Giao an tin hoc 11

Chia sẻ bởi Tất Tường | Ngày 25/04/2019 | 55

Chia sẻ tài liệu: giao an tin hoc 11 thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:


§6. phép toán, biểu thức, câu lệnh gán

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giới thiệu phép toán, biểu thức số học, hàm số học chuẩn và biểu thức quan hệ.
- Hiểu lệnh gán.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa lệnh gán và phép so sánh bằng.
2. Kỹ năng:
- Viết được lệnh gián.
- Viết được biểu thức số học và logic với các phép toán thông dụng.
3. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp;
- Phương tiện: Máy chiếu, máy tính, phông chiếu, bảng...
II. Hoạt động dạy và học:


Hoạt động của GV và HS
Nội dung

GV: Toán học có những phép toán nào?
HS: Đưa ra một số phép toán thường dùng trong toán học.
GV: Vậy chúng có thể dùng được trong các NNLT?
GV: Chỉ một số phép toán dùng được, một số phép toán phải xây dựng từ những phép toán khác.
VD: Phép luỹ thừa không phải ngôn ngữ nào cũng viết được.
GV: Mỗi ngôn ngữ khác nhau lại có cách kí hiệu phép toán khác nhau
1. Phép toán:
NNLT Pascal sử dụng một số phép toán sau:
- Với số nguyên: +, - , *, div, mod.
- Với số thực: +, - , *, /
- Các phép toán quan hệ: <, <=, >, >=, =, <>: cho kết quả là một giá trị logic.
- Các phép toán logic: NOT, OR, AND: thường dùng để kết hợp nhiều biểu thức quan hệ với nhau.

GV: Trong toán học biểu thức là gì?
2. Biểu thức số học:

HS: Đưa ra khái niệm.
GV: Đưa ra khái niệm biểu thức trong lập trình.
GV: Cách viết các biểu thức trong lập trình có giống với trong toán học?
HS: Đưa ra ý kiến.
- Là một dãy các phép toán +, - , *, /, Div, Mod từ các hằng, biến kiểu số và các hàm.
- Dùng cặp dấu () để quy định trình tự tính toán.


Hoạt động của GV và HS
Nội dung

GV: Phân tích ý kiến của HS.
GV: Đưa ra cách viết biểu thức và thứ tự thực hiện phép toán trong lập trình.
GV: Cách viết biểu thức phụ thuộc vào cú pháp từng NNLT.
Ví dụ: Hãy viết biểu thức sau trong ngôn ngữ Pascal:
R=
HS: Lên bảng viết kết quả.
Thứ tự thực hiện của phép toán:
- Trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
- Nhân chia trước, cộng trừ sau.
- Giá trị của biểu thức có kiểu là kiểu của biến hoặc hằng có miền giá trị lớn nhất trong biểu thức.


GV: Muốn tính x2 ta viết thế nào?
3. Hàm số học chuẩn:

HS: Có thể viết: x*x.
GV: Muốn tính Sinx, Cosx,... ta phải làm thế nào?
HS: Chưa biết cách tính toán.
GV: Vì vậy Các NNLT thường cung cấp sẵn một số hàm số học để tính một số giá trị thông dụng.
- Các NNLT thường cung cấp sẵn một số hàm số học để tính một số giá trị thông dụng.
- Cách viết: Tên_hàm(đối số)
- Kết quả của hàm phụ thuộc vào kiểu của đối số.
- Đối số là một hay nhiều biểu thức số học đặt trong cặp dấu ngoặc () sau tên hàm.
- Bản th
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tất Tường
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)