Giáo án tự chọn văn 10, kì 2

Chia sẻ bởi nguyễn thị hiền | Ngày 26/04/2019 | 99

Chia sẻ tài liệu: giáo án tự chọn văn 10, kì 2 thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Ngày 15/2/2016
Tiết TC 19 + 20
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN THUYẾT MINH: LẬP DÀN Ý

A. Mục tiêu bài học
- Củng cố kiến thức về văn thuyết minh
- Giúp HS biết lập dàn ý về văn thuyết minh và đề tài gần gũi, quen thuộc.
- Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý.
- Có thái độ, tình cảm đúng đắn với đối tượng thuyết minh.
B. Phương tiện
- SGK, SGV.
- Thiết kế bài học.
C. Phương pháp
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, thực hành.
D. Tiến trình
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt

Trình bày bố cục của bài văn TM?



Trong bài văn thuyết minh cần sắp xếp theo những kết cấu nào?




BT 1: Thuyết minh về 1 tác giả văn học em yêu thích?




- Muốn giới thiệu về một danh nhân một tác phẩm, tác giả tiêu biểu ta phải lần lượt làm những công việc gì?




























Tiết 2


BT2: Thuyết minh tác phẩm Bình Ngô đại cáo?

1. Lí thuyết:
* Dàn ý bài văn TM
- Mở bài: Giới thiệu sự vật, sự việc… được thuyết minh
- Thân bài: Nội dung chính của bài viết.
- Kết bài: Nên suy nghĩ của người viết về ý nghĩa, giá trị của đối tượng.
* Lưu ý
- Trình tự thời gian (từ xưa đến nay)
- Trình tự không gian (từ gần đến xa, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới) .
- Trình tự lôgic
II. Luyện tập
- Muốn giới thiệu một danh nhân, một tác giả, tác phẩm tiêu biểu phải.
+ Xác định đề tài
* Một danh nhân văn hoá.
* Một người tìm hiểu kĩ và yêu thích.
* Nguyễn Du, Nguyễn Trãi. …
+ Xây dựng dàn ý.
* Mở bài: Giới thiệu một cách tự nhiên danh nhân văn hoá ấy. Lời giới thiệu phải thực sự thu hút mọi người về đề tài lựa chọn.
* Thân bài: Cần cung cấp cho người đọc những tri thức nào? Những tri thức ấy có chuẩn xác, có độ tin cậy hay không.
+ Sắp xếp các ý theo hệ thống nào thời gian, không gian trật tự lôgich. …
* Kết bài:
+ Nhìn lại những nét chính đã thuyết minh về danh nhân.
+ Lưu giữ cảm xúc lâu bền trong độc giả.
* Dàn ý thuyết minh về Nguyễn Trãi:
1, Mở bài
-Nguyễn Trãi là vị anh hùng của dân tộc Việt Nam thế kỉ XV.
-Ông không những là một nhà quân sự đại tài mà còn nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc.
2, Thân bài
a, Nguyễn Trãi không chỉ có tài năng chính trị, quân sự mà còn là một đại quan thanh liêm, hết lòng vì dân vì nước:
- Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở Chí Linh- Hải Dương, sau chuyển về Hà Tây.
-Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước và văn hóa, văn học. Cha là Nguyễn Phi Khanh, đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) đời Trần. Mẹ là Trần Thị Thái - con quan Tư đồ (Tể tướng) Trần Nguyên Đán.
- Tuổi thơ Nguyễn Trãi chịu nhiều mất mát: 5 tuổi chịu tang mẹ, 10 tuổi chịu tang ông ngoại.
-Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, hai cha con cùng ra làm quan cho nhà Hồ.
-Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị bắt đưa sang Trung Quốc, ghi sâu lời dặn của cha, Nguyễn Trãi tham gia nghĩa quân Lam Sơn.
-Cuối năm 1427 đầu năm 1428, khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo”.
-Năm 1439, triều đình ngày cáng rối ren, gian thần lộng hành, trung thần bị sát hại, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn.
-Năm 1440, Nguyễn Trãi được Lê Thái Tông mời ra giúp nước. Ông lại hăng hái nhiệt tình phò vua giúp nước cứu đời.
-Năm 1442, Nguyễn Trãi mắc oan án Lệ Chi Viên, bị tru di tam tộc.
-Năm 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi.
b, Nguyễn Trãi để lại cho nền văn học Việt Nam một sự nghiệp sáng tác văn học có giá trị lớn lao:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thị hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)