Giáo án t18

Chia sẻ bởi Trần Văn Quỳnh | Ngày 25/04/2019 | 89

Chia sẻ tài liệu: giáo án t18 thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

TUẦN 9 NGÀY SOẠN:07/10/2014
TIẾT 18 NGÀY DẠY:

Bài 10: BA ĐỊNH LUẬT NIU-TƠN (tiếp)

I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa trọng lực, trọng lượng. Vận dụng được định luật II Niu- tơn để tìm ra công thức của trọng lực.
  - Phát biểu được định luật III Niu-tơn.
  - Viết được biểu thức của định luật III Niu-tơn và của trọng lực.
  - Nêu được đặc điểm của cặp lực và phản lực.
2. Kỹ năng và năng lực:
a. Kỹ năng:
  - Chỉ ra được điểm đặt của cặp “lực và phản lực”. Phân biệt được cặp lực trực đối và cặp lực cân bằng.
  - Vận dụng phối hợp định luật II và III Niu-tơn để giải các bài tập ở trong bài.
b. Năng lực:
- Kiến thức : K1, K2, K3, K4
- Phương pháp: P5
- Trao đổi thông tin:,X5,X6
- Cá thể: C1
3. Thái độ:
  - GDMT: Từ ĐL III Niu-tơn: tác động xấu đến môi trường thì sẽ nhận lấy hậu quả (tương tác).
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Thí nghiệm về hai xe lăn, một xe có gắn lò xo ở một đầu.
- Thí nghiệm về hai hòn bi như hình 10.2 SGK.
2. Học sinh:
- Ôn tập về trọng lực, trọng lượng, công thức tính trọng lượng.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Đặt vấn đề, thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:( 2 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (13 phút):
- Hãy phát biểu và viết biểu thức định luật II Niu-tơn, tên gọi và đơn vị của từng đại lượng. Định nghĩa và tính chất của khối lượng?
- Phát biểu định luật I Niu-tơn? Quán tính là gì? cho ví dụ?
3. Bài mới.
Hoạt động 1( 10 phút): Tìm hiểu khái niệm trọng lực và trọng lượng.
Các năng lực cần đạt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản

K2- Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí→ để trả lời trọng lượng?


P5- Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí→ hệ thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng.

K4- Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp … ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn→ giải thích tại sao sao ở cùng một nơi trên mặt đất ta luôn có:

- Ở lớp 6 em đã biết trọng lực. Vậy trọng lực là gì?


- Trọng lượng là gì?
- Chú ý trọng lực gây ra gia tốc rơi tự do.
- Nêu hệ thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng?
- Do đâu mà có hệ thức đó?
- Hãy vận dụng ĐL II vào chuyển động rơi tự do của vật.
- Nhận xét: g = 9,8m/s2 nếu vật có khối lượng m = 1kg thì P = 9,8N.

- Hãy giải thích tại sao ở cùng một nơi trên mặt đất ta luôn có:

- Trọng lực là lực hút của trái đất đặt vào vật, có phương thẳng đứng có chiều từ trên xuống.
- Trọng lượng là độ lớn của trọng lực. Trọng lực được đo bằng lực kế.

P = 10m


- Vận dụng ĐL II ta được:





- Hs vận dụng kiến thức để chứng minh.
3. Trọng lực.Trọnglượng
a. trọng lực(): là lực của trái đất tác dụng vào các vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do.

b. Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng, kí hiệu P. Trọng lượng được đo bằng lực kế.

c. Công thức tính trọng lực:



Hoạt động 2( 10 phút):Tìm hiểu định luật III Niu-tơn.
Các năng lực cần đạt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản

K3- Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập→ để trả lời các câu hỏi
K4- Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp … ) kiến thức vật lí vào các tình huống
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Quỳnh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)