Giáo án Văn học

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Cúc | Ngày 05/10/2018 | 55

Chia sẻ tài liệu: Giáo án Văn học thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ LOÀI CHIM
LVPT: NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG: VĂN HỌC
ĐỀ TÀI: THƠ “CHIM CHÍCH BÔNG”
ĐỐI TƯỢNG: 4-5 TUỔI
THỜI GIAN: 20- 25 PHÚT
NGÀY SOẠN:19 /12/2015; NGÀY DẠY: 22/12/2015
NGƯỜI DẠY: NGUYỄN THỊ CÚC
I.Mục đích, yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ. Trẻ biết đọc thơ diễn cảm.
- Làm giàu và mở rộng vốn từ cho trẻ, luyện khả năng phát âm thông qua việc trẻ trả lời câu hỏi, đọc thơ cùng cô.
2.Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm.
3.Giáo dục:
- Trẻ hứng thú và tích cực hoạt động trong giờ học.
- Trẻ biết yêu quý, bảo vệ, chăm sóc các loại chim. Biết giúp đỡ những người xung quanh những công việc vừa sức.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: tại lớp học.
- Đồ dùng của cô:
+ Triễn lãm tranh: tranh về các loại chim, tranh bảo vệ chim: không săn bắn chim, cho chim ăn, tạo môi trường sống cho chim.
+ Mô hình bài thơ
- Hệ thống câu hỏi đàm thoại
- Trẻ: tâm sinh lý thoải mái
- NDTH: MTXQ; Âm nhạc; Toán
III.Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

* Ổn định tổ chức:
- Cô đóng vai chú “chim vành khuyên” đến mời cả lớp đến tham dự triển lãm tranh.
1.Hoạt động 1: Bé đi thăm quan
- Cho trẻ đi trong đường hẹp đến thăm quan triển lãm tranh: Bé yêu các loài chim.( Kết hợp mở nhạc BH: Con chim vành khuyên).
- Trò chuyện về nội dung các tranh:
+ Chúng mình thấy triễn lãm tranh về chủ đề gì?
+ Bạn nào biết những loại chim nào thường được nuôi làm cảnh và có giọng hót rất hay?
+ Những loại chim nào bắt sâu giúp ích cho con người?
+ Để bảo vệ các loài chim thì con người phải làm gì?

+ Chúng mình có yêu các loài chim không?
+ Yêu các loại chim thì chúng mình phải làm gì?
- GD trẻ: Chim để làm cảnh, chim có giọng hót hay: chim sáo, họa mi.., một số loài chim thì bắt sâu cho rau như: chim chích bông, chim sâu... Vì vậy chúng mình hãy yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các loài chim.
- Được đi thăm quan rất vui và thú vị, khám phá bao điều hay về các loài chim nhưng đã đến giwof chúng mình phải về lớp để học bài rồi.
- Cho trẻ nhẹ nhàng trở về chỗ ngồi.
2.Hoạt động 2: Bé lắng nghe
- Cô và chúng mình vừa đi đâu về?
- Triển lãm tranh về chủ đề gì?
- Cô có 1 bài thơ nói về 1 loài chim thường bắt sâu giúp ích cho con người: “Chim chích bông”. Tác giả Nguyễn Viết Bình đã viết bài thơ “Chim chích bông” mà hôm nay cô sẽ đọc cho các cháu nghe.
- Cô đọc lần 1 diễn cảm: Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
- Cô đọc lần 2: kết hợp mô hình
+ Hỏi tên bài thơ, tên tác giả?
- Cô đọc lần 3
3.Hoạt động 3: Bé tìm hiểu bài thơ
- Cô vừa đọc cho lớp mình nghe bài thơ gì? Của tác giả nào?

- Con chim trong bài thơ có tên là gì?
- Câu thơ nào miêu tả hình dáng chim chích bông?

* Giảng từ khó: trong bài thơ có từ “tẻo teo”: có nghĩa là rất bé nhỏ.
- Trong bài thơ, chim chích bông thích gì?


- Chim chích bông bắt sâu giúp ai?

- Khi bắt sâu giúp em bé, thái độ chim chích bông như thế nào?

- Qua bài thơ tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì?(Cô gợi ý giúp trẻ)
*Giảng nội dung: Bài thơ nói về chim chích bông là loài chim có vóc dáng bé nhỏ, nhanh nhẹn, biết giúp đỡ mọi người bắt sâu cho rau được xanh tốt. Chỗ nào có sâu là chích bông tìm đến và làm việc hăng say, chăm chỉ.
4.Hoạt động 4: Bé trổ tài
- Cô cho trẻ đọc thơ: trong khi trẻ đọc cô chú ý sửa sai cho trẻ:
+ Lớp đọc
+ Tổ đọc
+ Nhóm đọc ( kết hợp trẻ đếm số lượng bạn đọc thơ)
+ Cá nhân đọc
*Củng cố:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Cúc
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)