Giao an tin 10
Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Hoa |
Ngày 26/04/2019 |
37
Chia sẻ tài liệu: giao an tin 10 thuộc Tin học 12
Nội dung tài liệu:
§15 LÀM QUEN VỚI MICROSOFT WORD (Tiết 39, 40)
Ngày soạn: 18/01/2007
I. Mục đích, yêu cầu.
Kiến thức:
- Biết được ý nghĩa của một thành phần chính trên màn hình làm việc của Word.;
- Hiểu các khái niệm cơ bản của việc xử lí chữ Việt trên máy như: Chương trình hỗ trợ gõ chữ Việt, bộ mã chữ Việt, bộ phông chữ Việt.
Về kĩ năng:
- Thực hiện được một số thao tác cơ bản khi làm việc với Word: khởi động, kết thúc phiên làm việc, thao tác với tệp văn bản…
- Nhận biết và sử dụng được một số thành phần chính trên màn hình làm việc của Word.
- Thực hiện các thao tác biên tập văn bản.
Về thái độ:
Tuân thủ chặt chẽ các quy tắc soạn thảo và biên tập văn bản.
II. Chuẩn bị:
- Ảnh chụp màn hình làm việc của Word.
III. Tiến trình Dạy - Học
Tiết 39:
Hoạt động 1: (5 phút) Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
- Ổn định lớp:
- Câu hỏi: Có bao nhiêu kiểu gõ văn bản, hãy trình bày các quy ước trong việc gõ văn bản.
- Đánh giá, nhận xét và cho điểm.
- HS lên bảng và trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2: (25 phút) Giới thiệu cho HS làm quen với phần mềm soạn thảo văn bản Word thông các thành phần trên màn hình Word.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
- Dẫn dắt vấn đề vào bài mới: Từ bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu một trong số hệ soạn thảo văn bản thông dụng nhất hiện nay là Microsoft Word.
- Giới thiệu các cách khởi động hệ soạn thảo văn bản Word.
- Giới thiệu các thành phần trên màn hình làm việc của Word, chỉ ra cách thao tác đối với các các nút lệnh.
- Sử dụng các hình vẽ của màn hình làm việc để giới thiệu các thành phần trên màn hình làm việc của Word như: thanh bảng chọn, thanh công cụ chuẩn, thanh công cụ định dạng chuẩn,…
- Nhấn mạnh cho học sinh biết là chúng ta có nhiều cách để thực hiện một lệnh trong Word. Thông thường, có thể sử dụng một trong các cách sau:
+ Các lệnh trong bảng chọn.
+ Các nút lệnh trên thanh công cụ.
+ Tổ hợp các phím tắt.
Ngoài ra còn những cách ra lệnh khác nhau.
- Chú ý lắng nghe và ghi bài.
- Chú ý nghe giảng và ghi bài:
Có hai cách:
Cách 1: Nháy đúp chuột trái vào biểu tượng Word trên màn hình nền.
Cách 2: Kích chuột trái theo đường dẫn: Start programs Microsoft Word.
- Chú ý quan sát hình vẽ trong SGK. Nghe giảng và ghi bài
Hoạt động 3: (10 phút)Giới thiệu thao tác kết thúc phiên làm việc với Word
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
- Dẫn dắt vấn đề: Soạn thảo văn bản thường bao gồm: gõ nội dung, định dạng, in ra. Văn bản có thể được lưu trữ để sử dụng lại.
- Trình bày cho học sinh biết được là có hai trường hợp xảy ra khi lưu văn bản, đó là lưu lần đầu và lưu lần sau.
(Lần đầu lưu văn bản
Trình bày cho HS biết cách làm xuất hiện hộp thoại Save As. Đồng thời phải làm sao cho thư mục sẽ chứa tệp xuất hiện trong ô Save in và các thành phần trong hộp thoại Save As.
Nhấn mạnh: Khi đặt tên tệp, chỉ cần gõ phần đầu của tên, còn phần đuôi theo ngầm định luôn là .doc
( Lưu văn bản lần sau
Nếu tệp văn bản đã được lưu ít nhất một lần, thì khi lưu văn bản bằng các cách trên, mọi thay đổi trên tệp văn bản sẽ được lưu mà không xuất hiện hộp thoại Save As.
Để lưu văn bản với tên khác thì phải thực hiện như sau:
Chọn File ( Save As, sau đó thực hiện các thao tác như lúc chọn Save.
Giới thiệu các cách đóng của sổ làm việc của Word.
- Nghe, quan sát và ghi bài.
Nghe, quan sát và ghi bài.
- Cách 1: Chọn File ( Save
- Cách 2: nháy chuột vào nút lệnh Save trên thanh công cụ chuẩn.
- Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + S.
- Nghe, quan sát và ghi bài.
Hoạt động 4: (5 phút)Củng cố và giao bài tập về nhà
Hoạt động của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Hoa
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)