Giáo án vật lý 10 CB kì I
Chia sẻ bởi Dương Nhung |
Ngày 25/04/2019 |
122
Chia sẻ tài liệu: giáo án vật lý 10 CB kì I thuộc Vật lý 10
Nội dung tài liệu:
Tiết 1 Phần I: CƠ HỌC
Chương I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ
I. Mục tiêu.
a. Về kiến thức
Trình bày được các khái niệm: chuyển động, quỹ đạo của chuyển động.
Nêu được những ví dụ cụ thể về: chất điểm, vật làm mốc, mốc thời gian.
Phân biệt được hệ toạ độ, hệ qui chiếu; thời điểm và thời gian (khoảng thời gian).
b. Về kĩ năng
Trình bày được cách xác định vị trí của chất điểm trên đường cong và trên một mặt phẳng; làm được các bài toán về hệ qui chiếu, đổi mốc thời gian.
II. Chuẩn bị.
Gv: Chuẩn bị một số ví dụ thực tế về xác định vị trí của một điểm để cho hs thảo luận.
III. Tổ chức hoạt động dạy học.
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Bài mới.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
15’
14’
- Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
- Lấy ví dụ minh hoạ.
- Như vậy thế nào là chuyển động cơ? (ghi nhận khái niệm) cho ví dụ?
- Khi cần theo dõi vị trí của một vật nào đó trên bản đồ (ví dụ xác định vị trí của một chiếc ôtô trên đường từ Hà Đông đến Hà Nội) thì ta không thể vẽ cả chiếc ô tô lên bản đồ mà có thể biểu thị bằng chấm nhỏ. Chiều dài của nó rất nhỏ so với quãng đường đi.
- Khi nào một vật chuyển động được coi là một chất điểm?
- Nêu một vài ví dụ về một vật chuyển động được coi là một chất điểm và không được coi là chất điểm?
- Từ đó các em hoàn thành C1.
- Trong thời gian chuyển động, mỗi thời điểm nhất định thì chất điểm ở một vị trí xác định. Tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định. Đường đó được gọi là quỹ đạo của chuyển động
- Các em hãy cho biết tác dụng của vật mốc đối với chuyển động của chất điểm?
- Khi đi đường chỉ cần nhìn vào cột km (cây số) ta có thể biết được ta đang cách vị trí nào đó bao xa.
- Từ đó các em hoàn thành C2.
- Làm thế nào để xác định vị trí của một vật nếu biết quỹ đạo chuyển động?
- Chú ý hình vẽ trên thì vật được chọn làm mốc là điểm O, chiều từ O đến M được chọn là chiều dương của chuyển động, nếu đi theo chiều ngược lại là đi theo chiều âm.
- Như vậy, nếu cần xác định vị trí của một chất điểm trên quỹ đạo chuyển động ta chỉ cần có một vật mốc, chọn chiều dương rồi dùng thước đo khoảng cách từ vật đó đến vật mốc.
- Nếu cần xác định vị trí của một chất điểm trên mặt phẳng ta làm thế nào? Muốn chỉ cho người thợ khoan tường vị trí để treo một chiếc quạt thì ta phải làm (vẽ) thế nào trên bản thiết kế?
- Muốn xác định vị trí của điểm M ta làm như thế nào?
- Chú ý đó là 2 đại lượng đại số.
- Các em hoàn thành C3; gợi ý: có thể chọn gốc toạ độ trùng với bất kỳ điểm nào trong 4 điểm A, B, C, D để thuận lợi người ta thường chọn điểm A làm gốc toạ độ.
- Để xác định vị trí của một chất điểm, tuỳ thuộc vào qũy đạo và loại chuyển động mà người ta có nhiều cách chọn hệ toạ độ khác nhau. Ví dụ: hệ toạ độ cầu, hệ toạ độ trụ… Chúng ta thường dùng là hệ toạ độ Đề-các vuông góc.
- Chúng ta thường nói: chuyến xe đó khởi hành lúc 7h, bây giờ đã đi được 15 phút. Như vậy 7h là mốc thời gian (còn gọi là gốc thời gian) để xác định thời điểm xe bắt đầu chuyển động và dựa vào mốc đó xác định được thời gian xe đã đi.
- Tại sao phải chỉ rõ mốc thời gian và dùng dụng cụ gì để đo khoảng thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian?
- Cùng một
Chương I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ
I. Mục tiêu.
a. Về kiến thức
Trình bày được các khái niệm: chuyển động, quỹ đạo của chuyển động.
Nêu được những ví dụ cụ thể về: chất điểm, vật làm mốc, mốc thời gian.
Phân biệt được hệ toạ độ, hệ qui chiếu; thời điểm và thời gian (khoảng thời gian).
b. Về kĩ năng
Trình bày được cách xác định vị trí của chất điểm trên đường cong và trên một mặt phẳng; làm được các bài toán về hệ qui chiếu, đổi mốc thời gian.
II. Chuẩn bị.
Gv: Chuẩn bị một số ví dụ thực tế về xác định vị trí của một điểm để cho hs thảo luận.
III. Tổ chức hoạt động dạy học.
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Bài mới.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
15’
14’
- Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
- Lấy ví dụ minh hoạ.
- Như vậy thế nào là chuyển động cơ? (ghi nhận khái niệm) cho ví dụ?
- Khi cần theo dõi vị trí của một vật nào đó trên bản đồ (ví dụ xác định vị trí của một chiếc ôtô trên đường từ Hà Đông đến Hà Nội) thì ta không thể vẽ cả chiếc ô tô lên bản đồ mà có thể biểu thị bằng chấm nhỏ. Chiều dài của nó rất nhỏ so với quãng đường đi.
- Khi nào một vật chuyển động được coi là một chất điểm?
- Nêu một vài ví dụ về một vật chuyển động được coi là một chất điểm và không được coi là chất điểm?
- Từ đó các em hoàn thành C1.
- Trong thời gian chuyển động, mỗi thời điểm nhất định thì chất điểm ở một vị trí xác định. Tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định. Đường đó được gọi là quỹ đạo của chuyển động
- Các em hãy cho biết tác dụng của vật mốc đối với chuyển động của chất điểm?
- Khi đi đường chỉ cần nhìn vào cột km (cây số) ta có thể biết được ta đang cách vị trí nào đó bao xa.
- Từ đó các em hoàn thành C2.
- Làm thế nào để xác định vị trí của một vật nếu biết quỹ đạo chuyển động?
- Chú ý hình vẽ trên thì vật được chọn làm mốc là điểm O, chiều từ O đến M được chọn là chiều dương của chuyển động, nếu đi theo chiều ngược lại là đi theo chiều âm.
- Như vậy, nếu cần xác định vị trí của một chất điểm trên quỹ đạo chuyển động ta chỉ cần có một vật mốc, chọn chiều dương rồi dùng thước đo khoảng cách từ vật đó đến vật mốc.
- Nếu cần xác định vị trí của một chất điểm trên mặt phẳng ta làm thế nào? Muốn chỉ cho người thợ khoan tường vị trí để treo một chiếc quạt thì ta phải làm (vẽ) thế nào trên bản thiết kế?
- Muốn xác định vị trí của điểm M ta làm như thế nào?
- Chú ý đó là 2 đại lượng đại số.
- Các em hoàn thành C3; gợi ý: có thể chọn gốc toạ độ trùng với bất kỳ điểm nào trong 4 điểm A, B, C, D để thuận lợi người ta thường chọn điểm A làm gốc toạ độ.
- Để xác định vị trí của một chất điểm, tuỳ thuộc vào qũy đạo và loại chuyển động mà người ta có nhiều cách chọn hệ toạ độ khác nhau. Ví dụ: hệ toạ độ cầu, hệ toạ độ trụ… Chúng ta thường dùng là hệ toạ độ Đề-các vuông góc.
- Chúng ta thường nói: chuyến xe đó khởi hành lúc 7h, bây giờ đã đi được 15 phút. Như vậy 7h là mốc thời gian (còn gọi là gốc thời gian) để xác định thời điểm xe bắt đầu chuyển động và dựa vào mốc đó xác định được thời gian xe đã đi.
- Tại sao phải chỉ rõ mốc thời gian và dùng dụng cụ gì để đo khoảng thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian?
- Cùng một
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Nhung
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)