-Yêu thích môn học.
II, CHUẨN BỊ TÀI LIỆU- THIẾT BỊ
- Cả lớp: sgk, sbt, một số tài liệu tham khảo, dụng cụ học tập.
III,TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC
1. Tổ chức:
9A: 9B: 9C :
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Dạy học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt.
Hoạt động 1: Hướng dẫn sử dụng sgk, tài liệu học tập.
- Giới thiệu các kí hiệu trong sgk.
- GV đưa ra một số yêu cầu , quy định đối với hs.
- GV giới thiệu sách bài tập và sách tham khảo.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phương pháp học.
- Giới thiệu cho hs đặc thù bộ môn học là kết hợp lí thuyết với thực hành
- GV giới thiệu cho học sinh một số bài có thí nghiệm trong sách giáo khoa.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại pp giải bài tập tự luận.
.
I, Sử dụng sgk, tài liệu học tập.
* Với sgk:
- Đọc bài trước khi đến lớp học
- Sau khi học bài trên lớp , học thuộc phần ghi nhớ, đọc phần có thể em chưa biết liên hệ với thực tế.
* Với sách bài tập , tài liệu .
- Làm đầy đủ bài tập sau mỗi bài học, không bắt buộc làm bài toán khó(bài sao ) .
II,Phương pháp học
1- Kết hợp lí thuyết và thực hành.
-Phương pháp thực hành:Nêu dự đoán cho vấn đề nảy sinh, làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán từ đó rút ra kết luận.
Khi làm TN yêu cầu phải đề xuất phương ánTN , cách tiến hành TN. Phải đưa ra kết quả chính xác.
-Thống nhất cách chia nhóm và làm việc theo nhóm trong lớp.
2- Phương pháp giải bài tập tự luận:
Bước 1: Tìm hiểu đề:
+ Đọc, tóm tắt đề bằng các kí hiệu vật lí.
+ Đổi đơn vị, vẽ hình (nếu cần)
Bước 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa cái phải tìm và cái đã cho xem chúng liên hệ với nhau theo kiến thức, công thức, định luật nào?
Bước 3: Tiến hành giải.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá.
Kiểm tra xác nhận kết quả.
Biện luận nếu cần.
4. Củng cố, luyện tập.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách sử dụng sgk và tài liệu học tập.
- Học sinh tập tóm tắt và làm bài tập theo các bước đã học.
Đề bài: Hai vật xuất phát từ A và B cách nhau 340m, chuyển động cùng theo hướng từ A đến B. Vật thứ nhất chuyển động đều từ A với vận tốc v1 vật thứ 2 chuyển động đều từ B với v2= . Biết rằng sau 136s thì hai vật gặp nhau. Tính vận tốc mỗi vật.
Tóm tắt Bài Giải
S=340m Gọi s1 , s2 là quãng đường đi được của các vật, C là vị trí
T=136s gặp nhau(HV)
V1=?
V2=? A B C
Ta có s1=v1.t ; s2=v2.t
Khi hai vât gặp nhau: s1 –s2 = s= 340m
<=>t(v1 –v2)= 340
<=> v1 –v2= 340:136=2,5m/s
Hay: v1 –v1/2= 2,5m/s =>v1=5m/s
=>v2=2,5m/s
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Tìm hiểu các kí hiệu sgk
- Đọc trước bài 1sgk
Ngày giảng:……………………..
Tiết 2, Bài 1
SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN.
i. MỤC TIÊU:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Tiến Thành
Dung lượng: 3,61MB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)