Giáo án tin học 11 KỲ 2 (ĐÂY ĐỦ)

Chia sẻ bởi Trần Vinh Lon | Ngày 25/04/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: Giáo án tin học 11 KỲ 2 (ĐÂY ĐỦ) thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

Chương IV
HKII
Tiết 19
Ngày soạn:
CHƯƠNG IV: KIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC

§1. KIỂU MẢNG VÀ BIẾN CÓ CHỈ SỐ

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Cung cấp cho hs một kiểu dữ liệu có cấu trúc do người lập trình định nghĩa đó là kiểu mảng.
- Bổ sung thêm cho HS kiểu dữ liệu mới ngoài các kiểu dữ liệu đơn giản đã học.
- Cung cấp cho HS công cụ để giải quyết các bài toán đặt ra trong thực tế một cách tối ưu nhất.
- HS nắm được cách khai báo mảng 1 chiều và cách truy xuất đến các phần tử của mảng.
- Bước đầu có thể vận dụng để giải các bài toán đơn giản.
PHƯƠNG PHÁP:
Đặt vấn đề kết hợp với diễn giải
Dùng phương pháp giải quyết vấn đề.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
Đặt vấn đề: Từ trước đến nay ta đã học các kiểu dữ liệu đơn giản như: kiểu số nguyên, kiểu số thực, kiểu kí tự .... Từ các kiểu dữ liệu cơ bản này ta có thể xây dựng các kiểu dữ liệu phức tạp hơn đó là kiểu dữ kiệu có cấu trúc. Hôm nya chúng ta đi vào sang chương mới đó là kiểu dữ liệu có cấu trúc mà cụ thể là kiểu mảng.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung

Trong ví dụ của Sgk ta thấy để tính nhiệt độ một tuần người ta phải sử dụng 7 biến để lưu trữ nhiệt độ của 7 ngày.
Giải sử ta muốn tính nhiệt độ trung bình của một tháng hay một năm thì số biến dùng để lưu trữ rất nhiều và rất tốn bộ nhớ vả lại bao nhiêu ngày thì ta phải dùng bấy nhiêu câu lệnh if để kiểm tra ngày đó có nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ trung bình hay không.
Trong bài toán này nếu chúng ta tổ chức dữ liệu dưới dạng mảng 1 chiều thì việc giải quyết bài toán này có phần đơn giản hơn.
Mảng là một dãy các phần tử có cùng một kiểu dữ liệu cho nên ta khai báo như sau:

Tên biến, tên kiểu mảng do người lập trình tự đặt nhưng tuân theo qui tắc Tên gọi của Pascal
H: Trong ví dụ trên có bao nhiêu phần tử từ bao nhiêu đến bao nhiêu?




TL: có n phần tử từ 1 đến n
H: các phần tử của nó có kiểu gì?
TL: Có kiểu số nguyên
H: Em nào có nhận xét gì về cách khai báo gián tiếp?
TL: Tên kiểu được lặp lại 2 lần
Giả sử ta bỏ tên kiểu đi và ta có thể khai báo trực tiếp vào tên biến như sau:
Trong khai báo trực tiếp Kiểu chỉ số và kiểu phần tử tương tự như khai báo gián tiếp.



H: Từ cách khai báo gián tiếp ở ví dụ trên em nào có thể viết lại bằìng cách khai báo trực tiếp. (Cho HS lên bảng viết)
Từ cách khai báo ta có thể truy xuất đến các phần tử của mảng một chiều được xác định bởi tên mảng cùng với chỉ số, được viết trong cặp dấu ngoặc [ và ]
Do mảng là dãy các phần tử được đánh chỉ số bởi các giá trị liên tục trong một miền con nên việc thực hiện các thao tác trên dãy thường gắn liền với câu lệnh FOR DO



Cho Hs lên bảng viết nếu còn thời gian .


I. Kiểu mảng một chiều:
1. Ví dụ 1: Sgk trang 61
Ví dụ 2: Viết chương trình nhập vào một dãy số nguyên bao gồm n phần tử và in ra màn hình tổng các số có trong dãy số đó.










2. Khai báo mảng 1 chiều:
a) Khai báo gián tiếp:
TYPE Tênkiểumảng=ARRAY[kiểu chữ số] OF Kiểu phần tử;
Var tênbiến : tên kiểu mảng;


Trong đó:
- Kiểu chỉ số: là kiểu dữ liệu miền con mà thông thường là biểu thứ nguyên xác định chỉ số đầu và chỉ số cuối. Có dạng:
chỉ số đầu . . chỉ số cuối
- Kiểu phần tử là kiểu phần tử của mảng.
Ví dụ: Khai báo cho ví dụ 2 ở trên
TYPE day=ARRAY[1..n] OF Integer;
Var A: day;
b) Khai báo trực tiếp:
VAR tênbiến : ARRAY[kiểu chữ số] OF Kiểu phần tử;

Ví dụ:
Var A: ARRAY[1..n] OF Integer;
3. Tham chiếu đến các phần tử của mảng 1 chiều: TP không cho phép truy xuất dữ liệu trực tiếp trên biến mảng mà chỉ có thể truy xuất đến các phần tử của mảng thông qua tên biến mảng và chỉ số của nó.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Vinh Lon
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)