Giáo án tổng hợp
Chia sẻ bởi Lê Hằng |
Ngày 26/04/2019 |
192
Chia sẻ tài liệu: Giáo án tổng hợp thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
BUỔI 1
Chủ đề 1 : CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ; HÀNG HÓA – TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG ; QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA.
A. PHẦN LÝ THUYẾT
1. Công dân với sự phát triển kinh tế.
*Thế nào là sản xuất của cải vật chất?
Là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
* Vai trò của sản xuất của cải vật chất
- Là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
- Quyết định mọi hoạt động của xã hội.
* Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
+ Sức lao động: Là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất.
+ Đối tượng lao động: Là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.
- Phân loại (có 2 loại đối tượng lao động):
+ Loại có sẵn trong tự nhiên.
+ Loại đã trải qua tác động của lao động, được cải biến ít nhiều.
+ Tư liệu lao động
- Khái niệm: Là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người.
* Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội
+ Phát triển kinh tế: Là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ và công bằng xã hội.
+ Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó trong một thời kỳ nhất định.
+ Cơ cấu kinh tế hợp lý:
+ Công bằng - TBXH
+ Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội
- Đối với cá nhân: tạo điều kiện cho mỗi người nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển toàn diện cá nhân.
- Đối với gia đình: là tiền đề, cơ sở quan trọng để thực hiện tốt các chức năng của gia đình; xây dựng gia đình văn hóa.
- Đối với xã hội:
+ Làm tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện.
+ Tạo điều kiện giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.
+ Là tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững chế độ chính trị, tăng cường hiệu lực quản lí của Nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
+ Là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước tiên tiến trên thế giới; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, mở rộng quan hệ quốc tế, định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tóm lại: Tích cực tham gia phát triển kinh tế vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của công dân, góp phần thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2. Hàng hóa – Tiền tệ - Thị trường.
a. Hàng hóa.
+ Hàng hóa là gì: Là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua - bán.
+ Hai thuộc tính của hàng hóa
- Giá trị sử dụng của HH: là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
- Giá trị của hàng hóa: « Giá trị của hàng hóa là tổng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa »
+ Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi của nó, gọi là giá cả.
+ Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
Hàng hóa là sự thống nhất của hai thộc tính: giá trị sử dụng và giá trị, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập, thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không thể trở thành hàng hóa.
b.Tiền tệ.
* Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ
+ Nguồn gốc:
- Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và của các hình thái giá trị. Có 4 hình thái giá trị phát triển từ thấp lên cao dẫn đến sự ra đời của tiền tệ:
+ Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.
+ Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.
+ Hình thái
Chủ đề 1 : CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ; HÀNG HÓA – TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG ; QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA.
A. PHẦN LÝ THUYẾT
1. Công dân với sự phát triển kinh tế.
*Thế nào là sản xuất của cải vật chất?
Là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
* Vai trò của sản xuất của cải vật chất
- Là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
- Quyết định mọi hoạt động của xã hội.
* Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
+ Sức lao động: Là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất.
+ Đối tượng lao động: Là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.
- Phân loại (có 2 loại đối tượng lao động):
+ Loại có sẵn trong tự nhiên.
+ Loại đã trải qua tác động của lao động, được cải biến ít nhiều.
+ Tư liệu lao động
- Khái niệm: Là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người.
* Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội
+ Phát triển kinh tế: Là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ và công bằng xã hội.
+ Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó trong một thời kỳ nhất định.
+ Cơ cấu kinh tế hợp lý:
+ Công bằng - TBXH
+ Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội
- Đối với cá nhân: tạo điều kiện cho mỗi người nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển toàn diện cá nhân.
- Đối với gia đình: là tiền đề, cơ sở quan trọng để thực hiện tốt các chức năng của gia đình; xây dựng gia đình văn hóa.
- Đối với xã hội:
+ Làm tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện.
+ Tạo điều kiện giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.
+ Là tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững chế độ chính trị, tăng cường hiệu lực quản lí của Nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
+ Là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước tiên tiến trên thế giới; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, mở rộng quan hệ quốc tế, định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tóm lại: Tích cực tham gia phát triển kinh tế vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của công dân, góp phần thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2. Hàng hóa – Tiền tệ - Thị trường.
a. Hàng hóa.
+ Hàng hóa là gì: Là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua - bán.
+ Hai thuộc tính của hàng hóa
- Giá trị sử dụng của HH: là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
- Giá trị của hàng hóa: « Giá trị của hàng hóa là tổng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa »
+ Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi của nó, gọi là giá cả.
+ Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
Hàng hóa là sự thống nhất của hai thộc tính: giá trị sử dụng và giá trị, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập, thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không thể trở thành hàng hóa.
b.Tiền tệ.
* Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ
+ Nguồn gốc:
- Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và của các hình thái giá trị. Có 4 hình thái giá trị phát triển từ thấp lên cao dẫn đến sự ra đời của tiền tệ:
+ Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.
+ Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.
+ Hình thái
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Hằng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)