Giao an vat ly 10 co ban

Chia sẻ bởi Trần Hải Tiến | Ngày 25/04/2019 | 61

Chia sẻ tài liệu: Giao an vat ly 10 co ban thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Tiết 1. Soạn: 14/08/2011
Phần một : CƠ HọC
Chương I. ĐộNG HọC CHấT ĐIểM
Bài 1: CHUYểN ĐộNG CƠ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Nắm được khái niệm về : Chất điểm, chuyển động cơ, quỹ đạo của chuyển động.
- Nêu được ví dụ cụ thể về : Chất điểm, chuyển động, vật mốc, mốc thời gian.
- Phân biệt được hệ toạ độ và hệ qui chiếu, thời điểm và thời gian.
2. Kỹ năng: - Xác định được vị trí của một điểm trên một quỹ đạo cong hoặc thẳng.
- Làm các bài toán về hệ qui chiếu, đổi mốc thời gian.
II. CHUẨN BỊ: - Một số ví dụ thực tế về cách xác định vị trí của một điểm nào đó.
- Một số bài toán về đổi mốc thời gian.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Ổn định lớp.
Nêu nhiệm vụ của vật lí học và thông báo nội dung của chương trình vạt lí 10.
Hoạt động1: Tìm hiểu khái niệm chuyển động cơ, chất điểm, quỹ đạo.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung


- HS: Nghiên cứu sgk, tìm hiểu, nêu các khái niệm về: chuyển động cơ, chất điểm, quỹ đạo.
- HS: Lấy ví dụ cho mỗi trường hợp.
I. Chuyển động cơ – Chất điểm
1. Chuyển động cơ
Chuyển động của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
2. Chất điểm
Những vật có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc với những khoảng cách mà ta đề cập đến), được coi là chất điểm.
Khi một vật được coi là chất điểm thì khối lượng của vật coi như tập trung tại chất điểm đó.
3. Quỹ đạo
Quỹ đạo của chuyển động là đường mà chất điểm chuyển động vạch ra trong không gian.

Hoạt động2 : Tìm hiểu cách xác định vị trí của vật trong không gian.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung

 Thảo luận:
- Nêu cách xác định vị trí của vật trên quỹ đạo.
- Trả lời C2.
- Tìm hiểu về hệ tọa độ, nêu cách xác định vị trí (tọa độ) của một điểm trong hệ tọa độ.
Chú ý: các hệ tọa độ: 1 trục, 2 trục, 3 trục được sử dụng khi nào?
- Trả lời C3.







II. Cách xác định vị trí của vật trong không gian.
1. Vật làm mốc và thước đo
Để xác định chính xác vị trí của vật ta chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo rồi dùng thước đo chiều dài đoạn đường từ vật làm mốc đến vật.
2. Hệ toạ độ
a) Hệ toạ độ 1 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường thẳng)
Toạ độ của vật ở vị trí M: x = 
b) Hệ toạ độ 2 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường cong trong một mặt phẳng)
Toạ độ của vật ở vị trí M:
x = , y = 

Hoạt động 3: Tìm hiêu cách xác định thời gian trong chuyển động.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung



- GV: Gới thiệu sự cần thiết và cách chọn mốc thời gian khi khảo sát chuyển động .


- HS: Dựa vào bảng 1.1, phân biệt thời điểm và khoảng thời gian.
- HS: Trả lời C4.
III. Cách xác định thời gian trong chuyển động .
1. Mốc thời gian và đồng hồ.
Để mô tả chuyển động của một vật, ta phải biêt vị trí – tọa độ của vật đó ở các thời điểm khác nhau. Muốn thế, ta phải chọn mốc thời gian và đo thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian bằng một chiếc đồng hồ.
2. Thời điểm và thời gian.
Vật chuyển động đến từng vị trí trên quỹ đạo vào những thời điểm nhất định còn vật đi từ vị trí này đến vị trí khác trong những khoảng thời gian nhất định.

Hoạt động 4: Xác định hệ qui chiếu
Hoạt động của GV & HS
Nội dung


- GV: Giới thiệu hệ qui chiếu
- HS: Nêu ý nghĩa, tầm quan trọng của hệ quy chiếu.


IV. Hệ qui chiếu.
Một hệ qui chiếu gồm :
+ Một vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật làm mốc.
+ Một mốc thời gian và một đồng hồ

Hoạt động 5: Củng cố,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Hải Tiến
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)