Giáo án tin 12
Chia sẻ bởi Lê Văn Trai |
Ngày 25/04/2019 |
75
Chia sẻ tài liệu: giáo án tin 12 thuộc Tin học 10
Nội dung tài liệu:
Tuần: 01 - Tiết PPCT: 01 Ngày dạy:……/……/……
CHƯƠNG I:
KHÁI NIỆM VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Tên bài dạy:
I. MỤC TIÊU:
1.Về kiến thức:
Học sinh sau tiết học sẽ:
Biết các vấn đề thường phải giải quyết trong một bài toán quản lý và sự cần thiết phải có CSDL.
Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống.
2.Về kỹ năng:
3.Về thái độ:
Thấy được tính ưu việt của hệ cơ sở dữ liệu từ đó hứng thú, yêu thích bộ môn.
Có thái độ nghiêm túc trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
Sách giáo viên.
2.Học sinh:
Xem trước bài 1.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Phương pháp thuyết trình – giảng giải.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức: kiểm diện
2.Kiểm tra bài cũ: thông qua.
3.Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
Câu hỏi dẫn dắt vấn đề: Ngày nay Tin học xuất hiện ở mọi nơi và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nói như vậy để chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của Tin học, đặc biệt trong công tác quản lí việc Tin học hóa chiếm khoảng 80% các ứng dụng Tin học. Công việc quản lí ở tại mỗi nơi, mỗi lĩnh vực có những đặc điểm riêng về đối tượng quản lí cũng như phương thức khai thác thông tin nhưng nói chung đều gồm một số công đoạn chung. Vậy thì những công đoạn chung đó là gì? Chúng ta sẽ xét bài toán quản lí học sinh trong nhà trường.
GV: Để quản lí, nhà trường phải lập hồ sơ học sinh. Theo em để quản lý thông tin về điểm của học sinh trong một lớp, em nên lập danh sách chứa các cột nào?
HS: họ và tên, ngày sinh, giới tính, địa chỉ, họ tên cha (mẹ), đã là đoàn viên hay chưa, điểm toán, lý, hóa, văn, tin…
GV: Với hồ sơ quản lí này ta có thể thực hiện một số công việc gì liên quan đến dữ liệu đã có trong hồ sơ?
HS: Lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV và ghi chép.
HS: Tính ĐTB các môn, tính ĐTB chung, sắp xếp và xếp loại học sinh, xem kết quả học tập của một hay một số học sinh trong một lớp, tính tổng số lượng học sinh trong một lớp, trong toàn khối và toàn trường, …
GV nghe phát biểu của học sinh và tổng kết các ý lại thành các ý chung.
Hoạt động 2: Các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức
GV: Hãy nêu các công việc thường gặp khi quản lý thông tin của một đối tượng nào đó?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Phân tích câu trả lời của hs.
GV: Yêu cầu hs đưa ra một số ví dụ thực tế về cập nhật hồ sơ.
HS: Lắng nghe, suy nghĩ và nghiêm túc tham gia phát biểu xây dựng bài.
HS: Lưu ý ghi chép bài.
1. Bài toán quản lí:
Ví dụ: Quản lí học sinh trong nhà trường.
- Xem hình 1, SGK trang 4.
- Hồ sơ có những thay đổi hay những nhầm lẫn đòi hỏi phải sửa đổi lại. Công việc sửa đổi như vậy cần được thực hiện chính xác và thường xuyên (tốt nhất là ngay khi có thay đổi) để đảm bảo hồ sơ luôn phản ánh đúng thực tế. Việc bổ sung, sửa chữa, xóa hồ sơ được gọi là cập nhật hồ sơ.
- Việc lập hồ sơ không đơn thuần là để lưu trữ mà chủ yếu là để khai thác, sử dụng phục vụ các yêu cầu quản lí của tổ chức.
2. Các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức.
Dù thông tin được quản lý thuộc lĩnh vực nào, công việc xử lí vẫn phải bao gồm:
a) Tạo lập hồ sơ:
Để tạo lập hồ sơ, cần thực hiện:
Tùy thuộc nhu cầu của tổ chức mà xác định chủ thể cần quản lý.
Dựa vào yêu cầu cần quản lý thông tin của chủ thể để xác định cấu trúc hồ sơ.
Thu thập, tập hợp thông tin cần thiết cho hồ sơ và lưu trữ chúng theo đúng cấu trúc đã xác định.
b) Cập nhật hồ sơ:
Thông tin lưu trữ trong hồ sơ cần được cập nhật để đảm bảo phản ánh kịp thời, đúng với thực tế. Một số việc thường làm để cập nhật hồ sơ: Thêm, xóa, sửa.
c) Khai thác hồ sơ
CHƯƠNG I:
KHÁI NIỆM VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Tên bài dạy:
I. MỤC TIÊU:
1.Về kiến thức:
Học sinh sau tiết học sẽ:
Biết các vấn đề thường phải giải quyết trong một bài toán quản lý và sự cần thiết phải có CSDL.
Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống.
2.Về kỹ năng:
3.Về thái độ:
Thấy được tính ưu việt của hệ cơ sở dữ liệu từ đó hứng thú, yêu thích bộ môn.
Có thái độ nghiêm túc trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
Sách giáo viên.
2.Học sinh:
Xem trước bài 1.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Phương pháp thuyết trình – giảng giải.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức: kiểm diện
2.Kiểm tra bài cũ: thông qua.
3.Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
Câu hỏi dẫn dắt vấn đề: Ngày nay Tin học xuất hiện ở mọi nơi và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nói như vậy để chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của Tin học, đặc biệt trong công tác quản lí việc Tin học hóa chiếm khoảng 80% các ứng dụng Tin học. Công việc quản lí ở tại mỗi nơi, mỗi lĩnh vực có những đặc điểm riêng về đối tượng quản lí cũng như phương thức khai thác thông tin nhưng nói chung đều gồm một số công đoạn chung. Vậy thì những công đoạn chung đó là gì? Chúng ta sẽ xét bài toán quản lí học sinh trong nhà trường.
GV: Để quản lí, nhà trường phải lập hồ sơ học sinh. Theo em để quản lý thông tin về điểm của học sinh trong một lớp, em nên lập danh sách chứa các cột nào?
HS: họ và tên, ngày sinh, giới tính, địa chỉ, họ tên cha (mẹ), đã là đoàn viên hay chưa, điểm toán, lý, hóa, văn, tin…
GV: Với hồ sơ quản lí này ta có thể thực hiện một số công việc gì liên quan đến dữ liệu đã có trong hồ sơ?
HS: Lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV và ghi chép.
HS: Tính ĐTB các môn, tính ĐTB chung, sắp xếp và xếp loại học sinh, xem kết quả học tập của một hay một số học sinh trong một lớp, tính tổng số lượng học sinh trong một lớp, trong toàn khối và toàn trường, …
GV nghe phát biểu của học sinh và tổng kết các ý lại thành các ý chung.
Hoạt động 2: Các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức
GV: Hãy nêu các công việc thường gặp khi quản lý thông tin của một đối tượng nào đó?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Phân tích câu trả lời của hs.
GV: Yêu cầu hs đưa ra một số ví dụ thực tế về cập nhật hồ sơ.
HS: Lắng nghe, suy nghĩ và nghiêm túc tham gia phát biểu xây dựng bài.
HS: Lưu ý ghi chép bài.
1. Bài toán quản lí:
Ví dụ: Quản lí học sinh trong nhà trường.
- Xem hình 1, SGK trang 4.
- Hồ sơ có những thay đổi hay những nhầm lẫn đòi hỏi phải sửa đổi lại. Công việc sửa đổi như vậy cần được thực hiện chính xác và thường xuyên (tốt nhất là ngay khi có thay đổi) để đảm bảo hồ sơ luôn phản ánh đúng thực tế. Việc bổ sung, sửa chữa, xóa hồ sơ được gọi là cập nhật hồ sơ.
- Việc lập hồ sơ không đơn thuần là để lưu trữ mà chủ yếu là để khai thác, sử dụng phục vụ các yêu cầu quản lí của tổ chức.
2. Các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức.
Dù thông tin được quản lý thuộc lĩnh vực nào, công việc xử lí vẫn phải bao gồm:
a) Tạo lập hồ sơ:
Để tạo lập hồ sơ, cần thực hiện:
Tùy thuộc nhu cầu của tổ chức mà xác định chủ thể cần quản lý.
Dựa vào yêu cầu cần quản lý thông tin của chủ thể để xác định cấu trúc hồ sơ.
Thu thập, tập hợp thông tin cần thiết cho hồ sơ và lưu trữ chúng theo đúng cấu trúc đã xác định.
b) Cập nhật hồ sơ:
Thông tin lưu trữ trong hồ sơ cần được cập nhật để đảm bảo phản ánh kịp thời, đúng với thực tế. Một số việc thường làm để cập nhật hồ sơ: Thêm, xóa, sửa.
c) Khai thác hồ sơ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Văn Trai
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)