Giáo an vật lí 10 cb

Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Phước | Ngày 25/04/2019 | 54

Chia sẻ tài liệu: giáo an vật lí 10 cb thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Chương III. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN
Ngày soạn: 20/11/2011.
Tiết 27 CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT RẮN CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC
VÀ BA LỰC KHÔNG SONG SONG (t1)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phát biểu đợc điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực không song song.
- Nêu được trọng tâm của một vật là gì?
2. Kỹ năng
- Xác định được trọng tâm của 1 vật mỏng, phẳng bằng phương pháp thực nghiệm
3. Thái độ: qua bài học giáo dục Hs về lòng yêu khoa học.
B.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dung dạy học: + Giáo viên: Các TN hình 17.1, 17.2sgk; Các tấm mỏng phẳng, lực kế, quả gia trọng
+ Học sinh: Ôn tập các công thức lượng giác đã học, kiến thức về cộng vectơ.
2. Phương pháp: tổ chức HS hoạt động theo nhóm đọc SGK, quan sát thí nghiệm
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản

Hoạt động 1: Xác định điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng của 2 lực
* Mục tiêu: phát biểu được đk cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của 2 lực
* Tổ chức thực hiện:
+ Tìm hiểu thông tin: GV bố trí TN như hình 17.1/96 sgk.Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm và nhận xét đặc điểm của hai lực. Nêu câu hỏi C1/96 SGK
+ Xử lí thông tin: GV nêu câu hỏi:
Nhận xét gì về phương của 2 dây khi vật đứng yên?
Yêu cầu phát biểu điều kiện cân bằng của 2 lực
* HS thảo luận nhóm 2 HS: quan sát thí nghiệm và nhận xét đặc điểm của hai lực, Thảo luận câu C1
+ Kết quả xử lí thông tin: HS thông báo kết quả xử lí thông tin
- Nhận xét: hai lực cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều
Trả lời câu C1: Phương của2 dây cùng nằm trên 1đường thẳng, vật đứng yên.
Giá của lực là đường thẳng chứa vectơ lực
Phát biểu điều kiện cân bằng của 1 vật chịu tác dụng của 2 lực
+ Kết luận: 2 lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.
Điều kiện cân bằng: 2 lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.
F1= -F2

Hoạt động 2: Xác định trọng tâm của vật phẳng, mỏng bằng phương pháp thực nghiệm
* Mục tiêu: nêu được trọng tâm là gì. Xác định được trọng tâm của vật phẳng, đồng chất bằng thực nghiệm
* Tổ chức thực hiện:
+ Tìm hiểu thông tin: Yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm theo hình 1.2/97 SGK và đọc phần I.3/97SGK, trình bày cách xác định trọng tâm của vật rắn
+ Xử lí thông tin: GV nêu câu hỏi
Trọng lực có điểm đặt ở đâu?
Treo1vật mỏng phẳng lên sợi dây, vật đứng yên do chịu tác dụng của những lực nào?
Tiếp tục buộc dây ở điểm khác C ở mép vật rồi treo lên, hãy xác định trọng tâm của vật.
TN còn cho thấy trọng tâm của vật phẳng, mỏng có dạng hình học đối xứng nằm ở tâm đối xứng của vật.
* HS thảo luận nhóm 2 HS: thực hiện thí nghiệm theo hình 1.2/97 SGK, trình bày cách xác định trọng tâm của vật rắn, thảo luận câu C2, C3/97 sgk.
+ Kết quả xử lí thông tin: HS thông báo kết quả xử lí thông tin
Tại trọng tâm của vật.
Vật đứng yên do chịu tác dụng của 2 lực cân bằng: trọng lực đặt tại tâm và lực căng dây tại A.
Hoạt động nhóm xác định trọng tâm của vật : chính là giao điểm của 2 đường thẳng AB và CD.
Các nhóm xác định trọng tâm của 1 số vật phẳng có hình dạng khác nhau.
- Trả lời câu C2: ngón tay đặt tại trọng tâm của cây thước.
- Trả lời câu C3: 3 lực đồng phẳng
2. Cách xác định trọng tâm của 1 vật phẳng, mỏng bằng phương pháp thực nghiệm
- Trọng là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật
- Để xác định trọng tâm của vật phẳng, đồng chất bằng phương pháp thực nghiệm, treo sợi dây lần lượt ở hai vị trí khác nhau . Giao điểm của phương sợi dây kẻ trên vật giữa hai lần treo là trọng tâm của vật
- Đối với vật rắn phẳng đồng chất có dạng hình học xác ddinhj thì trọng tâm nằm ở tâm đối xứng của vật.

Củng cố: trả lời câu 1,2/ 98 SGK
Dặn dò, ra bài tập:
Ngày soạn: 20/11/2011.
Tiết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đức Phước
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)