Giáo án và chuyên đề Khoa hoc lớp 5
Chia sẻ bởi Phạm Xuân Ba |
Ngày 26/04/2019 |
54
Chia sẻ tài liệu: Giáo án và chuyên đề Khoa hoc lớp 5 thuộc Khoa học 5
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD & ĐT ĐỨC PHỔ
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHỔ AN
***********
Tháng 10.2012
Kiểm tra bài cũ:
1. Em hãy cho biết khi bị bệnh cần cho người bệnh ăn uống như thế nào?
Khi bị bệnh cần cho người bệnh ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng
như: thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau xanh, quả chín để bồi bổ cơ thể.
Nếu người bệnh quá yếu không ăn được thức ăn đặc phải cho ăn cháo
thịt băm nhỏ , xúp, sữa, nước quả ép,...Nếu người bệnh không muốn ăn
hoặc ăn quá ít thì cho ăn nhiều bữa trong ngày.
2. Khi người thân bị tiêu chảy em phải chăm sóc như thế nào?
Khi người thân bị tiêu chảy em sẽ cho uống dung dịch Ô rê dôn hoặc
nước cháo loãng . Để phòng suy dinh dưỡng vẫn phải cho ăn đủ chất
Thứ tư, ngày 17 tháng 10 năm 2012
KHOA HỌC:
Thứ tư, ngày 17 tháng 10 năm 2012
KHOA HỌC:
Trò chơi : Thời tiết 4 mùa
Thứ tư, ngày 17 tháng 10 năm 2012
KHOA HỌC:
Mùa xuân Mùa hạ Mùa thu Mùa đông
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
Hoạt động 1:
Những việc nên làm và không nên làm
để phòng tránh tai nạn đuối nước.
Thảo luận nhóm đôi
Quan sát và mô tả những gì em thấy trong những hình sau và
cho biết theo em việc nào nên làm và không nên làm? Vì sao ?
H.1
Các bạn nhỏ đang chơi gần bờ ao
Đây là việc không nên làm. Vì chơi gần bờ ao có thể bị ngã xuống ao
H.2
Giếng có thành giếng được xây cao và có nắp đậy rất an toàn với trẻ em
Việc làm nầy nên làm. Vì ta có thể phòng tránh tai nạn cho trẻ em
H.3
Các bạn đang nghịch nước khi ngồi trên thuyền
Việc làm nầy không nên làm. Vì rất dễ ngã xuống sông và bị chết đuối
Qua quan sát tranh và thảo luận, theo các em chúng ta phải
làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước ?
-Không chơi đùa gần hồ ao, sông, suối. Giếng nước phải được
xây thành cao, có nắp đậy. Chum, vại, bể nước phải có nắp đậy.
-Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương
tiện giao thông đường thủy. Tuyệt đối không lội qua suối khi có
mưa lũ, dông bão.
Hoạt động 2:
Những điều cần biết khi đi bơi hoặc tập bơi.
Quan sát các hình sau đây đồng thời thảo luận và cho biết hình nầy
minh họa điều gì ?
Thảo luận nhóm 4 (2 phút)
Các bạn đang bơi ở chỗ đông người
Các bạn nhỏ đang chơi và tắm ở bờ
biển và có sử dụng phao cứu sinh
Theo em nên tập bơi và hoặc đi bơi ở đâu ?
Nên đi bơi hoặc tập bơi ở bể bơi nơi có đông người và có
phương tiện cứu hộ.
Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều gì ?
-Trước khi bơi phải vận động, tập các bài thể dục để không bị
cảm lạnh hay “chuột rút”
-Sau khi bơi cần tắm lại bằng xà phòng và nước ngọt, dốc và lau
hết nước ở mang tai, mũi.
Kết luận:
Chỉ tập bơi hoặc bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ,
tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi.
Hoạt động 3:
Bày tỏ thái độ, ý kiến
Tình huống 1: Nam và Bắc vừa đi đá bóng về. Nam rủ Bắc ra hồ gần nhà
để tắm cho mát. Nếu em là Bắc thì em sẽ nói gì với bạn ?
Tình huống 2: Đi học về Nga thấy mấy em nhỏ đang tranh nhau cúi xuống
bờ ao gần đường để lấy quả bóng. Nếu là Nga em sẽ làm gì ?
Tình huống 3: Minh tới nhà Tuấn chơi thấy Tuấn vừa nhặt rau vừa cho em bé
chơi ở sân giếng. Giếng có thành nhưng không có nắp đậy. Nếu em là Minh
em sẽ nói gì với Tuấn ?
(Thảo luận nhóm 4 – thời gian 4 phút)
Giải quyết các tình huống
Tình huống 1: Em sẽ nói với Nam là vừa đi đá bóng về mệt, mồ hôi ra nhiều. Nếu đi bơi hay tắm ngay thì dễ bị cảm lạnh. Hãy nghỉ ngơi cho đỡ mệt và khô mồ hôi rồi hãy tắm.
Tình huống 2: Khuyên các em không lấy bóng nữa, đứng xa bờ ao và chờ người lớn đến lấy giúp. Trẻ em không nên đứng gần bờ ao rất dễ ngã xuống nước, gây ra tai nạn.
Tình huống 3: Tuấn nên mang rau vào sân nhà để nhặt, vừa làm vừa trông em. Để em chơi bên cạnh giếng rất nguy hiểm. Thành giếng tuy cao nhưng không có nắp đậy rất dễ gây tai nạn đối với các em nhỏ.
Hoạt động kết thúc:
Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
Cần phải làm gì để phòng tránh đuối nước ?
Không chơi gần hồ ao, sông, suối ; giếng nước phải có nắp đậy
và xây thành cao; chum vại, bể nước phải có nắp đậy.
b. Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các
phương tiện giao thông đường thủy
c. Có thể lội qua suối khi trời mưa lũ, dông bão.
Hoạt động kết thúc:
Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
2. Cần phải làm gì khi đi bơi ở bể bơi ?
a. Tắm sạch bằng nước ngọt sau khi bơi
b. Không cần tuân thủ quy định của bể bơi
c. Chỉ tập bơi hoặc bơi nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ
Những việc nên làm và không nên làm
để phòng tránh tai nạn sông nước
Hoạt động 1:
Những điều cần biết khi đi bơi hoặc tập bơi
Hoạt động 2:
Bày tỏ thái độ, ý kiến
Hoạt động 3:
Thứ tư, ngày 17 tháng 10 năm 2012
KHOA HỌC:
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
Bài học:
-Không chơi đùa gần hồ ao, sông, suối. Giếng nước phải được
xây thành cao, có nắp đậy. Chum, vại, bể nước phải có nắp đậy.
-Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương
tiện giao thông đường thủy. Tuyệt đối không lội qua suối khi có
mưa lũ, dông bão.
-Chỉ tập bơi hoặc bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ,
tuân thủ các qui định của bể bơi, khu vực bơi.
Thứ tư, ngày 17 tháng 10 năm 2012
KHOA HỌC:
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
BÀI HỌC KẾT THÚC
Kính chúc quý thầy cô giáo cùng các em học sinh mạnh khỏe !
Kính chúc quý thầy cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc ! Hẹn gặp lại.
PHÒNG GD & ĐT ĐỨC PHỔ
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHỔ AN
***********
I.PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Thế giới xung quanh luôn là điều mà con người muốn tìm hiểu, khám phá. Ở tiểu học các kiến thức về tự nhiên, xã hội và con người cũng như mối quan hệ của chúng được trình bày một cách đơn giản, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh trong môn Khoa học.
Việc dạy môn Khoa học không chỉ nhằm tích lũy kiến thức đơn thuần mà còn nhằm dạy cho học sinh tập làm quen với cách tư duy chặt chẽ mang tính khoa học, hình thành cho học sinh những năng lực cần thiết để thích ứng với thực tế cuộc sống và học tập sau này. Chính vì vậy, Khoa học là môn học quan trọng ở bậc tiểu học.
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
2. Mục đích nghiên cứu:
3. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu:( Tính tích cực học tập của học sinh và các phương pháp phát triển.)
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: (Khảo sát đánh giá thực trạng tính tích cực học tập của học sinh )
4. Phạm vi áp dụng đề tài:
Đối tượng học sinh lớp 4 và lớp 5
Một số giải pháp nhằm phát huy tính hứng tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
II.PHẦN NỘI DUNG
1.Đánh giá thực trạng chất lượng học tập môn Khoa học của học sinh :
Qua một số tiết dạy của môn Khoa học, tôi nhận thấy một số điểm tồn tại của học sinh trong việc học môn học nầy; đó là tính tích cực học tập của học sinh hầu như không có, thể hiện rõ ràng những điểm yếu cụ thể là:
-Học sinh ít giơ tay phát biểu ý kiến của mình về các vấn đề giáo viên hỏi (tỉ lệ học sinh phát biểu ý kiến xây dựng bài rất thấp khoản 12%).
-Học sinh chủ yếu lệ thuộc vào SGK, ít tư duy.(khoản 90%)
-Rụt rè, không thắc mắc những điều mà mình chưa rõ (hầu hết)
-Không khí lớp học thiếu sôi nổi, không thực hiện được yêu
cầu mà GV đưa ra.
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
Từ thực trạng trên, chúng tôi thấy cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực các hoạt động của học sinh trong giờ học môn Khoa học.
2. Tìm hiểu phương pháp dạy học tích cực và đề ra những
biện pháp thực hiện:
Quá trình dạy và học là một hoạt động có quan hệ hữu cơ:Hoạt
động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Cả hai
hoạt động nầy tiến hành đều nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục.
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
Hoạt động học tập của học sinh chính là hoạt động nhận thức. Hoạt động này chỉ có hiệu quả khi học sinh học tập một cách chủ động, tích cực, tự giác với một động cơ nhận thức đúng đắn. Luôn luôn phát huy tính tích cực, chủ động trong hoạt động học tập của học sinh ở mỗi tiết học, đó chính là dạy học tích cực.
Những dấu hiệu cơ bản của dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh là:
-Tổ chức tốt các hoạt động của học sinh.
-Giúp học sinh tìm tòi, tiếp nhận kiến thức .
-Tạo điều kiện để học sinh chủ động.
-Chú ý đến kĩ năng tự học của học sinh
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
3. Các biện pháp thực hiện:
*Biện pháp 1: Rèn học sinh làm các thí nghiệm đơn giản
Ở lớp 4,5 một số nội dung bài học được thể hiện qua các thí
nghiệm vì vậy khi giảng dạy giáo viên cần đặc biệt quan tâm
đến việc làm thí nghiệm.
Phương pháp thí nghiệm có tác dụng :
+Giúp học sinh đi sâu vào tìm hiểu bản chất sự vật và hiện tượng.
+Qua thí nghiệm sẽ dẫn học sinh đi tìm kiến thức mới, nhờ đó các em sẽ hiểu lâu.
+Rèn luyện cho các em một số kĩ năng: Cách làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, biết khống chế thời gian thí nghiệm..
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
*Để dạy theo phương pháp thí nghiệm thông thường cần tuân theo các bước sau:
-Xác định mục đích của thí nghiệm
-Vạch kế hoạch tiến hành thí nghiệm
-Làm thí nghiệm
-Phân tích kết quả và kết luận (Phần nầy , giáo viên cần hướng dẫn học sinh chú ý đến các dấu hiệu bản chất, dạy học sinh cách so sánh, suy luận khái quát để rút ra kết luận.)
*Khi làm thí nghiệm, giáo viên cần nắm vững và thực hiện các yêu cầu sau:
+Học sinh cần phải theo dõi, quan sát các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
+Học sinh cần biết và nắm được các mối quan hệ trong thí nghiệm để giải thích được kết quả thí nghiệm nhằm rút ra kết luận.
+Chú ý đảm bảo an toàn cho học sinh trong khi làm thí nghiệm
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
Vì thế trừ một số thí nghiệm đòi hỏi chính xác cao phải do giáo viên thực hiện (như bài: 31: Không khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi ở lớp 4), còn các thí nghiệm ở SGK chúng tôi chia lớp thành nhóm để thực hành.
Đối với những thí nghiệm cho học sinh thực hiện thì yêu cầu thực hiện theo đúng các bước:
- Chuẩn bị dụng cụ -Tiến hành thí nghiệm
-Quan sát thí nghiệm -Giải thích thí nghiệm
Ví dụ dạy bài 45: Dung dịch (khoa học lớp 5)
Trong phần hoạt động 1:Tìm hiểu dung dịch là gì?
Chuẩn bị: Hai cái cốc thủy tinh trong, 2 cái thìa, ít muối, đường, chai nước uống được.
Tiến hành: học sinh tiến hành thí nghiệm
Quan sát: Sau khi cho đường, muối vào nước. Đường, muối thế nào? Sau đó cho học sinh nếm từng cốc và nhận xét.
Kết quả:*Đường và muối đã tan trong nước*Ly nước đường có vị ngọt
*Ly nước muối có vị mặn
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
Ưu điểm của biện pháp nầy là:
+Học sinh có kĩ năng thao tác thành thạo trong việc thực hiện thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
+Học sinh được trực quan thấy hiện tượng, kết quả thí nghiệm chứ không bị áp đặt, hoặc chấp nhận kết quả thí nghiệm một cách gián tiếp thông qua sách giáo khoa.
* Biện pháp 2: Tăng cường việc học tập theo nhóm
Dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy đưa học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp. Trong nhóm, học sinh được khuyến khích thảo luận và hướng dẫn làm việc hợp tác với nhau.
Hoạt động nhóm là một hoạt động học tập tích cực. Đó là:
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
-Đem lại cho học sinh cơ hội được sử dụng các kiến thức và kĩ năng mà các em được tiếp thu và rèn luyện được.
-Cho phép các em diễn đạt những ý tưởng, những khám phá của mình.
-Có điều kiện để thực hành các kĩ năng tư duy: so sánh, tổng hợp, đánh giá v.v…
Hoạt động nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau , phát huy vai trò trách nhiệm. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định.
Hình thức dạy học theo nhóm góp phần hình thành và phát triển các mối quan hệ qua lại trong học sinh, đem lại bầu không khí đoàn kết, giúp đỡ, tin tưởng lẫn nhau trong học tập.
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
+Tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm giúp các em học sinh nhút nhát, khả năng diễn đạt kém có điều kiện rèn luyện, tập dượt, từ đó khẳng định mình trong hoạt động nhóm.
Muốn hoạt động nhóm đạt kết quả tốt chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau :
-Mỗi thành viên trong nhóm đều biết công việc của nhóm, của bản thân.
-Mỗi thành viên đều tích cực suy nghĩ và tham gia vào các hoạt động của nhóm như : phát biểu ý kiến, tranh luận…
-Mọi thành viên đều lắng nghe ý kiến của nhau.
-Toàn nhóm làm việc hợp tác và đồng lòng.
-Vai trò của nhóm trưởng, thư kí, báo cáo viên được thực hiện luân phiên.
Ngoài ra, chúng ta còn phải có sự chuẩn bị kĩ càng trước khi lên lớp, đến cách tổ chức, giao việc một cách rõ ràng:
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
Ví dụ bài 20 (Khoa học lớp 4) Nước có những tính chất gì ?
Hoạt động 1: Quan sát vật thật
Mục tiêu: Phát hiện màu, mùi, vị của nước
(thời gian 4 phút)
Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn
-Cho học sinh đem cốc đựng nước và cốc đựng sữa ra
-Yêu cầu học sinh trao đổi trong nhóm ý 1, ý 2 theo yêu cầu
của SGK.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát và và lần lượt trả
lời câu hỏi: Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa?
(Học sinh dễ dàng nhận ra cốc đựng sữa, cốc đựng nước).
-Mệnh lệnh đưa ra rõ ràng, ngắn gọn.(nhóm mấy)
-Giao việc cụ thể cho từng nhóm.(việc gì)
-Thời gian thảo luận (mấy phút)
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
Làm thế nào để bạn biết điều đó ? (Đối với câu hỏi nầy, chúng ta cần đi tới các nhóm để giúp đỡ học sinh sử dụng những giác quan nào để phát hiện ra điều đó)
-Nhìn vào 2 cốc : cốc nước ta thấy nước trong suốt có thể nhìn thấy cái thìa, cốc sữa không nhìn rõ cái thìa trong cốc.
-Ngửi lần lượt từng cốc: cốc nước không có mùi còn cốc sữa có mùi sữa.
-Nếm lần lượt từng cốc: cốc nước không có vị, cốc sữa có vị ngọt
Bước 3: Làm việc cả lớp
Giáo viên cho đại diện nhóm lên trình bày những gì đã biết và GV ghi tóm tắt:
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
Kết luận: Qua quan sát ta nhận biết được gì ? (Nước là một chất trong suốt, không màu, không mùi, không vị).
Việc học tập theo nhóm đã đem lại một số kết quả học tập như sau:
-Học sinh tham gia học tập tích cực,tự tin và hứng thú hơn.
-Rèn cho các em mạnh dạn đứng nói trước tập thể.
*Biện pháp 3: Tổ chức “Trò chơi học tập”
Chơi là một nhu cầu mang tính sinh học của các em. Có thể nói vui chơi cần thiết và vô cùng quan trọng như ăn, ngủ, học tập…trong đời sống của các em.
Tổ chức trò chơi học tập giúp thay đổi hoạt động trên lớp, làm không khí lớp học thoải mái, dễ chịu, học sinh tiếp thu kiến thức tích cực hơn.
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
Khi tổ chức trò chơi chúng ta cần thực hiện các nguyên tắc sau:
+Trò chơi phải thể hiện mục đích rõ ràng về kiến thức của bài
học, đảm bảo củng cố, rèn kĩ năng hoặc ứng dụng một đơn vị
kiến thức cụ thể.
+Trò chơi phải đơn giản, dễ thực hiện.
+Thu hút được nhiều đối tượng tham gia. Tránh chỉ thiết kế trò
chơi cho học sinh khá, giỏi.
+Có luật chơi, đảm bảo an toàn cho học sinh trong khi chơi.
+Nên tổ chức vào phần củng cố bài học.
Cách thức tổ chức trò chơi:
-Giới thiệu và nêu cách chơi
-Cho học sinh chơi thử (nếu cần)
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
-Đánh giá kết quả chơi
-Kết thúc (Có thể tổng hợp những gì cần học qua trò chơi nầy)
Ví dụ dạy bài số 41: Âm thanh (Khoa học lớp 4)
Trò chơi: đoán tên âm thanh
Mục đích: giúp học sinh khắc sâu kiến thức về nhưng âm thanh
trong cuộc sống ra từ đâu và luyện tập các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh.
Chuẩn bị: các dụng cụ phát ra âm thanh
Cách tiến hành:
-Phổ biến luật chơi: Chia lớp làm hai nhóm, mỗi nhóm có thể
dùng bất cứ vật gì để tạo ra âm thanh. Nhóm kia đoán xem âm
thanh đó do vật gì gây ra và đổi ngược lại. Mỗi lần đoán đúng
được cộng 5đ, sai trừ 1đ.
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
-Tổng kết điểm
-Tuyên dương nhóm thắng cuộc
*Biện pháp 4: Khuyến khích học sinh sưu tầm tư liệu phục vụ
bài học
Sách giáo khoa hiện nay đóng vai trò quan trọng trong phần cung
Cấp kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên, ở một số bài học của phần
khoa học, tư liệu sưu tầm lại đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong việc giúp học sinh chủ động, phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức bài học, chứ không phải tiếp nhận kiến thức một cách thụ động,chấp nhận.
Cách làm nầy rất phù hợp với quá trình nhận thức của học sinh, gây
hứng thú học tập đồng thời bước đầu hình thành phương pháp
nghiên cứu khoa học , chuẩn bị cho các em tiếp tục học lên lớp trên.
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
Ví dụ bài số 52 (Khoa học lớp 5) Sự sinh sản của thực vật có hoa
Hoạt động 3: Sự thụ phấn
Học sinh sưu tầm ảnh về các loại hoa, học sinh làm việc theo nhóm
với yêu cầu sau:
-Phân loại tranh theo nhóm hoa thụ phấn nhờ côn trùng, nhóm hoa
thụ phấn nhờ gió,…
-Nhận xét đặc điểm của từng loại hoa nói trên.
-Trên cơ sở tranh, học sinh tự rút ra kết luận về đặc điểm cách thụ
phấn của từng loại hoa.
Để việc sưu tầm tư liệu mang lại hiệu quả cao, chúng tôi thực hiện
như sau:
-Hướng dẫn học sinh phân loại tranh theo yêu cầu bài học.
-Đánh giá, động viên việc sưu tầm tư liệu của học sinh.
-Giáo viên bổ sung tư liệu, kiến thức ngoài SGK.
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
*Biện pháp 5: Sử dụng phương tiện dạy học hiện đại
Trang thiết bị dạy học, đặc biệt là những thiết bị dạy học là những
phương tiện tốt nhất để học sinh đón nhận kiến thức mới một cách
nhanh chóng. Mục đích của việc sử dụng trang thiết bị dạy học
không chỉ để minh họa cho nội dung bài học mà còn là phương tiện
để tổ chức các hoạt động học tập dưới nhiều hình thức. Nhờ đó, học sinh có điều kiện tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới.
Ví dụ bài 15: (Lớp 4) Phòng tránh tai nạn đuối nước
Hoạt động 1: Những việc nên làm và không nên làm
Cho học sinh xem một số hình ảnh trên màn chiếu( nếu có phim tư liệu thì càng tốt), để tạo tình huống có vấn đề cho học sinh. Cho các em nhận xét, mô tả các việc làm trong ảnh từ đó nhận xét, tự rút ra kết luận từng việc nên làm hay không nên làm. Như vậy các em đã tiếp thu bài một cách chủ động và tích cực
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
Như vậy chúng ta thấy rằng, sử dụng trang thiết bị dạy học hiện đại,
giáo viên đã đưa học sinh vào các tình huống có vấn đề rồi giúp học
sinh tích cực tư duy để giải quyết vấn đề đặt ra, cung cấp những
thông tin cập nhật và từ đó có ý thức phòng tránh các tai nạn.
Ưu điểm của biện pháp 5 là:
-Học sinh tiếp nhận kiến thức một cách chủ động.
-Phát triển tư duy tích cực và có khả năng vận dụng tri thức vào giải
quyết các tình huống.
-Hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của học sinh.
(tuy nhiên do điều kiện từng trường nên biện pháp nầy ít trường thực hiện được)
4. Kết quả :
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
+Học sinh hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến trong các tiết học.tỉ lệ nầy là 80% so với 12% đầu năm học).
+Học sinh hào hứng, mạnh dạn, tự tin trong các tiết học.
+Đối với các bài cần sưu tầm tài liệu, học sinh đã biết sưu tầm tư liệu đúng yêu cầu bài học.
+Học sinh có những thắc mắc lí thú trong học tập.
+Nếu kiểm tra bài cũ, học sinh đã biết vận dụng các kiến thức cũ kết hợp với những hiểu biết thực tế để trả lời, chứ không hoàn
toàn lệ thuộc vào sách giáo khoa.
Với việc áp dụng thường xuyên các biện pháp trên, việc học môn Khoa học ở khối 4,5 chúng tôi đã đạt được một số tiến bộ, tiết học đạt hiệu quả cao hơn, thể hiện qua các điểm sau:
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
q
Sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước đang đòi hỏi ngành giáo dục chúng ta phải có sự đổi mới. Trong đó đổi mới về nội dung và phương pháp trong dạy học là điều hết sức cần thiết.
Từ kinh nghiệm thực tiễn dạy và học và kết quả nghiên cứu, chúng
tôi rút ra một số kết luận sau:
Trong giảng dạy môn Khoa học đối với học sinh tiểu học chúng ta cần:
1.Vận dụng linh hoạt các phương pháp trong giảng dạy.
2.Tạo không khí học tập thoải mái, tự nhiên.
3. Để thường xuyên thực hiện tiết học có hiệu quả nên triệt để sử dụng
tư liệu, đồ dùng sẵn có.
4.Tạo ra các tình huống có vấn đề trong quá trình dạy học để phát huy
tích cực cho học sinh.
III. PHẦN KẾT LUẬN
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
Để các biện pháp trên thực hiện có hiệu quả, chúng tôi xin đề xuất một số
ý kiến sau:
+Tăng cường các chuyên đề thực tập môn Khoa học
+Bổ sung các thiết bị, đồ dùng dạy học hiện đại (như máy chiếu hoặc các thiết bị khác)
Một số giải pháp nhằm phát huy tính hứng tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
CHUYÊN ĐỀ KẾT THÚC
Cám ơn sự chú ý theo dõi của quý thầy cô giáo ! Một lần nữa Hội đồng sư phạm Trường Tiểu học Phổ An kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe, hạnh phúc !
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHỔ AN
***********
Tháng 10.2012
Kiểm tra bài cũ:
1. Em hãy cho biết khi bị bệnh cần cho người bệnh ăn uống như thế nào?
Khi bị bệnh cần cho người bệnh ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng
như: thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau xanh, quả chín để bồi bổ cơ thể.
Nếu người bệnh quá yếu không ăn được thức ăn đặc phải cho ăn cháo
thịt băm nhỏ , xúp, sữa, nước quả ép,...Nếu người bệnh không muốn ăn
hoặc ăn quá ít thì cho ăn nhiều bữa trong ngày.
2. Khi người thân bị tiêu chảy em phải chăm sóc như thế nào?
Khi người thân bị tiêu chảy em sẽ cho uống dung dịch Ô rê dôn hoặc
nước cháo loãng . Để phòng suy dinh dưỡng vẫn phải cho ăn đủ chất
Thứ tư, ngày 17 tháng 10 năm 2012
KHOA HỌC:
Thứ tư, ngày 17 tháng 10 năm 2012
KHOA HỌC:
Trò chơi : Thời tiết 4 mùa
Thứ tư, ngày 17 tháng 10 năm 2012
KHOA HỌC:
Mùa xuân Mùa hạ Mùa thu Mùa đông
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
Hoạt động 1:
Những việc nên làm và không nên làm
để phòng tránh tai nạn đuối nước.
Thảo luận nhóm đôi
Quan sát và mô tả những gì em thấy trong những hình sau và
cho biết theo em việc nào nên làm và không nên làm? Vì sao ?
H.1
Các bạn nhỏ đang chơi gần bờ ao
Đây là việc không nên làm. Vì chơi gần bờ ao có thể bị ngã xuống ao
H.2
Giếng có thành giếng được xây cao và có nắp đậy rất an toàn với trẻ em
Việc làm nầy nên làm. Vì ta có thể phòng tránh tai nạn cho trẻ em
H.3
Các bạn đang nghịch nước khi ngồi trên thuyền
Việc làm nầy không nên làm. Vì rất dễ ngã xuống sông và bị chết đuối
Qua quan sát tranh và thảo luận, theo các em chúng ta phải
làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước ?
-Không chơi đùa gần hồ ao, sông, suối. Giếng nước phải được
xây thành cao, có nắp đậy. Chum, vại, bể nước phải có nắp đậy.
-Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương
tiện giao thông đường thủy. Tuyệt đối không lội qua suối khi có
mưa lũ, dông bão.
Hoạt động 2:
Những điều cần biết khi đi bơi hoặc tập bơi.
Quan sát các hình sau đây đồng thời thảo luận và cho biết hình nầy
minh họa điều gì ?
Thảo luận nhóm 4 (2 phút)
Các bạn đang bơi ở chỗ đông người
Các bạn nhỏ đang chơi và tắm ở bờ
biển và có sử dụng phao cứu sinh
Theo em nên tập bơi và hoặc đi bơi ở đâu ?
Nên đi bơi hoặc tập bơi ở bể bơi nơi có đông người và có
phương tiện cứu hộ.
Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều gì ?
-Trước khi bơi phải vận động, tập các bài thể dục để không bị
cảm lạnh hay “chuột rút”
-Sau khi bơi cần tắm lại bằng xà phòng và nước ngọt, dốc và lau
hết nước ở mang tai, mũi.
Kết luận:
Chỉ tập bơi hoặc bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ,
tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi.
Hoạt động 3:
Bày tỏ thái độ, ý kiến
Tình huống 1: Nam và Bắc vừa đi đá bóng về. Nam rủ Bắc ra hồ gần nhà
để tắm cho mát. Nếu em là Bắc thì em sẽ nói gì với bạn ?
Tình huống 2: Đi học về Nga thấy mấy em nhỏ đang tranh nhau cúi xuống
bờ ao gần đường để lấy quả bóng. Nếu là Nga em sẽ làm gì ?
Tình huống 3: Minh tới nhà Tuấn chơi thấy Tuấn vừa nhặt rau vừa cho em bé
chơi ở sân giếng. Giếng có thành nhưng không có nắp đậy. Nếu em là Minh
em sẽ nói gì với Tuấn ?
(Thảo luận nhóm 4 – thời gian 4 phút)
Giải quyết các tình huống
Tình huống 1: Em sẽ nói với Nam là vừa đi đá bóng về mệt, mồ hôi ra nhiều. Nếu đi bơi hay tắm ngay thì dễ bị cảm lạnh. Hãy nghỉ ngơi cho đỡ mệt và khô mồ hôi rồi hãy tắm.
Tình huống 2: Khuyên các em không lấy bóng nữa, đứng xa bờ ao và chờ người lớn đến lấy giúp. Trẻ em không nên đứng gần bờ ao rất dễ ngã xuống nước, gây ra tai nạn.
Tình huống 3: Tuấn nên mang rau vào sân nhà để nhặt, vừa làm vừa trông em. Để em chơi bên cạnh giếng rất nguy hiểm. Thành giếng tuy cao nhưng không có nắp đậy rất dễ gây tai nạn đối với các em nhỏ.
Hoạt động kết thúc:
Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
Cần phải làm gì để phòng tránh đuối nước ?
Không chơi gần hồ ao, sông, suối ; giếng nước phải có nắp đậy
và xây thành cao; chum vại, bể nước phải có nắp đậy.
b. Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các
phương tiện giao thông đường thủy
c. Có thể lội qua suối khi trời mưa lũ, dông bão.
Hoạt động kết thúc:
Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
2. Cần phải làm gì khi đi bơi ở bể bơi ?
a. Tắm sạch bằng nước ngọt sau khi bơi
b. Không cần tuân thủ quy định của bể bơi
c. Chỉ tập bơi hoặc bơi nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ
Những việc nên làm và không nên làm
để phòng tránh tai nạn sông nước
Hoạt động 1:
Những điều cần biết khi đi bơi hoặc tập bơi
Hoạt động 2:
Bày tỏ thái độ, ý kiến
Hoạt động 3:
Thứ tư, ngày 17 tháng 10 năm 2012
KHOA HỌC:
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
Bài học:
-Không chơi đùa gần hồ ao, sông, suối. Giếng nước phải được
xây thành cao, có nắp đậy. Chum, vại, bể nước phải có nắp đậy.
-Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương
tiện giao thông đường thủy. Tuyệt đối không lội qua suối khi có
mưa lũ, dông bão.
-Chỉ tập bơi hoặc bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ,
tuân thủ các qui định của bể bơi, khu vực bơi.
Thứ tư, ngày 17 tháng 10 năm 2012
KHOA HỌC:
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
BÀI HỌC KẾT THÚC
Kính chúc quý thầy cô giáo cùng các em học sinh mạnh khỏe !
Kính chúc quý thầy cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc ! Hẹn gặp lại.
PHÒNG GD & ĐT ĐỨC PHỔ
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHỔ AN
***********
I.PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Thế giới xung quanh luôn là điều mà con người muốn tìm hiểu, khám phá. Ở tiểu học các kiến thức về tự nhiên, xã hội và con người cũng như mối quan hệ của chúng được trình bày một cách đơn giản, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh trong môn Khoa học.
Việc dạy môn Khoa học không chỉ nhằm tích lũy kiến thức đơn thuần mà còn nhằm dạy cho học sinh tập làm quen với cách tư duy chặt chẽ mang tính khoa học, hình thành cho học sinh những năng lực cần thiết để thích ứng với thực tế cuộc sống và học tập sau này. Chính vì vậy, Khoa học là môn học quan trọng ở bậc tiểu học.
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
2. Mục đích nghiên cứu:
3. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu:( Tính tích cực học tập của học sinh và các phương pháp phát triển.)
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: (Khảo sát đánh giá thực trạng tính tích cực học tập của học sinh )
4. Phạm vi áp dụng đề tài:
Đối tượng học sinh lớp 4 và lớp 5
Một số giải pháp nhằm phát huy tính hứng tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
II.PHẦN NỘI DUNG
1.Đánh giá thực trạng chất lượng học tập môn Khoa học của học sinh :
Qua một số tiết dạy của môn Khoa học, tôi nhận thấy một số điểm tồn tại của học sinh trong việc học môn học nầy; đó là tính tích cực học tập của học sinh hầu như không có, thể hiện rõ ràng những điểm yếu cụ thể là:
-Học sinh ít giơ tay phát biểu ý kiến của mình về các vấn đề giáo viên hỏi (tỉ lệ học sinh phát biểu ý kiến xây dựng bài rất thấp khoản 12%).
-Học sinh chủ yếu lệ thuộc vào SGK, ít tư duy.(khoản 90%)
-Rụt rè, không thắc mắc những điều mà mình chưa rõ (hầu hết)
-Không khí lớp học thiếu sôi nổi, không thực hiện được yêu
cầu mà GV đưa ra.
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
Từ thực trạng trên, chúng tôi thấy cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực các hoạt động của học sinh trong giờ học môn Khoa học.
2. Tìm hiểu phương pháp dạy học tích cực và đề ra những
biện pháp thực hiện:
Quá trình dạy và học là một hoạt động có quan hệ hữu cơ:Hoạt
động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Cả hai
hoạt động nầy tiến hành đều nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục.
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
Hoạt động học tập của học sinh chính là hoạt động nhận thức. Hoạt động này chỉ có hiệu quả khi học sinh học tập một cách chủ động, tích cực, tự giác với một động cơ nhận thức đúng đắn. Luôn luôn phát huy tính tích cực, chủ động trong hoạt động học tập của học sinh ở mỗi tiết học, đó chính là dạy học tích cực.
Những dấu hiệu cơ bản của dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh là:
-Tổ chức tốt các hoạt động của học sinh.
-Giúp học sinh tìm tòi, tiếp nhận kiến thức .
-Tạo điều kiện để học sinh chủ động.
-Chú ý đến kĩ năng tự học của học sinh
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
3. Các biện pháp thực hiện:
*Biện pháp 1: Rèn học sinh làm các thí nghiệm đơn giản
Ở lớp 4,5 một số nội dung bài học được thể hiện qua các thí
nghiệm vì vậy khi giảng dạy giáo viên cần đặc biệt quan tâm
đến việc làm thí nghiệm.
Phương pháp thí nghiệm có tác dụng :
+Giúp học sinh đi sâu vào tìm hiểu bản chất sự vật và hiện tượng.
+Qua thí nghiệm sẽ dẫn học sinh đi tìm kiến thức mới, nhờ đó các em sẽ hiểu lâu.
+Rèn luyện cho các em một số kĩ năng: Cách làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, biết khống chế thời gian thí nghiệm..
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
*Để dạy theo phương pháp thí nghiệm thông thường cần tuân theo các bước sau:
-Xác định mục đích của thí nghiệm
-Vạch kế hoạch tiến hành thí nghiệm
-Làm thí nghiệm
-Phân tích kết quả và kết luận (Phần nầy , giáo viên cần hướng dẫn học sinh chú ý đến các dấu hiệu bản chất, dạy học sinh cách so sánh, suy luận khái quát để rút ra kết luận.)
*Khi làm thí nghiệm, giáo viên cần nắm vững và thực hiện các yêu cầu sau:
+Học sinh cần phải theo dõi, quan sát các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
+Học sinh cần biết và nắm được các mối quan hệ trong thí nghiệm để giải thích được kết quả thí nghiệm nhằm rút ra kết luận.
+Chú ý đảm bảo an toàn cho học sinh trong khi làm thí nghiệm
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
Vì thế trừ một số thí nghiệm đòi hỏi chính xác cao phải do giáo viên thực hiện (như bài: 31: Không khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi ở lớp 4), còn các thí nghiệm ở SGK chúng tôi chia lớp thành nhóm để thực hành.
Đối với những thí nghiệm cho học sinh thực hiện thì yêu cầu thực hiện theo đúng các bước:
- Chuẩn bị dụng cụ -Tiến hành thí nghiệm
-Quan sát thí nghiệm -Giải thích thí nghiệm
Ví dụ dạy bài 45: Dung dịch (khoa học lớp 5)
Trong phần hoạt động 1:Tìm hiểu dung dịch là gì?
Chuẩn bị: Hai cái cốc thủy tinh trong, 2 cái thìa, ít muối, đường, chai nước uống được.
Tiến hành: học sinh tiến hành thí nghiệm
Quan sát: Sau khi cho đường, muối vào nước. Đường, muối thế nào? Sau đó cho học sinh nếm từng cốc và nhận xét.
Kết quả:*Đường và muối đã tan trong nước*Ly nước đường có vị ngọt
*Ly nước muối có vị mặn
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
Ưu điểm của biện pháp nầy là:
+Học sinh có kĩ năng thao tác thành thạo trong việc thực hiện thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
+Học sinh được trực quan thấy hiện tượng, kết quả thí nghiệm chứ không bị áp đặt, hoặc chấp nhận kết quả thí nghiệm một cách gián tiếp thông qua sách giáo khoa.
* Biện pháp 2: Tăng cường việc học tập theo nhóm
Dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy đưa học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp. Trong nhóm, học sinh được khuyến khích thảo luận và hướng dẫn làm việc hợp tác với nhau.
Hoạt động nhóm là một hoạt động học tập tích cực. Đó là:
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
-Đem lại cho học sinh cơ hội được sử dụng các kiến thức và kĩ năng mà các em được tiếp thu và rèn luyện được.
-Cho phép các em diễn đạt những ý tưởng, những khám phá của mình.
-Có điều kiện để thực hành các kĩ năng tư duy: so sánh, tổng hợp, đánh giá v.v…
Hoạt động nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau , phát huy vai trò trách nhiệm. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định.
Hình thức dạy học theo nhóm góp phần hình thành và phát triển các mối quan hệ qua lại trong học sinh, đem lại bầu không khí đoàn kết, giúp đỡ, tin tưởng lẫn nhau trong học tập.
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
+Tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm giúp các em học sinh nhút nhát, khả năng diễn đạt kém có điều kiện rèn luyện, tập dượt, từ đó khẳng định mình trong hoạt động nhóm.
Muốn hoạt động nhóm đạt kết quả tốt chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau :
-Mỗi thành viên trong nhóm đều biết công việc của nhóm, của bản thân.
-Mỗi thành viên đều tích cực suy nghĩ và tham gia vào các hoạt động của nhóm như : phát biểu ý kiến, tranh luận…
-Mọi thành viên đều lắng nghe ý kiến của nhau.
-Toàn nhóm làm việc hợp tác và đồng lòng.
-Vai trò của nhóm trưởng, thư kí, báo cáo viên được thực hiện luân phiên.
Ngoài ra, chúng ta còn phải có sự chuẩn bị kĩ càng trước khi lên lớp, đến cách tổ chức, giao việc một cách rõ ràng:
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
Ví dụ bài 20 (Khoa học lớp 4) Nước có những tính chất gì ?
Hoạt động 1: Quan sát vật thật
Mục tiêu: Phát hiện màu, mùi, vị của nước
(thời gian 4 phút)
Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn
-Cho học sinh đem cốc đựng nước và cốc đựng sữa ra
-Yêu cầu học sinh trao đổi trong nhóm ý 1, ý 2 theo yêu cầu
của SGK.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát và và lần lượt trả
lời câu hỏi: Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa?
(Học sinh dễ dàng nhận ra cốc đựng sữa, cốc đựng nước).
-Mệnh lệnh đưa ra rõ ràng, ngắn gọn.(nhóm mấy)
-Giao việc cụ thể cho từng nhóm.(việc gì)
-Thời gian thảo luận (mấy phút)
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
Làm thế nào để bạn biết điều đó ? (Đối với câu hỏi nầy, chúng ta cần đi tới các nhóm để giúp đỡ học sinh sử dụng những giác quan nào để phát hiện ra điều đó)
-Nhìn vào 2 cốc : cốc nước ta thấy nước trong suốt có thể nhìn thấy cái thìa, cốc sữa không nhìn rõ cái thìa trong cốc.
-Ngửi lần lượt từng cốc: cốc nước không có mùi còn cốc sữa có mùi sữa.
-Nếm lần lượt từng cốc: cốc nước không có vị, cốc sữa có vị ngọt
Bước 3: Làm việc cả lớp
Giáo viên cho đại diện nhóm lên trình bày những gì đã biết và GV ghi tóm tắt:
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
Kết luận: Qua quan sát ta nhận biết được gì ? (Nước là một chất trong suốt, không màu, không mùi, không vị).
Việc học tập theo nhóm đã đem lại một số kết quả học tập như sau:
-Học sinh tham gia học tập tích cực,tự tin và hứng thú hơn.
-Rèn cho các em mạnh dạn đứng nói trước tập thể.
*Biện pháp 3: Tổ chức “Trò chơi học tập”
Chơi là một nhu cầu mang tính sinh học của các em. Có thể nói vui chơi cần thiết và vô cùng quan trọng như ăn, ngủ, học tập…trong đời sống của các em.
Tổ chức trò chơi học tập giúp thay đổi hoạt động trên lớp, làm không khí lớp học thoải mái, dễ chịu, học sinh tiếp thu kiến thức tích cực hơn.
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
Khi tổ chức trò chơi chúng ta cần thực hiện các nguyên tắc sau:
+Trò chơi phải thể hiện mục đích rõ ràng về kiến thức của bài
học, đảm bảo củng cố, rèn kĩ năng hoặc ứng dụng một đơn vị
kiến thức cụ thể.
+Trò chơi phải đơn giản, dễ thực hiện.
+Thu hút được nhiều đối tượng tham gia. Tránh chỉ thiết kế trò
chơi cho học sinh khá, giỏi.
+Có luật chơi, đảm bảo an toàn cho học sinh trong khi chơi.
+Nên tổ chức vào phần củng cố bài học.
Cách thức tổ chức trò chơi:
-Giới thiệu và nêu cách chơi
-Cho học sinh chơi thử (nếu cần)
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
-Đánh giá kết quả chơi
-Kết thúc (Có thể tổng hợp những gì cần học qua trò chơi nầy)
Ví dụ dạy bài số 41: Âm thanh (Khoa học lớp 4)
Trò chơi: đoán tên âm thanh
Mục đích: giúp học sinh khắc sâu kiến thức về nhưng âm thanh
trong cuộc sống ra từ đâu và luyện tập các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh.
Chuẩn bị: các dụng cụ phát ra âm thanh
Cách tiến hành:
-Phổ biến luật chơi: Chia lớp làm hai nhóm, mỗi nhóm có thể
dùng bất cứ vật gì để tạo ra âm thanh. Nhóm kia đoán xem âm
thanh đó do vật gì gây ra và đổi ngược lại. Mỗi lần đoán đúng
được cộng 5đ, sai trừ 1đ.
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
-Tổng kết điểm
-Tuyên dương nhóm thắng cuộc
*Biện pháp 4: Khuyến khích học sinh sưu tầm tư liệu phục vụ
bài học
Sách giáo khoa hiện nay đóng vai trò quan trọng trong phần cung
Cấp kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên, ở một số bài học của phần
khoa học, tư liệu sưu tầm lại đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong việc giúp học sinh chủ động, phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức bài học, chứ không phải tiếp nhận kiến thức một cách thụ động,chấp nhận.
Cách làm nầy rất phù hợp với quá trình nhận thức của học sinh, gây
hứng thú học tập đồng thời bước đầu hình thành phương pháp
nghiên cứu khoa học , chuẩn bị cho các em tiếp tục học lên lớp trên.
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
Ví dụ bài số 52 (Khoa học lớp 5) Sự sinh sản của thực vật có hoa
Hoạt động 3: Sự thụ phấn
Học sinh sưu tầm ảnh về các loại hoa, học sinh làm việc theo nhóm
với yêu cầu sau:
-Phân loại tranh theo nhóm hoa thụ phấn nhờ côn trùng, nhóm hoa
thụ phấn nhờ gió,…
-Nhận xét đặc điểm của từng loại hoa nói trên.
-Trên cơ sở tranh, học sinh tự rút ra kết luận về đặc điểm cách thụ
phấn của từng loại hoa.
Để việc sưu tầm tư liệu mang lại hiệu quả cao, chúng tôi thực hiện
như sau:
-Hướng dẫn học sinh phân loại tranh theo yêu cầu bài học.
-Đánh giá, động viên việc sưu tầm tư liệu của học sinh.
-Giáo viên bổ sung tư liệu, kiến thức ngoài SGK.
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
*Biện pháp 5: Sử dụng phương tiện dạy học hiện đại
Trang thiết bị dạy học, đặc biệt là những thiết bị dạy học là những
phương tiện tốt nhất để học sinh đón nhận kiến thức mới một cách
nhanh chóng. Mục đích của việc sử dụng trang thiết bị dạy học
không chỉ để minh họa cho nội dung bài học mà còn là phương tiện
để tổ chức các hoạt động học tập dưới nhiều hình thức. Nhờ đó, học sinh có điều kiện tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới.
Ví dụ bài 15: (Lớp 4) Phòng tránh tai nạn đuối nước
Hoạt động 1: Những việc nên làm và không nên làm
Cho học sinh xem một số hình ảnh trên màn chiếu( nếu có phim tư liệu thì càng tốt), để tạo tình huống có vấn đề cho học sinh. Cho các em nhận xét, mô tả các việc làm trong ảnh từ đó nhận xét, tự rút ra kết luận từng việc nên làm hay không nên làm. Như vậy các em đã tiếp thu bài một cách chủ động và tích cực
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
Như vậy chúng ta thấy rằng, sử dụng trang thiết bị dạy học hiện đại,
giáo viên đã đưa học sinh vào các tình huống có vấn đề rồi giúp học
sinh tích cực tư duy để giải quyết vấn đề đặt ra, cung cấp những
thông tin cập nhật và từ đó có ý thức phòng tránh các tai nạn.
Ưu điểm của biện pháp 5 là:
-Học sinh tiếp nhận kiến thức một cách chủ động.
-Phát triển tư duy tích cực và có khả năng vận dụng tri thức vào giải
quyết các tình huống.
-Hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của học sinh.
(tuy nhiên do điều kiện từng trường nên biện pháp nầy ít trường thực hiện được)
4. Kết quả :
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
+Học sinh hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến trong các tiết học.tỉ lệ nầy là 80% so với 12% đầu năm học).
+Học sinh hào hứng, mạnh dạn, tự tin trong các tiết học.
+Đối với các bài cần sưu tầm tài liệu, học sinh đã biết sưu tầm tư liệu đúng yêu cầu bài học.
+Học sinh có những thắc mắc lí thú trong học tập.
+Nếu kiểm tra bài cũ, học sinh đã biết vận dụng các kiến thức cũ kết hợp với những hiểu biết thực tế để trả lời, chứ không hoàn
toàn lệ thuộc vào sách giáo khoa.
Với việc áp dụng thường xuyên các biện pháp trên, việc học môn Khoa học ở khối 4,5 chúng tôi đã đạt được một số tiến bộ, tiết học đạt hiệu quả cao hơn, thể hiện qua các điểm sau:
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
q
Sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước đang đòi hỏi ngành giáo dục chúng ta phải có sự đổi mới. Trong đó đổi mới về nội dung và phương pháp trong dạy học là điều hết sức cần thiết.
Từ kinh nghiệm thực tiễn dạy và học và kết quả nghiên cứu, chúng
tôi rút ra một số kết luận sau:
Trong giảng dạy môn Khoa học đối với học sinh tiểu học chúng ta cần:
1.Vận dụng linh hoạt các phương pháp trong giảng dạy.
2.Tạo không khí học tập thoải mái, tự nhiên.
3. Để thường xuyên thực hiện tiết học có hiệu quả nên triệt để sử dụng
tư liệu, đồ dùng sẵn có.
4.Tạo ra các tình huống có vấn đề trong quá trình dạy học để phát huy
tích cực cho học sinh.
III. PHẦN KẾT LUẬN
Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
Để các biện pháp trên thực hiện có hiệu quả, chúng tôi xin đề xuất một số
ý kiến sau:
+Tăng cường các chuyên đề thực tập môn Khoa học
+Bổ sung các thiết bị, đồ dùng dạy học hiện đại (như máy chiếu hoặc các thiết bị khác)
Một số giải pháp nhằm phát huy tính hứng tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong môn Khoa học
CHUYÊN ĐỀ KẾT THÚC
Cám ơn sự chú ý theo dõi của quý thầy cô giáo ! Một lần nữa Hội đồng sư phạm Trường Tiểu học Phổ An kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe, hạnh phúc !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Xuân Ba
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)