Giao an tin 11
Chia sẻ bởi Đinh Duy Tú |
Ngày 04/11/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: giao an tin 11 thuộc Power Point
Nội dung tài liệu:
Tiết 1
KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Học sinh biết được rằng có ba lớp ngôn ngữ lập trình: Ngôn ngữ máy, Hợp ngữ, Ngôn ngữ bậc cao.
Học sinh cần nắm được những đặc điểm của ngôn ngữ bậc cao.
Vai trò và phân loại chương trình dịch, khái niệm thông dịch và biên dịch.
2. Kỹ năng:
Phân biệt được ngôn ngữ lập trình bậc cao với ngôn ngữ máy và hợp ngữ.
Hiểu được ý nghĩa và nhiệm vụ của chương chình dịch.
3. Thái độ:
Nhận thức được quá trình phát triển của ngôn ngữ lập trình gắn liền với quá trình phát triển của tin học nhằm giải các bài toán thực tiễn ngày càng phức tạp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của Giáo viên: Giáo án, Tham khảo Sách giáo viên.
2. Chuẩn bị của Học sinh: Vở ghi chép, Xem sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sỹ số.
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Mở bài: Năm ngoái ở lớp 10 chúng ta đã học về ngôn ngữ lập trình. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về các loại ngôn ngữ lập trình đó và hoạt động của ngôn ngữ lập trình cũng như hoạt động lập trình và dịch chương trình trên máy tính.
1. Ngôn ngữ lập trình
? Có những loại ngôn ngữ lập trình nào đã học ở lớp 10?
( Có 3 loại ngôn ngữ lập trình: ngôn ngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao.
2. Lập trình:
(Lập trình là sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán.
3. Chương trình dịch.
?Có những loại câu lệnh nào?
(Chương trình dịch làm nhiệm vụ chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy.
( Xét ví dụ trong sách giáo khoa.
(- Phân loại chương trình dịch: có 2 loại:
a, Thông dịch (Interpreter): Lần lượt dịch và thực hiện từng câu lệnh của chương trình theo các bước:
- Kiểm tra tính đúng đắn của chương trình nguồn.
- Chuyển đổi câu lệnh sang ngôn ngữ máy.
- Thực hiện các câu lệnh vừa thực hiện được
b, Biên dịch (Compiler): Thực hiện qua 2 bước:
- Duyệt, phát hiện lỗi, kiểm tra tính đúng đắn của chương trình nguồn.
- Dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích dưới dạng ngôn ngữ máy.
?Phân biệt thông dịch và biên dịch?
(Học sinh trả lời câu hỏi
(Học sinh ghi chép, nghe giảng
(Học sinh trả lời câu hỏi
(Học sinh ghi chép, nghe giảng
(Lớp đọc sách giáo khoa phần ví dụ. Qua đó đưa ra 2 phương pháp phiên dịch giữa ngôn ngữ của các quốc gia.
(Học sinh ghi chép, nghe giảng
(Học sinh phân biệt được thông dịch và biên dịch.
IV. ĐÁNH GIÁ CỦNG CỐ CUỐI BÀI
Nhắc lại các khái niệm đã học: Ngôn ngữ lập trình, lập trình, khái niệm chương trình dịch, phân loại chương trình dịch.
Bài tập về nhà: + So sánh Thông dịch và Biên dịch
+ Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
Ký duyệt
TTCM
Cao Hồng Định
Tiết 2
CÁC THÀNH PHẦN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
Biết ngôn ngữ có ba thành phần cơ bản là: bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.
Biết khái niệm về tên, tên chuẩn, tên dành riêng, hằng, biến.
2. Về kỹ năng:
Học sinh ghi nhớ về các quy định về tên, hằng và biến.
Biết cách đặt tên đúng và nhận biết được tên sai quy định.
Phân biệt được tên hằng và biến.
Biết đặt tên đúng.
3. Thái độ:
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Tham khảo Sách giáo viên
Phương tiện: Máy chiếu, máy tính, phông chiếu hoặc bảng.
2. Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi chép, Sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Ổn định lớp:
Kiểm tra sỹ số
2. Kiểm tra bài cũ:
Nhắc lại khái niệm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đinh Duy Tú
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)