Giáo án sử 7 (Tiết 42 đến 48)

Chia sẻ bởi Lê Anh Đồng | Ngày 11/05/2019 | 318

Chia sẻ tài liệu: Giáo án sử 7 (Tiết 42 đến 48) thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tuần :
Tiết: 43
Ngày soạn: 2-2
Bài 21. ÔN TẬP CHƯƠNG IV


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Thấy được sự phát triển toàn diện của đất nước ta thế kỷ XV-đầu thế kỷ XVI
- So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa thời thịnh trị nhất ( thời Lê sơ) với thời Lý - Trần.
2. Tư tưởng:
- Lòng tự hào, tự tôn dân tộc vè một thời thịnh trị của phong kiến Đại Việt ở thế kỷ XV-XVI.
3. Kĩ năng:
- Hẹ thống các thành tựu lịch sử của một thời đại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Lược đồ lãnh thổ Đại Việt thời Trần và thời Lê sơ.
- Bảng phụ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lý-Trần và thời Lê sơ.
- Tranh ảnh về các công trình nghệ thuật, nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Lê sơ.
III. NỘI DUNG BÀI MỚI
1. Ổn định lớp-kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ
` - Những cống hiến của Nguyễn Trãi đối với sự nghiệp của nước Đại Việt ?
- Hiểu biết của em về Lê Thánh Tông ?
3. Bài mới.
- Giáo viên giới thiệu bài mới: Chúng ta đã học qua giai đoạn lịch sử Việt Nam ở TK XV-đầu TK XVI, cần hệ thống hoá toàn bộ kiến thức về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật của thời kì được coi là thịnh trị của chế độ phong kiến VN.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
GHI BẢNG

GV: Xét về mặt chính trị chủ yếu tập trung vào tổ chức bộ máy Nhà nước.
- GV đưa 2 sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý Trần và thời Lê sơ.
? Nhận xét sự giống và khác nhau của 2 tổ chức bộ máy nhà nước đó.
- Triều đình ?
- Các đơn vị hành chính ?
TL: Giống: Các triều đình phong kiến đều xây dựng nhà nước tập quyền.
Khác: - Thời Lý-Trần: bộ máy nhà nước đã hoàn chỉnh trên danh nghĩa nhưng thực chất vẫn còn đơn giản, làng xã còn nhiều luật lệ.
- Thời Lê sơ: Bộ máy nhà nước tập quyền chuyên chế đã kiện toàn ở mức hoàn chỉnh nhất.
Thời Lê Thánh Tông, một số cơ quan và chức quan cao cấp nhất và trung gian bãi bỏ, tăng cường được tính tập quyền. Hệ thống thanh tra, giám sát hoạt động của quan lại được tăng cường từ trung ương đến tận đơn vị xã. Các đơn vị hành chính tổ chức chặt chẽ hơn, đặc biệt là cấp thừa tuyên và cấp xã.
? Cách đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại.
TL: Nhà nước thời Lê Thánh Tông lấy phương thức học tập, thi cử làm phương thức chủ yếu, đồng thời là nguyên tắc để tuyển lựa, bổ nhiệm quan lại
Các cơ quan và chức vụ giúp việc nhà vua ngày càng được sắp xếp quy củ và bổ sung đầy đủ ( 6 bộ và 3 cơ quan giúp việc).
? Nhà nước thời Lê sơ khác nhà nước thời Lý-Trần ở điểm gì.
TL: - Thời Lý-Trần: Nhà nước quân chủ quý tộc
- Thời Lê sơ: Nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.
? Ở nước ta pháp luật có từ bao giờ.
TL: Thời Đinh-Tiền Lê, mặc dù nhà nước tồn tại hơn 30 năm, nhưng chưa có điều kiện xây dựng pháp luật.
- 1042, sau khi nhà Lý thành lập 32 năm, bộ luật thành văn đầu tiên ở nước tar a đời: Luật hình thư.
- Đến thời Lê sơ, luật pháp được xây dựng tương đối hoàn chỉnh : Luật Hồng Đức.
? Ý nghĩa của Pháp luật.
TL: Đảm bảo trật tự an ninh, kỉ cương trong xã hội.
? Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì giống và khác luật pháp thời Lý-Trần.
TL: Giống: + Bảo vệ quyền lợi của nhà vua và giai cấp thống trị.
+ Bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ sản xuất nông nghiệp
Khác: Thời Lê sơ có nhiều điểm tiến bộ: bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, đề cập đến vấn đề bình đẳng giữa nam - nữ.
? Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác thời Lý - Trần.
? Nông nghiệp.
TL: - Quan tâm mở rộng diện tích đất trồng trọt. Diện tích được mở rộng bởi các chính sách khai hoang của nhà nước.
- Chú trọng hệ thống đê điểu (đê Hồng Đức)
- Sự phân hoá ruộng đất ngày càng sâu sắc. Thời Lý, ruộng công chiếm ưu thế. Thời Lê sơ ruộng tư ngày càng phát triển.
? Thủ công nghiệp.
TL: Hình thành và phát triển các nghề thủ công truyền thống. Có các Phường sản xuất, xưởng sản xuất ( Cục bách tác).
? Thương nghiệp.
TL: Chợ làng ngày càng được mở rộng. Thăng Long trở thành trung tâm thương nghiệp.
GV: Gọi 2 HS lên vẽ sơ đồ các giai cấp, tầng lớp trong xã hội thời Lý - Trần và thời Lê sơ.
- Giống: đều có giai cấp thống trị và giai cấp bị trị với các tầng lớp: quý tộc, địa chủ tư hữu ( làng xã), nông dân các làng xã, nô tì.
? Nhận xét về 2 sơ đồ.
- Khác: + Thời L-T : tầng lớp vương hầu quý tộc rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô, nô tì chiếm số đông trong xã hội.
+ Thời Lê sơ: Tầng lớp nô tì giảm về số lượng, tầng lớp địa chủ tư hữu rất phát triển.
? Giáo dục thi cử thời Lê sơ đạt những thành tựu nào ? Khác gì thời Lý - Trần.
TL: - Khác: tôn sung đạo nho
- Nhà nước quan tâm phát triển giáo dục ( nhiều người đổ tiến sĩ)
? Văn học thời Lê sơ tập trung phản ánh nội dung gì.
TL: Thể hiện long yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ca ngợi thiên nhiên cảnh đẹp quê hương, ca ngợi nhà vua. ( Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và Hội Tao đàn)
? Nhận xét gì về thành tựu khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ.
TL: Phong phú, đa dạng, có nhiều tác phẩm sử học, địa lí, toán học… rất có giá trị
- Nghệ thuật kiến trúc điêu luyện, nhiều công trình lớn.
1. Về mặt chính trị



- Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh, chặt chẽ.


























2. Luật pháp












- Luật páhp ngày càng hoàn chỉnh, có nhiều điểm tiến bộ.

3. Kinh tế
a. Nông nghiệp
- Mở rộng diện tích đất trồng.


- Xây dựng đê điều.

- Sự phân hoá chiếm hữu ruộng đất ngày càng sâu sắc.


b. Thủ công nghiệp
- Phát triển ngành nghề truyền thống.


c. Thương nghiệp
- Chợ phát triển

4. Xã hội




- Phân chia giai cấp ngày càng sâu sắc





5. Văn hoá, giáo dục, khoa học nghệ thuật
- Quan tâm phát triển giáo dục



- Văn học yêu nước



- Nhiều công trình khoa học, nghệ thuịât có giá trị.


4. Củng cố:
- Lập bảng thống kê các tác phẩm văn học, sử học nổi tiếng.


Thời Lý ( 1010-1225)
Thời Trần ( 1226-1400)
Thời Lê sơ ( 1428-1527)

Các tác phẩm văn học
Bài thơ bất hủ ( Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất)
- “ Hịch tướng sĩ văn” -Trần Quốc Tuấn
- “ Tụng giá hoàn kinh sư” – Trần Quang Khải
- “ Bạch đằng giang phú” – Trương Hán Siêu
- “ Quân Trung từ mệnh tập, Bình ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú…” - Nguyễn Trãi.
- “ Hồng Đức quốc âm thi tập, Quỳnh uyển cửu ca, Cổ tâm bách vịnh…” Lê Thánh Tông

Các tác phẩm sử học

- “Đại Việt sử kí” – Lê Văn Hưu
- “Đại Việt sử kí toàn thư” – Ngô Sĩ Liên
- “ Lam Sơn thực lục”, “ Hoàng triều quan chế”


Lập bảng thống kê các bậc danh nhân ở thế kỉ XV.

Tên
Công lao






5. Dặn dò:
Học bài, làm bài tập trả lời các câu hỏi sách giáo khoa, soạn bài mới-bài 22.
Bài Tập








Tuần :
Tiết: 45
Ngày soạn: 14-2
Chương V. ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỶ XVI – XVIII
Bài 22. SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN ( THẾ KỈ XVI – XVIII)
I – TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
-Sự sao đạo của triều đình phong kiến nhà Lê sơ, những phe phái dẫn đến xung đột về chính trị, tranh giành quyền lợi trong 20 năm.
- Phong trào đấu tranh của nông dân phát triển mạnh ở đầu thế kỷ XVI.
2. Tư tưởng:
- Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân.
- Hiểu được rằng: Nước nhà thịnh trị hay suy vong là do ở long dân.
3. Kĩ năng:
- Đánh giá nguyên nhân suy yếu của triều đình phong kiến nhà lê ( TK XVI)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Lược đồ phong trào nông dân khởi nghĩa TK XVI.
III. NỘI DUNG BÀI MỚI
1. Ổn định lớp-kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ
` - Văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ đạt những thành tựu gì?
- Vì sao có được những thành tựu ấy?
3. Bài mới.
GV: Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
GHI BẢNG

GV: Trải qua các triều đại:
- Lê Thái Tổ : Triều đại phong kiến vững vàng, kinh tế ổn định.
- Lê Thánh Tông: chế độ phong kiến đạt đến thời kì cực thịnh.
- Thế kỉ XVI, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực lên ngôi ( nhà Lê suy yếu dần.
? Nguyên nhân nào dẫn đến việc nhà Lê suy yếu.
TL: Vua quan không lo việc nước, chỉ hưởng lạc xa xỉ, hoang dâm vô độ. Xay dựng lâu đài, cung điện tốn kém
Cho HS đọc phần chữ nhỏ
? Sự thoái hoá của các tầng lớp thống trị khiến triều đình phong kiến phân hoá như thế nào.
TL: Nội bộ triều đình chia bè kéo cánh, tranh giành quyền lực….
? Em có nhận xét gì về các vua Lê ở thế kỉ XVI so với Lê Thánh Tông.
TL: Kém về năng lực và nhân cách, đẩy chính quyền và đất nước vào thế sự tự suy vong.

Cho HS đọc mục 2
? Sự suy yếu của triều đình nhà Lê dẫn đến hậu quả gì.
TL: Đời sống nhân dân cực khổ
? Vì sao đời sống nhân dân cực khổ.
TL: Quan lại địa phương…. Coi dân như cỏ rác”.
HS đọc phần chữ nhỏ
? Thái độ của nhân dân với tầng lớp quan lại thống trị như thế nào.
TL: Mâu thuẫn:
Nông dân - địa chủ ; Nông dân – Nhà nước phong kiến ngày càng gay gắt. Đó là nguyên nhân bùng nổ các cuộ khởi nghĩa.
GV: Chỉ lược đồ: từ năm 1511, các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi:
- Trần Tuân (1511) ở Hưng Hoá và Sơn Tây.
- Lê Hy, Trịnh Hưng (1512) ở Nghệ An và phát triển ra Thanh Hoá.
- Phùng Chương ( 1515) ở vùng núi Tam Đảo
- Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Trần Cảo ( 1516) ở Đông Triều ( Quảng Ninh)….
? Em hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu TK XVI.
TL: Dựa phần chữ nhỏ
? Em có nhậ xét gì về phong trào đấu tranh của nông dân TK XVI.
TL: Qui mô rộng lớn nhưng nổ ra lẻ tẻ, chưa đồng loạt.
? Các cuộc khởi nghĩa bị thất bại nhưng có ý nghĩa như thế nào.
TL:
I. TÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
1. Triều đình nhà Lê





- Tầng lớp phong kiến thống trị đã thoái hoá.


- Triều đình rối loạn.







2. Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI
a. Nguyên nhân
- Đời sống nhân dân cực khổ



- Mâu thuẫn giai cấp lên cao





- Tiêu biểu là khởi nghĩa của Trần Cảo
( 1516) ở Đông Triều ( Quảng Ninh)









b. Kết qủa – Ý nghĩa
- Tuy thất bại nhưng đã tấn công mạnh mẽ vào chính quyền nhà Lê đang mục nát.


4. Củng cố:
- Kể tên một số cuộc khởi nghĩa của nông dân đầu thế kỷ XVI ?
- Chỉ trên lược đồ những vùng hoạt động của phong trào nông dân thời bấy giờ ?
5. Dặn dò:
Học bài, làm bài tập trả lời các câu hỏi sách giáo khoa, soạn bài mới-bài 22 (TT).
Bài Tập


















Tuần :
Tiết: 46
Ngày soạn: 14-2
Bài 22. SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN ( THẾ KỈ XVI – XVIII) (TT)
II – CÁC CUỘC CHIẾN TRANH NAM - BẮC TRIỀU VÀ
TRỊNH - NGUYỄN


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Tìm hiểu nguyên nhân các cuộc chiến tranh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Anh Đồng
Dung lượng: | Lượt tài: 28
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)