Giao án tích hợp BVMT môn Sinh học

Chia sẻ bởi Trịnh Trung Châu | Ngày 24/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: Giao án tích hợp BVMT môn Sinh học thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
KHAI MẠC
LỚP TẬP HUẤN GIÁO VIÊN CỐT CÁN VỀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Ở TRƯỜNG THCS

Thanh Hoá, ngày 18, 19 tháng 10 năm 2008
LỊCH HỌC
Thời gian học
Phần I.
Những vấn đề chung
A. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. Một số khái niệm cơ bản về môi trường
1. Định nghĩa
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” (Điều 3, Luật bảo vệ môi trường năm 2005).

I. Một số khái niệm cơ bản
về môi trường
1. Định nghĩa
* Theo nghĩa rộng: Môi trường sống của con người là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội.

I. Một số khái niệm cơ bản
về môi trường
* Theo nghĩa hẹp: MT sống của con người chỉ bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội trực tiếp liên quan đến chất lượng cuộc sống của con người như diện tích nhà ở, nước sạch, điều kiện vui chơi, giải trí, chất lượng bữa ăn.

2. Các loại môi trường sống của con người
Gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội:
- MT tự nhiên bao gồm các thành phần của tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật,...
- MT xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người. MT xã hội được thể hiện rõ bằng các luật lệ, thể chế, cam kết, qui định,...
2. Các loại môi trường sống của con người
- Ngoài ra, người ta còn phân biệt MT nhân tạo, bao gồm tất cả các yếu tố do con người tạo ra: như nhà ở, các phương tiện đi lại, công viên,...
- MT nhà trường bao gồm không gian nhà trường, cơ sở vật chất trong trường như: lớp học, phòng TN, sân chơi, vườn trường, GV và HS, nội qui của trường, các tổ chức trong nhà trường,...
3. Các chức năng cơ bản của
môi trường
Môi trường có 4 chức năng cơ bản:
a) Là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật
b) Là nơi chứa đựng các tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người
c) Là nơi chứa đựng các chất thải của đời sống và sản xuất
d) Là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
4. Thành phần của môi trường
a) Thạch quyển
b) Thuỷ quyển
c) Khí quyển
d) Sinh quyển
II. Sự cần thiết của việc
GDBVMT
- Những hiểm hoạ suy thoái MT đang ngày càng đe doạ cuộc sống của loài người. Vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia.
- Một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái MT là do sư thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.
- GDBVMT là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu BVMT và phát triển bền vững đất nước.
II. Sự cần thiết của việc
GDBVMT
- GDBVMT còn góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước.
- Nước ta có khoảng 23 triệu HS, SV và 1 triệu GV , CBQL và CBGD. Đây là một lực lượng khá hùng hậu. Việc trang bị các kiến thức về MT, kĩ năng BVMT cho các đối tượng này cũng có nghĩa là cách nhanh nhất làm cho gần một phần ba dân số hiểu biết về MT. Đồng thời cũng là một lực lượng xung kích, hùng hậu nhất trong việc tuyên truyền BVMT.
II. Sự cần thiết của việc
GDBVMT
- HS phổ thông với gần 18 triệu, chiếm hơn 20% dân số và gần 80% tổng số HS, SV toàn quốc, giáo dục phổ thông giữ vai trò hết sức quan trọng trong công tác BVMT. Nếu đội ngũ này có sự chuyển biến về nhận thức, tư tưởng và hành vi, tất yếu sẽ dẫn đến những thay đổi lớn trong công tác BVMT.
II. Sự cần thiết của việc
GDBVMT
- Đích quan trọng của giáo dục BVMT không chỉ làm cho mọi người hiểu rõ sự cần thiết phải BVMT mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với MT. Điều này phải được hình thành ngay từ tuổi ấu thơ, trong nhà trường.
III. Cơ sở pháp lí của việc đưa GDMT vào hệ thống giáo dục quốc dân
- Luật BVMT năm 2005 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005. Luật qui định : GD BVMT là một nội dung của chương trình chính khoá của các cấp học phổ thông.
- Nghị quyết 41/2004/NQ/TƯ của Bộ Chính trị về “BVMT trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”
III. Cơ sở pháp lí của việc đưa GDMT vào hệ thống giáo dục quốc dân
- Quyết định số 1363/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân”
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
III. Cơ sở pháp lí của việc đưa GDMT vào hệ thống giáo dục quốc dân
- Để cụ thể hoá và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31/5/2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị “Về tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường”.

IV. Mục tiêu GDBVMT trong trường phổ thông
1. Kiến thức: HS hiểu về:
- Khái niệm MT, hệ sinh thái; các thành phần MT, quan hệ giữa chúng.
- Nguồn tài nguyên, khai thác, tái tạo tài nguyên và phát triển bền vững.
- Dân số- môi trường.
- Sự ô nhiễm và suy thoái MT (hiện trạng, nguyên nhân và hậu quả).
- Các biện pháp BVMT.
IV. Mục tiêu GDBVMT trong trường phổ thông
2. Thái độ- tình cảm:
- Có tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên.
- Có tình yêu quê hương, đất nước, tôn trọng các di sản văn hoá.
- Có thái độ thân thiện với MT và ý thức được hành động trước vấn đề MT nảy sinh.
IV. Mục tiêu GDBVMT trong trường phổ thông
2. Thái độ- tình cảm:
- Có ý thức: quan tâm thường xuyên đến MT sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng; bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, bảo vệ đất đai, nguồn nước, không khí; giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động; ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động BVMT.

IV. Mục tiêu GDBVMT trong trường phổ thông
3. Kĩ năng- hành vi:
- Có kĩ năng phát hiện vấn đề MT và ứng xử tích cực với các vấn đề MT nảy sinh.
- Có hành vi cụ thể BVMT.
- Tuyên truyền, vận động BVMT trong gia đình, nhà trường, cộng đồng.
V. Nguyên tắc và phương pháp tích hợp GD BVMT
- GDBVMT là một lĩnh vực liên ngành, tích hợp vào các môn học và các hoạt động. GDBVMT là cách tiếp cận xuyên bộ môn.
- Mục tiêu, nội dung và phương pháp GDBVMT phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của cáp học, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học.
- GDBVMT phải trang bị cho HS một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về MT và kĩ năng BVMT, phù hợp với tâm lí lứa tuổi.
V. Nguyên tắc và phương pháp tích hợp GD BVMT
- Nội dung GDBVMT phải chú ý khai thác tình hình thực tế MT của từng địa phương.
- Cách tiếp cận cơ bản của GDBVMT là giáo dục về MT, trong MT và vì MT, đặc biệt là giáo dục vì môi trường. Coi đó là thước đo cơ bản hiệu quả của GDBVMT.
- Tận dụng các cơ hội để GDBVMT nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học; tính lôgic của nội dung, không làm nặng thêm lượng kiến thức và tăng thời gian bài học.
V. Nguyên tắc và phương thức tích hợp GD BVMT
- Nội dung GDBVMT: được tích hợp trong các môn học thông qua các chương, bài cụ thể. Thể hiện ở 3 mức độ: toàn phần, bộ phận, liên hệ:
+ Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung bài học hoặc của chương phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung GDBVMT.
+ Mức độ bộ phận: Chỉ một phần bài học có mục tiêu và nội dung GDBVMT.
+ Mức độ liên hệ: KT BVMT không có trong ND bài học.
Ở trường THCS một số môn có cơ hội tích hợp nhiều hơn: Sinh học, Hoá học, Địa lí, Ngữ văn; GDCD, Vật lí, Công nghệ,...
V. Nguyên tắc và phương thức tích hợp GD BVMT
- Các hoạt động GDBVMT ngoài lớp học:
+ Câu lạc bộ môi trường
+ Hoạt động tham gia theo chủ đề
+ Điều tra, khảo sát, nghiên cứu tình hình MT địa phương, thảo luận phương án xử lí
+ Hoạt động trồng cây, xanh hoá nhà trường (tổ chức nhân dịp tết trồng cây, ngày MT thế giới,...)
+ Tổ chức thi tìm hiểu về MT
+ Hoạt động Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về BVMT: Vệ sinh trường lớp, xóm làng; tham gia chiến dịch truyền thông, tuyên truyền GDBVMT ở nhà trường, địa phương
1. Nội dung giáo dục môi trường

Giáo dục về môi trường
Giáo dục vì môi trường
+
Giáo dục trong môi trường
2. Phương pháp tích hợp
a) Quan niệm về tích hợp:

Tích hợp kiến thức
Tích hợp dạy học

2. Phương pháp tích hợp
Tích hợp kiến thức:
- MT là một môn khoa học liên ngành, liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các ngành khoa học khác: SH, Địa lí, Hoá học, GDCD, Ngữ văn,.. Vì vậy việc tiếp cận tích hợp trong GDMT là tất yếu.
- Đối với môn SH, tích hợp kiến thức GDMT đã được thực hiện trong nội dung SGK Sinh học của các tác giả viết sách ở các mức độ khác nhau (dạng lồng ghép và dạng liên hệ). Không phải bài nào, nội dung nào cũng tích hợp GDMT.
2. Phương pháp tích hợp
Tích hợp kiến thức:
* Dạng lồng ghép:
- Kiến thức GDMT là một phần, một chương hoặc một bài của Sinh học.
- Kiến thức GDMT là một mục, một đoạn hoặc một vài ý trong bài học Sinh học.
* Dạng liên hệ: Kiến thức GDMT không được đưa vào CT SGK, nhưng dựa vào nội dung bài học, GV có thể bổ sung kiến thức GDMT có liên quan với bài học qua giờ giảng trên lớp.
2. Phương pháp tích hợp
Tích hợp dạy học

Tích hợp lồng ghép
Tích hợp liên hệ
Tích hợp dạy học
PPDH
+
2. Phương pháp dạy học tích hợp
Tích hợp dạy học
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp vấn đáp
- PPDH đặt và giải quyết vấn đề
- Phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ
- Phương pháp thí nghiệm
- Phương pháp đóng vai
- Phương pháp giao cho HS các bài tập ở nhà
- Phương pháp dạy học theo dự án
II. Các hình thức tổ chức dạy họcGDMT qua môn SH
1. Dạy học nội khoá:
Nội dung GDMT được tích hợp trong môn Sinh học
2. Dạy học ngoại khoá:
Ngoại khoá bộ môn và ngoại khoá chung (theo chủ đề)
III. Địa chỉ, nội dung, kiểu tích hợp GDMT trong môn Sinh học THCS
(Phụ lục số 1)


Lớp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Trung Châu
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)