Giáo án Vật lý 10 soạn theo hướng phát triển NLực

Chia sẻ bởi An Khang | Ngày 25/04/2019 | 116

Chia sẻ tài liệu: Giáo án Vật lý 10 soạn theo hướng phát triển NLực thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

TUẦN : Tiết :
Ngày soạn: / /2014
Ngày dạy : / /2014
BÀI TẬP

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Củng cố lại cho HS kiến thức về:
- quán tính, khối lượng, nội dung các định luật I,II,III Niutơn
- các hệ thức của định luật II, định luật III Niutơn, công thức trọng lực
2. Kĩ năng và các năng lực :
* Kỹ năng:
- Vận dụng được định luật I Niutơn và khái niệm quán tính để giải thích một số hiện tượng đơn giản
- Phối hợp định luật II và III để giải một số bài tập
* Các năng lực cần phát huy:
- Trình bày được nội dung 3 định luật Niu –tơn
- Trình bày mối quan hệ giữa các đại lượng: a,m và F
- Vận dụng các kiến thức đã học về 3 định luật Niu-tơn và làm việc nhóm để giải các bài tập
3. Thái độ :
- Có hứng thú học vật lý, yêu thích tìm tòi khoa hoc.
- Có ý thức vận dụng những kiến thức vào đời sống và giảm tải tai nạn giao thông.
II. CHUẨN :
1. Giáo viên: chuẩn bị một số bài tập tương tự
2. Học sinh: Ôn các bài đã học, làm trước bài tập ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút) Điểm danh sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Phát biểu các định luật I, II, III Niutơn và viết các hệ thức của định luật II, III Niutơn
- Quán tính là gì?
- Trọng lực là gì? Công thức trong lực?
- Lực và phản lực? đặc điểm của lực và phản lực
3. Nội dung bài học:
Hoạt động 1: (5 phút) : Tóm tắt kiến thức cần nhớ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung



Kiến thức
Các năng lực


- Đặt câu hỏi hệ thống kiến thức

- Trả lời.
- Học sinh khác nhận xét.
 1. Định luật I Niuton.
2. Định luật II Niuton
- Nội dung
- Biểu thức: 
3. Định luật III Niu-ton:
- Nội dung
- Biểu thức: 
4. Các định nghĩa: quán tính, khối lượng và đặc điểm của cặp lực, phản lực
* K1: Trình bày nội dung của định luật I,II và III Niu-tơn.
* K2: Liên hệ giữa a,F và m

* K1: Trình bày các định nghĩa về quán tính, khối lượng; đặc điểm của cặp lực và phản lực

Hoạt động 2: ( 10 phút) : Giải một số bài tập dạng định tính.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung



Kiến thức
Các năng lực

- Yêu câu học sinh đọc kĩ đề và chọn câu trả lời đúng








-Yêu cầu học sinh kể tên các lực tác dụng vào vật ; giải thích t ại sao có thể khẳng định rằng bàn đã tác dụng một lực lên vật.
- Nhận xét, bổ sung




- Ôtô nào chịu lực lớn hơn? Tại sao?
- Nhận xét, bổ sung
- Làm theo yêu cầu của giáo viên và giải thích đáp án chọn








- Cá nhân trả lời.









- Thảo luận nhóm trả lời.
Bài 7: (tr 65 SGK)
Chọn D. Khi các lực tác dụng lên vật mất đi thì vật chuyển động thẳng đều với vận tốc 3m/s
Bài 8/ 65 SGK
Chọn D. Khi thấy vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn là đã có các lực không cân bằng tác dụng lên vật.
Bài 9/ 65 SGK
Vật đặt trên bàn chịu tác dụng của lực hút trái đất, nếu không có bàn thì vật đã rơi xuống. Như vậy, vật nằm yên trên bàn thì chắc chắn phải có lực do bàn tác dụng lên vật và lực này cân bằng với lực hút của Trái đất tác dụng lên vật.
Bài 13/ 65 SGK: Giải :
- Theo định III Niutơn thì cả hai ôtô đều chịu lực có độ lớn bằng nhau.
- Vì ôtô con có khối lượng nhỏ hơn nên theo định luật II Niutơn thì ôtô con nhận gia tốc lớn hơn.

* K3: Sử dụng kiến thức của định luật I Niu-tơn vào trả lời câu hỏi







* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: An Khang
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)