Giáo án tổng hợp
Chia sẻ bởi Mai Anh Thư |
Ngày 06/11/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: Giáo án tổng hợp thuộc Tin học 9
Nội dung tài liệu:
CHƯƠNG I
MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
Chương I trình bày một số kiến thức
cơ bản của mạng máy tính, giới thiệu
một số dịch vụ trên Internet
§. 1 MẠNG MÁY TÍNH
1. Kết nối các máy tính
Kết nối các máy tính là tổ chức việc truyền thông giữa các máy tính. Chúng ta có thể kể ra một số vấn đề không thể giải quyết nổi nếu như không tổ chức việc truyền thông giữa các máy :
Sử dụng chung trên nhiều máy các thiết bị, các phần mềm hoặc các tài nguyên đắt tiền như bộ xử lí tốc độ cao, đĩa cứng dung lượng lớn, máy in laser màu tốc độ cao, cơ sở dữ liệu...
Cần truyền tải khối lượng lớn thông tin từ máy này sang máy khác trong thời gian ngắn mà việc truyền tải thông tin qua đĩa mềm hoặc dĩa compact là không đáp ứng được.
2. Khái niệm mạng máy tính
Mạng máy tính là hệ thống trao đổi thông tin giữa các máy tính. Một mạng máy tính bao gồm các thánh phần cơ bản:
Mạng truyền tin (gồm các kênh truyền tin và các phươngtiện truyền thông)
Các máy tính được kết nối với nhau.
Hệ điều hành mạng.
Người sử dụng mạng máy tính có khả năng sử dụng các tài nguyên chung như chương trình, các thiết bị kĩ thuật, các thông tin...
Mạng máy tính bao gồm các nút (các máy tính, các trạm làm việc,...) và các kênh nói chung. Kênh nối là đường nói trực tiếp hai nút.
Các máy tính có thể nối thành mạng theo nhiều dạng.
Mạng máy tính được nối liên tiếp nhau trên một đường thẳng gọi là mạng đường thẳng.
Mạng máy tính được nối liên tiếp nhau trên một đường tròn gọi là mạng vòng.
Mạng máy tính được nối với nhau chung quang một máy tính nào đó được gọi là mạng hình sao.
Mạng hình sao
Hình 1. Sơ đồ các cấu trúc mạng thường gặp.
Các kiểu cấu trúc mạng có ảnh hưởng đến khả năng của mạng:
Loại thiết bị mạng cần.
Các khả năng của thiết bị.
Sự phát triển của mạng.
Cách quản lí mạng.
Người ta có thể cài đặt mạng theo một hoặc một số kiểu tuỳ theo điều kiện và nhu cầu thực tế.
Để thực hiện kết nối các máy tính cần sử dụng các thiết bị đặc chủng như: Cáp mạng, Giắc cắm, Card mạng, Hub, Bộ khuyếch đại và chuyển tiếp (Repeater), Bộ chuyển mạch (Switch)...
3. Phân loại các mạng máy tính
Dưới gốc độ phân bố địa lí của mạng, ta phân biệt các loai mạng như: Mạng cục bộ, Mạng diện rộng, Mạng toàn cầu, ...
Mạng cục bộ ( LAN – local Area NetWork ) là mạng kết nối các máy tính ở gần nhau, chẳng hạn trong một phòng, một toà nhà, một xí nghiệp, một trường học,...
Mạng diện rộng ( WAN – Wide Area NetWork ) là mạng kết nối những máy tính ở cách nhau một khoảng cách lớn. Mạng diện rộng thông thường liên kết các mạng cục bộ.
4. Truyền thông trong mạng
Việc tổ chức truyền thông giữa các máy tính có thể được thực hiện thông qua các cổng của chúng bởi các kênh truyền : cáp nối, đường điện thoại, các vệ tinh liên lạc.
Để các máy tính có thể giao dịch được với nhau, cần phải có các quy định đặc biệt gọi là các giao thức truyền thông.
Khi làm việc trong mạng, máy tính cần phải được cài đặt một số phần mềm chuyên dụng, thực hiện việc truyền dữ liệu tuân theo các giao thức truyền thông.
Dữ liệu cần truyền được tổ chức thành các gói tin có kích thước xác định. Các gói tin được đánh số để sau đó có thể tập hợp chúng lại một cách đúng đắn. nội dung gói tin bao gồm các thành phần sau:
Địa chỉ nhận
Địa chỉ nhận
Độ dài
Dữ liệu
Thông tin kiểm soát lỗi
Các thông tin phục vụ khác
Khi truuyền tin, nếu có lỗi thì gói tin phải truyền lại.
Việc phối hợp xử lí giữa các máy tính trong mạng được thực hiện theo một số mô hình. Dưới đây là hai mô hình thông dụng :
a) Mô hình khách - chủ (Client – Server)
Trong mô hình này khi kết nối hai máy tính, một máy sẽ được chọn để đảm nhận việc cung cấp tài nguyên (chương trình, dữ kiệu,...), còn máy khác đảm nhận việc sử dụng các tài nguyên này. Trong trường hợp đó, máy thứ nhất được gọi là máy chủ (server), còn máy thứ hai – máy khách (client).
Ví dụ, máy chủ có thể
MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
Chương I trình bày một số kiến thức
cơ bản của mạng máy tính, giới thiệu
một số dịch vụ trên Internet
§. 1 MẠNG MÁY TÍNH
1. Kết nối các máy tính
Kết nối các máy tính là tổ chức việc truyền thông giữa các máy tính. Chúng ta có thể kể ra một số vấn đề không thể giải quyết nổi nếu như không tổ chức việc truyền thông giữa các máy :
Sử dụng chung trên nhiều máy các thiết bị, các phần mềm hoặc các tài nguyên đắt tiền như bộ xử lí tốc độ cao, đĩa cứng dung lượng lớn, máy in laser màu tốc độ cao, cơ sở dữ liệu...
Cần truyền tải khối lượng lớn thông tin từ máy này sang máy khác trong thời gian ngắn mà việc truyền tải thông tin qua đĩa mềm hoặc dĩa compact là không đáp ứng được.
2. Khái niệm mạng máy tính
Mạng máy tính là hệ thống trao đổi thông tin giữa các máy tính. Một mạng máy tính bao gồm các thánh phần cơ bản:
Mạng truyền tin (gồm các kênh truyền tin và các phươngtiện truyền thông)
Các máy tính được kết nối với nhau.
Hệ điều hành mạng.
Người sử dụng mạng máy tính có khả năng sử dụng các tài nguyên chung như chương trình, các thiết bị kĩ thuật, các thông tin...
Mạng máy tính bao gồm các nút (các máy tính, các trạm làm việc,...) và các kênh nói chung. Kênh nối là đường nói trực tiếp hai nút.
Các máy tính có thể nối thành mạng theo nhiều dạng.
Mạng máy tính được nối liên tiếp nhau trên một đường thẳng gọi là mạng đường thẳng.
Mạng máy tính được nối liên tiếp nhau trên một đường tròn gọi là mạng vòng.
Mạng máy tính được nối với nhau chung quang một máy tính nào đó được gọi là mạng hình sao.
Mạng hình sao
Hình 1. Sơ đồ các cấu trúc mạng thường gặp.
Các kiểu cấu trúc mạng có ảnh hưởng đến khả năng của mạng:
Loại thiết bị mạng cần.
Các khả năng của thiết bị.
Sự phát triển của mạng.
Cách quản lí mạng.
Người ta có thể cài đặt mạng theo một hoặc một số kiểu tuỳ theo điều kiện và nhu cầu thực tế.
Để thực hiện kết nối các máy tính cần sử dụng các thiết bị đặc chủng như: Cáp mạng, Giắc cắm, Card mạng, Hub, Bộ khuyếch đại và chuyển tiếp (Repeater), Bộ chuyển mạch (Switch)...
3. Phân loại các mạng máy tính
Dưới gốc độ phân bố địa lí của mạng, ta phân biệt các loai mạng như: Mạng cục bộ, Mạng diện rộng, Mạng toàn cầu, ...
Mạng cục bộ ( LAN – local Area NetWork ) là mạng kết nối các máy tính ở gần nhau, chẳng hạn trong một phòng, một toà nhà, một xí nghiệp, một trường học,...
Mạng diện rộng ( WAN – Wide Area NetWork ) là mạng kết nối những máy tính ở cách nhau một khoảng cách lớn. Mạng diện rộng thông thường liên kết các mạng cục bộ.
4. Truyền thông trong mạng
Việc tổ chức truyền thông giữa các máy tính có thể được thực hiện thông qua các cổng của chúng bởi các kênh truyền : cáp nối, đường điện thoại, các vệ tinh liên lạc.
Để các máy tính có thể giao dịch được với nhau, cần phải có các quy định đặc biệt gọi là các giao thức truyền thông.
Khi làm việc trong mạng, máy tính cần phải được cài đặt một số phần mềm chuyên dụng, thực hiện việc truyền dữ liệu tuân theo các giao thức truyền thông.
Dữ liệu cần truyền được tổ chức thành các gói tin có kích thước xác định. Các gói tin được đánh số để sau đó có thể tập hợp chúng lại một cách đúng đắn. nội dung gói tin bao gồm các thành phần sau:
Địa chỉ nhận
Địa chỉ nhận
Độ dài
Dữ liệu
Thông tin kiểm soát lỗi
Các thông tin phục vụ khác
Khi truuyền tin, nếu có lỗi thì gói tin phải truyền lại.
Việc phối hợp xử lí giữa các máy tính trong mạng được thực hiện theo một số mô hình. Dưới đây là hai mô hình thông dụng :
a) Mô hình khách - chủ (Client – Server)
Trong mô hình này khi kết nối hai máy tính, một máy sẽ được chọn để đảm nhận việc cung cấp tài nguyên (chương trình, dữ kiệu,...), còn máy khác đảm nhận việc sử dụng các tài nguyên này. Trong trường hợp đó, máy thứ nhất được gọi là máy chủ (server), còn máy thứ hai – máy khách (client).
Ví dụ, máy chủ có thể
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Mai Anh Thư
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)