Giáo án văn 10 2015-2016

Chia sẻ bởi phan thị hương | Ngày 26/04/2019 | 95

Chia sẻ tài liệu: giáo án văn 10 2015-2016 thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 103,104,105
CHUYÊN ĐỀ TIẾNG VIỆT:
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT
NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DUNG TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp học sinh nắm được
1.Kiến thức:
- Nắm được các khái niệm họ, dòng, nhánh ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Việt nói riêng; hiểu được quan niệm về nguồn gốc, các thời kì phát triển của tiếng Việt, hệ thống chữ viết của tiếng Việt cùng những đặc điểm của chữ quốc ngữ.
- Những yêu cầu sử dụng đúng tiếng Việt theo các chuẩn mực về ngữ âm và chữ viết, về từ ngữ,về ngữ pháp, về phong cách ngôn ngữ.
2.Kĩ năng:
- Có kĩ năng viết đúng các qui định hiện hành của chữ quốc ngữ, kĩ năng phát hiện và sửa chữa những sai sót về chữ viết.
- Vận dụng những yêu cầu trên vào việc sử dụng tiêng Việt, vào việc phân tích và sửa chữa lỗi Tiếng Việt.
3.Thái độ - tư tưởng:
- Bồi dưỡng và nâng cao tình cảm quí trọng tiếng Việt, di sản lâu đời và quí giá của dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực:
HS có thể hình thành các năng lực sau:
- Năng lực tự học, thu thập thông tin liên quan đến lịch sử tiếng Việt, những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt.
- Năng lực khái quát hóa, hình thành các khái niệm về: niệm họ, dòng, nhánh ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Việt nói riêng
- Năng lực giải quyết vấn đề, giải quyết những tình huống đặt ra hoạt động học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về: quan niệm về nguồn gốc, các thời kì phát triển của tiếng Việt, hệ thống chữ viết của tiếng Việt cùng những đặc điểm của chữ quốc ngữ. Những yêu cầu sử dụng đúng tiếng Việt theo các chuẩn mực về ngữ âm và chữ viết, về từ ngữ,về ngữ pháp, về phong cách ngôn ngữ.
- Năng lực phát hiện, phân tích và sửa lỗi về phát âm, về chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản, về phong cách ngôn ngữ,…
- Năng lực sử dụng sáng tạo, linh hoạt theo các phương thức chuyển đổi theo các phép tu từ.
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠỴ HỌC VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: kết hợp giữa nêu vấn đề, đàm thoại, thuyết trình, trao đổi, thảo luận
2. Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, cặp đôi, tập thể lớp.
3. Phương tiện thiết bị dạy học: SGK, thiết kế bài dạy, tài liệu tham khảo, phiếu học tập...
III . BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ:
1.Bảng mô tả 4 mức độ nhận thức:
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng



Cấp độ thấp
Cấp độ cao

Nội dung 1: Khái quát lịch sử Tiếng Việt.
- Nắm được các khái niệm họ, dòng, nhánh ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Việt nói riêng;
- Hiểu được quan niệm về nguồn gốc, các thời kì phát triển của tiếng Việt, hệ thống chữ viết của tiếng Việt cùng những đặc điểm của chữ quốc ngữ.

- Có kĩ năng viết đúng các qui định hiện hành của chữ quốc ngữ, kĩ năng phát hiện và sửa chữa những sai sót về chữ viết.

- Tìm các ví dụ tiêu biểu về các tác phẩm văn học Việt Nam viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ.

Nội dung 2: Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt.
- Nắm được những yêu cầu sử dụng đúng tiếng Việt theo các chuẩn mực về ngữ âm và chữ viết, về từ ngữ,về ngữ pháp, về phong cách ngôn ngữ.

- Nhận diện cái đúng, cái chuẩn mực trong sử dụng tiếng Việt, từ đó sử dụng tiếng Việt theo đúng chuẩn mực
- Phát hiện lỗi về phát âm, về chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản, về phong cách ngôn ngữ,…

 - Phân tích và sửa lỗi về phát âm, về chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản, về phong cách ngôn ngữ,…
- Sử dụng sáng tạo, linh hoạt theo các phương thức chuyển đổi theo các phép tu từ.


Nội dung 3: Ôn tập phần tiếng việt.
- Khái quát hóa và hệ thống hóa theo bốn chủ đề: lịch sử tiếng Việt, hoaatj động giao tiếp bằng ngôn ngữ, phong cách ngôn ngữ, yêu cầu về sử dụng tiếng Việt.

- Gợi nhớ lại kiến thức theo hệ thống câu hỏi và bài tập trong SGK
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: phan thị hương
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)