GIÁO ÁN VẬT LÝ 7 ĐÃ SỦA NĂM 2013

Chia sẻ bởi Phạm Tiến Thành | Ngày 16/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: GIÁO ÁN VẬT LÝ 7 ĐÃ SỦA NĂM 2013 thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:


Ngày giảng:

CHƯƠNG I : QUANG HỌC
Tiết 1:
NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG

I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
+ Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng: Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
+ Phân biệt được nguồn sáng, vật sáng. Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng.
- Kỹ năng:
+ Làm và quan sát TN để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng.
- Thái độ:
- Nghiêm túc quan sát hiện tượng khi chỉ nhìn thấy một vật.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ:
- Mỗi nhóm: 1 hộp kín trong có dán một mảnh giấy, có bóng đèn và pin.
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC - DẠY HỌC:
1. ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số: 7A1 7A2 7A3
7A4 7A5
2.Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS, đồ dùng học tập.
- Giới thiệu chương trình vật lí 7
- Đọc mục tiêu chương I
- Tổ chức tình huống học tập :Một người mắt không bị tật bệnh có khi nào mở mắt mà không nhìn thấy vật để trước mắt không? Khi nào mới nhìn thấy một vật?
3.Dạy học bài mới:

Hoạt động của thầy- trò
Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động1: Tổ chức tình huống để dẫn đến câu hỏi: Khi nào mắt ta nhận biếtđược ánh sáng?
- GV đưa đèn pin ra, bật đèn và chiếu về phía HS. Sau đó để đèn pin ngang trước mắt 1hs và nêu câu hỏi: em có nhìn thấy ánh sáng trực tiếp từ đèn phát ra không? Vì sao?
- HS quan sát ánh sáng phát ra từ đèn và trả lời câu hỏi của GV: không nhìn thấy vệt sáng
- GV đề suất vấn đề nghiên cứu: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?
- Yêu cầu HS đọc mục quan sát và TN.
- Gợi ý cho HS tìm những điểm giống và khác nhau để tìm ra nguyên nhân làm cho mắt nhận biết được ánh sáng
- Thảo luận nhóm tìm câu trả lời cho C1

-Thảo luận tìm từ điền vào kl

Hoạt động2: Nghiên cứu trong điều kiện nào ta nhìn thấy một vật.
- GV: Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng lọt vào mắt ta. Ta nhận biết bằng mắt các vật quanh ta. Vậy khi nào ta nhìn thấy một vật?
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: đọc mục II, nhận dụng cụ, làm thí nghiệm và thảo luận trả lời C2. Yêu cầu HS nêu được nguyên nhân nhìn thấy tờ giấy trong hộp kín (Gợi ý: ánh sáng không đến mắt thì có nhìn thấy ánh sáng không?)

- Tổ chức cho HS thảo luận chung để rút ra kết luận



Hoạt động 3 : Phân biệt nguồn sáng và vật sáng
- GV làm TN 1.3(SGK/5):
- Yêu cầu HS nhận xét sự giống và khác nhau giữa dây tóc bóng đèn đang sáng và mảnh giấy trắng(C3).
- GV thông báo khái niệm nguồn sáng
- Yêu cầu HS nghiên cứu và điền vào chỗ trống hoàn thành kết luận
- Yêu cầu HS nghiên cứu và điền vào chỗ trống hoàn thành kết luận
trong hộp kín (Gợi ý: ánh sáng không đến mắt thì có nhìn thấy ánh sáng không?)
- Tổ chức cho HS thảo luận chung để điền từ vào kết luận.HS đọcKLSGK



Hoạt động 4: Vận dụng.
-Yêu cầu HS thảo luận trả lời C4,C5.
I.Nhận biết ánh sáng

















C1:Trường hợp 2 và 3: có ánh sáng và mở mắt.
- kết luận: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta
II.Nhìn thấy một vật:










- C2: Ánh sáng từ đèn chiếu đến mảnh giấy; ánh sáng từ mảnh giấy truyền đến mắt.
- Kết luận: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.



III. Nguồn sáng và vật sáng





- Nguồn sáng:Là những vật tự phát ra ánh sáng như: Đom đóm ,mặt trời, bếp lửa ...
- Vật sáng:Là những vật tự phát ra ánh sáng hoặc hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó như : Mọi vật dưới ánh sáng mặt trời, ngôi sao, mặt trời...

-Kết luận:Dây tóc bóng đèn tự phát ra
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Tiến Thành
Dung lượng: 733,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)