Giáo án tổng hợp

Chia sẻ bởi Võ Thị Nhung | Ngày 26/04/2019 | 67

Chia sẻ tài liệu: Giáo án tổng hợp thuộc Giáo dục công dân 10

Nội dung tài liệu:

Tiết chương trình: 1
Bài 1. NGOẠI KHÓA AN TOÀN GIAO THÔNG (1 tiết)
(Dạy cho đối tượng học sinh lớp 10 THPT)
I. Mục tiêu bài học
Học xong bài này, học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức
- Làm cho học sinh nắm những quy định thiết yếu để bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhất là những vùng giao thông trọng điểm.
- Học sinh nắm được các quy định, các quy tắc khi tham gia giao thông, ý nghĩa của một số biển báo thường gặp, biết cách xử lý tình huống khi tham gia giao thông.
2. Về kỹ năng
- Biết phân loại các loại biển báo hiệu giao thông đường bộ thường gặp.
- Nhạy bén trong xử lý tình huống khi tham gia giao thông, tức là biết vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn cuộc sống.
3. Về thái độ
Có ý thức, thái độ chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông, biết bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai khi tham gia giao thông.
II. Tài liệu và phương tiện
1. Tài liệu
- Tài liệu chính thức:
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, Luật giao thông đường bộ, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2007, Hà Nội.
- Tài liệu tham khảo khác:
+ Sở Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang, Tài liệu giảng dạy Luật lệ giao thông trong trường phổ thông, NXB Xí nghiệp in Tiền Giang, 1994, Tiền Giang.
+ Sở Giao thông công chánh Thành phố Hồ Chí Minh, Tài liệu học tập dùng cho sát hạch, cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2. NXB Giao thông vận tải, 8 – 2003, Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Sở Giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang, Bài ôn tập lý thuyết sát hạch, cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 và A2, NXB Giao thông vận tải – 80 B Trần Hưng Đạo – Hà Nội.
2. Phương tiện
- Máy vi tính, đèn chiếu (projector).
- Biển báo hiệu giao thông đường bộ, báo chí, thông tin trên mạng internet…
III. Phương pháp: hỏi đáp, nêu vấn đề, tình huống, trực quan.
IV. Trọng tâm: những quy định, quy tắc khi tham gia giao thông; ý nghĩa của một số biển báo hiệu giao thông đường bộ thường gặp, có liên quan đến học sinh thực hiện.
V. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra (3 phút)
- GV: Em đi học thường ngày bằng phương tiện giao thông gì? Có bao giờ em chạy xe gắn máy hoặc xe mô tô để đi chơi hoặc đi học không? Vì sao?
- HS: Em thường đi học bằng xe đạp, không có chạy xe gắn máy hoặc xe mô tô để đi chơi hoặc đi học vì chưa đủ tuổi lái xe và chưa có giấy phép lái xe theo quy định của Luật giao thông đường bộ.
- GV: Nghị quyết nào của Chính phủ về thực hiện an toàn giao thông?
- HS: Nghị quyết 32 của Chính phủ.
2. Giới thiệu bài mới (5 phút)
- GV: Cho học sinh xem một đoạn video clip (hoặc một vài hình ảnh kèm theo bản tin minh họa) nói về vụ tai nạn giao thông và yêu cầu học sinh phát biểu suy nghĩ của mình:
TÀI XẾ NGỦ GẬT, Ô TÔ TÔNG THẲNG VÀO CỘT ĐIỆN
(http://www.antoangiaothong.com)
“Một vụ tai nạn hy hữu xảy ra tại Trung tâm thành phố Vinh, Nghệ An do lái xe buồn ngủ không làm chủ tay lái, khiến chiếc xe Toyota Corolla đâm thẳng vào cột điện ven đường.






Sự việc xảy ra vào khoảng 12h ngày 17/8/2008, trên đường Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh. Chiếc xe Toyota Corolla mang biển kiểm soát 37N - 9739 do tài xế Nguyễn Văn Tịnh (40 tuổi, quê Nghệ An) điều khiển chạy hướng từ trong thành phố ra phía bắc Vinh. Khi đang mát ga, anh Tịnh ngủ gật làm xe trật lái lao thẳng vào cột điện bên phải đường, chiếc xe bị "dính chặt" vào cột điện. Phải cố gắng mãi người dân trên phố mới đưa được anh Tịnh ra khỏi xe. Vụ tai nạn làm anh Tịnh bị thương rất nặng, phải đi cấp cứu tại bệnh viện thành phố. Còn chiếc xe Toyota Corolla bị hỏng hoàn toàn phần đầu. Rất may do đang là giờ nghỉ trưa, trời nắng nóng, đường vắng nên không có sự va quệt với người đi đường khác”.
THÙNG HÀNG VĂNG KHỎI Ô TÔ LÀM 4 NGƯỜI BỊ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)