Giao an tin hoc trinh do trung cap nghe
Chia sẻ bởi Phan Nguyễn Minh Phúc |
Ngày 25/04/2019 |
54
Chia sẻ tài liệu: giao an tin hoc trinh do trung cap nghe thuộc Tin học 10
Nội dung tài liệu:
Giáo án số: 02
Thời gian thực hiện: 02 tiết
Tên chương: Tin học cơ bản và windows xp
Thực hiện từ ngày......./..../.... đến ngày....../...../......
Tên bài: CấU TRúC TổNG QUáT CủA MáY TíNH ĐIệN Tử
Mục tiêu của bài:
Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
Tổng hợp được cơ bản về hệ thống máy tính.
Trình bày được cấu tạo và chức năng cơ bản của từng bộ phận trong máy tính điện tử
đồ dùng và phương tiện dạy học
- Giáo án
- Bảng
- Phấn
I. ổn định lớp học: Thời gian: 5 phút
Điểm danh
II. thực hiện bài học:
TT
Nội dung
Hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1
Dẫn nhập
(Gợi mở, trao đổi phương pháp học, tạo tâm thế tích cực của người học....)
Giới thiệu mô hình máy tính điện tử bằng tranh vẽ. Giới thiệu từng bộ phận thực tế của máy tính điện tử
Giáo viên nêu mục tiêu của bài học
Lắng nghe
2
Giảng bài mới
(Đề cương bài giảng)
I. Định nghĩa về máy tính điện tử
Là một thiết bị xử lý những thông tin được mã hoá dưới dạng xung điện.
II. Các bộ phận cơ bản của máy tính ĐT
1. Phần cứng:
a. Khối xử lý trung tâm (CPU)
Bao gồm 2 bộ phận:
+ Bộ số học (ALU)
+ Bộ Logic (CU)
Đặc trưng:
- Tốc độ xử lý: các phép xử lý thực hiện trong 1 giây.
- Lượng thông tin được sử dụng được xử lý đồng thời được tính theo đơn vị Bit. Các bộ vi xử lý thường có các dạng xử lý 8 bit, 32 bit, 64 bit...
b. Thiết bị nhập (Input)
Dùng để cung cấp dữ liệu cho bộ vi xử lý máy tính.
+ Bàn phím (Keyboard)
+ Chuột (Mouse)
c. Thiết bị xuất (Output)
Đưa ra kết quả tính toán, thông tin cho con người sử dụng.
+ Màn hình (Monitor)
+ Máy in (Printer)
d. Bộ nhớ và thiết bị lưu trữ
- Bộ nhớ trong (ROM và RAM)
+ RAM: Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên
Thông tin trong RAM sẽ bị mất đi khi mất điện hoặc tắt máy. Chỉ thực hiện chức năng làm bộ nhớ khi máy tính hoạt động.
+ ROM: Bộ nhớ chỉ đọc
Thông tin không mất đi khi mất điện hoặc tắt máy. ROM chứa chương trình và dữ liệu cố định.
- Bộ nhớ ngoài (Bộ nhớ phụ):
Dung lượng lưu trữ thông tin lớn nhưng tốc độ truy nhập không cao bằng bộ nhớ trong. Khi cần dùng thông tin, dữ liệu nào thì được đưa vào bộ nhớ trong (RAM) của máy.
+ Đĩa mềm (Floppy Disk)
+ Đĩa cứng (Hard Disk)
GV thuyết trình
Nó là 1 hệ thống phức tạp bao gồm hàng triệu có khi hàng trăm triệu cơ cấu đơn giản
GV thuyết trình
Giáo viên trao đổi với học sinh.
Theo cảm nhận của học sinh, nhận biết thiết bị nhập và thiết bị xuất của máy tính điện tử.
GV thuyết trình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Nguyễn Minh Phúc
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)