GIÁO ÁN VẬT LÍ 10 CB

Chia sẻ bởi Trần Văn Long | Ngày 25/04/2019 | 84

Chia sẻ tài liệu: GIÁO ÁN VẬT LÍ 10 CB thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn : / /2013
Ngày dạy : / /2013
Chương II : CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN
Tiết 27: CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC
VÀ CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG (t1)
I. MỤC TIÊU :
+ Kiến thức :
-Nêu được định nghĩa của vật rắn và giá của lực.
-Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực không song song.
-Nêu được cách xác định trọng tâm của vật phẳng mỏng bằng thực nghiệm.
+ Kỹ năng :
-Vận dụng được các điều kiện cân bằng để giải các bài tập.
+ Thái độ :
-Tập trung quan sát thí nghiệm, hứng thú tìm hiểu kiến thức qua thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ :
+ Thầy : Dụng cụ thí nghiệm hình 17.1, 17.3, 17.4. Tấm bìa, nhựa cứng phẳng mỏng. Tranh vẽ hình 17.1
+ Trò : Ôn lại qui tắc hình bình hành, điều kiện cân bằng của một chất điểm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC :
1. Ổn định lớp : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra bài cũ.
ĐVĐ : Trong đời sống và kĩ thuật thường gặp những vật rắn là vật có kích thước đáng kể và hầu như không bị biến dạng dưới tác dụng của ngoại lực. Điều kiện để các vật rắn đó cân bằng là gì ?
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
KIẾN THỨC

HĐ1: Tìm hiểu điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng của hai lực :








+T1(Y): Vòng ở trạng thái đứng yên.
+T2(TB): Chịu tác dụng hai lực căng của hai dây. Biểu diễn lực.
+T3(K): Phương hai dây nằm trên một đường thẳng. Suy ra  và cùng giá.
+T4(Y):  và  ngược chiều và 

+T5(TB): Nêu điều kiện cân bằng.


+ GV: Treo tranh vẽ và bố trí thí nghiệm hình vẽ.
H1: Trạng thái chiếc vòng đứng yên hay chuyển động ?
H2: Chiếc vòng chịu tác dụng của những lực nào ? (vòng rất nhẹ). Biểu diễn các lực đó ?
H3: Phương hai dây móc vào chiếc vòng thế nào ? suy ra giá của hai lực  và thế nào ?
H4: Nhận xét chiều và độ lớn hai lực  và  biết P1 = P2 ? (có thể dùng lực kế đo P1 va P2).
H5: Vậy điều kiện để chiếc vòng trên cân bằng là gì ?
+ GV: Khái quát điều kiện cân bằng.
I. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực :
1. Thí nghiệm :
Như hình 17.1.

2. Điều kiện cân bằng :

Muốn cho một vật chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều :


HĐ2: Tìm hiểu cách xác định trọng tâm của vật phẳng mỏng bằng thực nghiệm :


+T6(Y): Là điểm đặt của trọng lực.


+T7: Thảo luận đưa ra phương án xác định bằng thực nghiệm.

+T8(Y): chịu tác dụng trọng lực và lực căng dây treo.
+T9(TB): Hai lực đó cân bằng, chúng cùng giá.
+T10(K): trọng tâm G của vật nằm trên phương dây treo.
+T11(K): Khi treo vị trí khác, tương tự trọng tâm cũng nằm trên phương dây treo khi vật cân bằng. Trọng tâm nằm tại giao điểm AB và CD.

+ HS: Các nhóm xác định trọng tâm bằng thực nghiệm. Thảo luận, nêu nhận xét :
Trọng tâm của vật phẳng, mỏng nằm ở tâm đối xứngcủa vật.

H6: Trọng tâm là điểm đặt của lực nào ?
+ GV: Đối với vật phẳng, mỏng thì trọng tâm nằm gần bề mặt của vật.
H7: Hãy nêu phương án xác định trọng tâm vật phẳng mỏng bằng thực nghiệm.
H8: Khi treo vật thì vật chịu tác dụng những lực nào ?
H9: Vật cân bằng thì hai lực đó thế nào ? tức giá của chúng thế nào ?
H10: Vậy trọng tâm G vật nằm trên phương nào ? Đánh dấu giá AB của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Long
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)