Giao an tin hoc 3 cot chi từng bài

Chia sẻ bởi Phạm Trường Hà | Ngày 25/04/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: giao an tin hoc 3 cot chi từng bài thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

Tuần: 11 Tiết: 11
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 12/11/2007
Ngày dạy:
Lớp:
Chương III: Cấu trúc rẽ nhánh và lặp
§9. Cấu trúc rẽ nhánh

Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
Hiểu nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh trong biểu diễn thuật toán;
Hiểu câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ;
Hiểu câu lệnh ghép;
Biết sử dụng câu lệnh rẽ nhánh trong mô tả thuật toán cuả một số bài toán đơn giản;
2. Kỹ năng
Biết diễn đạt đúng các câu lệnh, soạn được chương trình giải các bài toán đơn giản;
Bước đầu có khả năng phân tích bài toán đơn giản để áp dụng cấu trúc rẽ nhánh;
Biết tạo câu lệnh ghép khi cần thiết.
3. Thái độ:
Tiếp tục tạo sự ham muốn giải các bài tập bằng lập trình trên máy tính;
Phương pháp - phương tiện dạy học:
Thuyết trình, nêu câu hỏi, gợi mở, tóm tắt và ghi ý chính;
Giáo viên chuẩn bị: Giáo án, phòng máy nối mạng LAN, cài đặt Turbo Pascal;
Học sinh chuẩn bị: Đọc trước nội dung bài, sách giáo khoa, vở ghi.
NộI dung dạy – học:
Nội dung bài giảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò


Ổn định lớp;
Ghi sổ đầu bài.
Chào thầy.
Cán bộ lớp báo sĩ số.

1. Rẽ nhánh
Cấu trúc câu: Nếu … thì …
Gọi là cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
Cấu trúc câu:
Nếu … thì …, ngược lại thì …
Gọi là cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.

Mọi ngôn ngữ lập trình đều có các câu lệnh để mô tả cấu trúc rẽ nhánh.
Ghi tên bài.
Yêu cầu HS đọc sách và nêu thêm một số ví dụ về cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ. Từ đó HS tự rút ra được các dạng rẽ nhánh thường gặp.

Thuyết trình:
Mọi ngôn ngữ lập trình đều có các câu lệnh để mô tả cấu trúc rẽ nhánh.
Mở sách giáo khoa, vở ghi, ghi bài.


Đọc sách, lắng nghe, nêu ví dụ.

Lắng nghe, quan sát, ghi bài.



2. Câu lệnh if … then
Để mô tả cấu trúc rẽ nhánh, Pascal sử dụng lệnh 2 dạng lệnh:
Dạng thiếu
if <điều kiện> then ;
Dạng đủ
if <điều kiện> then else ;
Trong đó:
- điều kiện: là biểu thức lôgic;
- câu lệnh: là một câu lệnh trong Pascal.
- Dạng thiếu: Nếu điều kiện đúng (có giá trị TRUE) thì câu lệnh được thực hiện; ngược lại câu lệnh bị bỏ qua.
- Dạng đủ: Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh 1 được thực hiện; ngược lại thì câu lệnh 2 được thực hiện.
Trình bày và phân tích cấu trúc các lệnh rẽ nhánh trong Pascal


Nêu ví dụ và phân tích.


Gọi HS nêu các ví dụ tương tự và dùng cấu trúc rẽ nhánh để mô tả



Nhận xét, phân tích các ví dụ của HS.


Từ đó, rút ra ý nghĩa của cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ.
Lắng nghe, quan sát, ghi bài.






Lắng nghe, phát biểu các ví dụ.

Nhận xét các ví dụ của bạn


HS đọc sách, nêu ý nghĩa của câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ.

3. Câu lệnh ghép
Ngôn ngữ lập trình cho phép gộp một dãy câu lệnh thành một câu lệnh ghép có dạng:
begin
;
end;
Ví dụ:
If D<0 then writeln(‘ptvn’) else
begin
x1:=(-b-sqrt(D))/(2*a);
x2:=-b/a – x1;
end;
Trong nhiều trường hợp sau then hoặc else có thể có nhiều lệnh ta phải gộp các lệnh đó thành một lệnh ghép.

Nêu cấu trúc lệnh ghép?
Nhận xét, chốt lại ý chính.

Nêu và phân tích ví dụ.
Chú ý, lắng nghe.




Lắng nghe, đọc sách, trả lời câu hỏi.

Lắng nghe, quan sát, ghi bài.



4. Một số ví dụ
Ví dụ 1:
Tìm nghiệm thực của phương trình bậc 2: ax2+bx+c=0 với a≠0.
Chương trình (sgk_trang 41)
Ví dụ 2:
Tính số ngày của năm N, biết rằng năm nhuận là năm chia hết cho 400
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Trường Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)