Giáo án Tin học 11 - Chương VI

Chia sẻ bởi Trần Văn Dũng | Ngày 25/04/2019 | 55

Chia sẻ tài liệu: Giáo án Tin học 11 - Chương VI thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

Ngày 22/01/2011
CHƯƠNG IV CHƯƠNG TRÌNH CON VÀ LẬP TRÌNH CÓ CẤU TRÚC
Tiết: 39 § 17. CHƯƠNG TRÌNH CON VÀ PHÂN LOẠI CTC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Biết được chương trình con thực chất là một khối lệnh (tập các lệnh) nhằm giải quyết một bài toán con để góp phần giải quyết bài toán lớn hơn
Biết được ý nghĩa của chương trình con, sự cần thiết phải viết một chương trình thành các chương trình con.
Sự khác nhau cơ bản giữa hai loại chương trình con thường gặp trong các NNLT.
Sự giống nhau và khác nhau về cấu trúc giữa chương trình và chương trình con.
2. Kĩ năng
Biết cách khai báo thủ tục, hàm không có tham số.
Biết gọi thủ tục không có tham số, hàm không có tham số.
Hình thành và rèn luyện kỹ năng tổ chức chương trình con.
3. Thái độ
Rèn luyện phẩm chất của người lập trình như tinh thần hợp tác làm việc theo nhóm, tuân thủ yêu cầu vì một công việc chung.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên
Máy vi tính, máy chiếu Projector để giới thiệu ví dụ, máy chiếu Overhead, bìa trong, bút dạ.
2. Chuẩn bị của học sinh
Sách giáo khoa
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Kết hợp các phương pháp dạy học như: thuyết trình, vấn đáp, minh hoạ, sử dụng phương tiện trực quan....
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sỹ số
2. Bài cũ:
Hỏi trong quá trình dạy học
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Họat động của học sinh

1. Khái niệm chương trình con
a, Mở bài
- Khi viết chương trình giải các bài toán phức tạp, chương trình thường rất dài, người đọc rất khó nhận biết được chương trình thực hiện công việc gì vấn đề đặt ra là phải cấu trúc chương trình như thế nào để dễ đọc dễ hiểu. Mặt khác việc giải quyết các bài toán lớn thường đòi hỏi phải phân thành nhiều bài toán con, vì vậy khi lập trình cần phải chia chương trình thành nhiều chương trình con.
(- Khái niệm: Chương trình con là một dãy lệnh mô tả một số thao tác nhất định có thể được thực hiện ở nhiều vị trí trong chương trình.
- Chiếu hai chương trình con được viết sẵn: (Có sẵn trong SGK), một chương trình không sử dụng ctc, một ct có sử dụng ctc.
? Gọi 1 HS nhận xét về tính ngắn gọi và dễ hiểu của 2 ct?
? Khi nào nên sử dụng ct con?
(- Lợi ích của việc sử dụng chương trình con:
+ Tránh việc lặp đi việc lặp đi lặp lại một nhóm lệnh khi nhóm lệnh được thực hiện nhiều lần khác nhau trong chương trình.
+ Hỗ trợ việc thực hiện các chương trình lớn
+ Chương trình dễ đọc, dễ hiểu dễ kiểm tra phát hiện lỗi, và sửa sai.
+ Có thể giao cho nhiều người cùng viết một chương trình.
- Yêu cầu học sinh cho biết kn của chương trình con?
2. Phân loại chương trình con
? Có mấy loại chương trình con? gọi tên của chúng?
? Các em đã sử dụng hàm và thủ tục chưa? lấy một số hàm và thủ tục đã được học?
? Ý nghĩa của hàm và thủ tục?

3. Cấu trúc của chương trình con:
(- Giới thiệu cấu trúc chung của ctc

<[phần khai báo]>

- Yêu cầu hs so sánh với cấu trúc của ct chính.
? Yêu cầu hs giải thích phần khai báo, phần thân ctc?
- GV diễn giảng: Phần đầu ctc có tên ctc các tham số ctc các tham số này được gọi là tham số hình thức, khi dùng chương trìng con ta phải truyền tham số cho chúng, tham số được truyền vào đgl tham số thực sự.
4. Thực hiện chương trình con
? Để sử dụng hàm và thủ tục các em thường viết ở đâu và viết như thế nào?

















(- Học sinh quan sát 2 ctc được giáo viên đưa ra, nhằm so sánh trong đầu về sự khác biệt của 2 ct này.

(- Nhận xét ct có sử dụng ctc, ngắn gọi dễ hiểu hơn so với ct không sử dụng ctc.
- Đối với bài toán lớn, nhiều người viết, ct dài cần chia ra nhiều đoạn, có nhiều lệnh lặp đi lặp lại khi đó nên sử dụng ctc.
(- HS đọc SGK và trả lời.







(2. HS tham khảo SGK và trả lời.
(- Có hai loại chương trình con: hàm và thủ tục.
- Hàm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)