GIAO AN TU CHON LI 10

Chia sẻ bởi Lưu Thị Thanh | Ngày 25/04/2019 | 163

Chia sẻ tài liệu: GIAO AN TU CHON LI 10 thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

00Ngày soạn:.....................Tuần dạy........(Từ...................................đến........................................)

Kí duyệt:................

Tiết 1 –ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Nắm được khái niệm chuyển động cơ học, chuyển động đều, chuyển động không đều, vận tốc
- Nắm được cách biểu diễn lực, cân bằng lực
- Nắm được khái niệm công cơ học, công suất và bảo toàn cơ năng
II. CHUẨN BỊ
GV: Hệ thống một số kiến thức liên quan và một số bài tập vận dụng các câu hỏi trắc nghiệm tùy theo từng mức độ để hướng dẫn học sinh
HS: Ôn lại các kiến thức đã được học về phần điện từ
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
- Hệ thống kiến thức và phương pháp giải bài tập phần cơ học
- Rèn luyện kỹ năng tính toán và suy luận logic
Chuyển động cơ học:
Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc) gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).
Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật đó không thay đổi theo thời gian so với vật khác.
Tính tương đối của chuyển động:
Chuyển động hay đứng yên mang tính tương đối, vì cùng một vật có thể được xem là chuyển động so với vật này nhưng lại được xem là đứng yên so với vật khác.
Tính tương đối của chuyển động tuỳ thuộc vào vật chọn làm mốc.
Thông thường người ta chọn Trái Đất hay những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc.
Các dạng chuyển động thường gặp:
Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động. Tuỳ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo mà ta chia ra các dạng chuyển động: chuyển động thẳng, chuyển động cong và chuyển động tròn.
Vận tốc: Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Công thức tính vận tốc: 
Trong đó S: quãng đường đi được.
t: thời gian để đi hết quãng đường đó.
Đơn vị của vận tốc:
Đơn vị của vận tốc tuỳ thuộc vào đơn vị của chiều dài và đơn vị của thời gian.
Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s.
Trong thực tế người ta thường dùng đơn vị vận tốc m/s hay km/h.
Mối liên hệ giữa m/s và km/h là: 1m/s = 3,6 km/h hay 1km/h =m/s.
Chuyển động đều: Là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
Chuyển động không đều: Là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều:
Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường đựơc tính bằng công thức: vtb =  trong đó S: là quãng đường đi được
t: thời gian đi hết quãng đường đó.
Lực cân bằng:
- Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ cùng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
- Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Khi nào có công cơ học?
Công cơ học dùng với trường hợp khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực.
Công cơ học phụ thuộc vào 2 yếu tố: Lực tác dụng vào vật và độ chuyển dời của vật.
Công thức tính công cơ học:
Công thức: A = F.s ( khi vật chuyển dời theo hướng của lực)
Trong đó A: công của lực F
F: lực tác dụng vào vật (N)
S: quãng đường vật dịch chuyển (m)
Đơn vị công là Jun (kí hiệu là J): 1J = 1 N.m.
Công suất:
Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian được gọi là công suất.
Công thức tính công suất:
Công thức: P =
Trong đó A: công thực hiện (J)
T: khoảng thời gian thực hiện công A (s)
Đơn vị công suất:
Nếu công A được tính là 1J, thời gian t được tính là 1s, thì công suất được tính là P = 
Đợn vị công suất J/s được gọi là oát (kí hiệu: W)
1W = 1J/s
1kW = 1000W
1MW = 1000 kW = 1000000W
Chú ý: Ngoài ra đơn vị công suất còn được tính:
Mã lực (sức ngựa) ký hiệu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lưu Thị Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)