Giáo án tham khảo

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Tập | Ngày 26/04/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: Giáo án tham khảo thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

Bài 10
PHÁP LUẬT VỚI HOÀ BÌNH VÀ
SỰ PHÁT TRIỂN TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI
(2 tiết )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
­ Hiểu được vai trò của pháp luật đối với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân lọai.
­ Nhận biết được thế nào là điều ước quốc tế, mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia.
­ Hiểu được sơ bộ về sự tham gia và thực hiện tích cực của Việt Nam vào các điều ước quốc
tế về quyền con người, về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập kinh
tế khu vực và quốc tế.
2.Về kiõ năng:
­ Phân biệt được điều ước quốc tế với các văn bản pháp luật quốc gia.
3.Về thái độ:
­Tôn trọng pháp luật của Nhà nước về quyền con người, về hòa bình, hữu nghị và hợp tác
giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
II. NỘI DUNG :
1. Trọng tâm:
­ Vai trò của pháp luật đối với hòa bình và sự phát triển, tiến bộ của nhân lọai
­ Điều ước quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia
­ Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người, về hòa bình, hữu nghị và hợp tác
giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế
2. Một số kiến thức cần lưu ý:
Chương trình Giáo dục công dân lớp 12 được cấu trúc thành 10 bài về pháp luật. Ở các bài trước, chúng ta tìm hiểu về pháp luật trong nước, từ khái niệm về pháp luật và thực hiện, pháp luật với quyền bình đẳng của công dân, pháp luật và tự do dân chủ, pháp luật với sự phát triển của công dân đến pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước. Trong bài học này, chúng ta không tìm hiểu về pháp luật trong nước, mà tìm hiểu về sự tham gia của nước ta vào các điều ước quốc tế trong một số lĩnh vực liên quan đến đời sống công dân, hoà bình, hữu nghị và hợp tác kinh tế quốc tế. Nội dung bài này chủ yếu là kiến thức về pháp luật quốc tế và mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Đây là kiến thức mới rất khó đối với học sinh và giáo viên.
( Thế nào là điều ước quốc tế?
Ngày nay, không một quốc gia nào đứng ngoài các quan hệ hợp tác quốc tế mà có thể phát triển được. Hơn bao giờ hết, các quốc gia ngày càng phụ thuộc vào nhau để cùng tồn tại và phát triển. Để hợp tác với nhau, các quốc gia phải cùng nhau đàm phán để đi đến thống nhất kí kết các văn bản pháp lí quốc tế, trong đó quy định mỗi nước có những quyền và nghĩa vụ gì và cách thức thực hiện hợp tác như thế nào. Văn bản pháp lí được kí kết giữa các quốc gia được gọi là điều ước quốc tế.
Vậy thế nào là điều ước quốc tế?
Điều ước quốc tế là văn bản pháp luật quốc tế do các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế thoả thuận kí kết, nhằm điều chỉnh quan hệ giữa họ với nhau trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế.
Điều ước quốc tế có thể được kí kết giữa các chủ thể sau đây:
- Giữa các quốc gia với nhau;
- Giữa quốc gia với tổ chức quốc tế;
- Giữa tổ chức quốc với nhau.
Thực tiễn quốc tế cho thấy, có bao nhiêu loại quan hệ quốc tế thì có bấy nhiêu loại điều ước quốc tế. Ví dụ: điều ước quốc tế về hoà bình, hữu nghị và hợp tác; điều ước quốc tế về an ninh; điều ước quốc tế về hợp tác kinh tế quốc tế, về thương mại; điều ước quốc tế về giáo dục – đào tạo, về văn hoá v.v…
Điều ước quốc tế là tên gọi chung, trong đó mỗi điều ước quốc tế lại có tên gọi riêng của mình. Thông thường, điều ước quốc tế có các tên gọi như : hiến chương, hiệp định, hiệp ước, công ước, nghị định thư. Trong hệ thống pháp luật quốc tế cũng như hệ thống pháp luật quốc gia, cho đến nay chưa hề có quy định, định nghĩa thế nào là hiến chương, hiệp định, hiệp ước, công ước, nghị định,... Tuy vậy, chúng ta cũng có thể hiểu ở mức độ tương đối về các loại điều ước quốc tế này như sau :
+ Hiến chương : Văn bản pháp luật quốc tế có giá trị pháp lí cao nhất trong toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật của một tổ chức quốc tế. Nội dung của hiến chương thường bao gồm các quy định về
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Tập
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)