Giáo án sử 7- T4
Chia sẻ bởi Lê Trung Hiêu |
Ngày 10/05/2019 |
47
Chia sẻ tài liệu: Giáo án sử 7- T4 thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Bài 6: CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á
Mục tiêu bài học.
Kiến thức.
Nắm được tên gọi của các quốc gia khu vực Đông Nam Á, những đặc điểm tương đồng về vị trí địa lý của các quốc gia đó.
Các giai đoạn lịch sử quan trọng của khu vực Đông Nam Á.
Kiến thức nâng cao: Giới thiệu tên nước, vị trí trên lược đồ. Lập biểu đồ các giai đoạn LS các nước ĐNA.
2/Kỹ năng.
Biết xác định được vị trí các vương quốc cổ và phong kiến Đông Nam Á trên bản đồ.
HSKG: Lập niên biểu, nhận xét các giai đoạn phát triển chủ yếu của lịch sử khu vực Đông Nam Á.
3/Thái độ, tư tưởng.
Nhận thức được quá trình lịch sử, sự gắn bó lâu đời giữa các dân tộc ở Đông Nam Á.
Trong lịch sử các quốc gia Đông Nam Á cũng có nhiều thành tựu đóng góp cho văn minh nhân loại.
II.Chuẩn bị.
GV: Bản đồ Đông Nam Á. Tranh ảnh, tư liệu về các công trình kiến trúc, văn hoá, đất nước...của khu vực Đông Nam Á.
HS: Đọc kỹ bài ở nhà. ( HSKG- yều cầu vẽ lược đồ Đông Nam Á).
III/Các bước lên lớp.
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
HSKG. Sự phát triển của Ấn Độ dưới vương triều Gupta được biểu hiện như thế nào?
HSTBYK: Trình bày những thành tựu về mặt văn hóa mà Ấn Độ đã đạt được thời trung đại?
3.Bài mới.
Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
Ghi bảng.
Hoạt động 1:
Yêu cầu HS đọc SGK
Kể tên các quốc gia khu vực Đông Nam Á hiện nay
Hãy xác định vị trí các nước đó trên bản đồ?
? Em hãy chỉ ra các đặc điểm chung về tự nhiên của các nước đó? (HSKG)
?Các quốc gia cổ ở Đông Nam Á xuất hiện từ bao giờ? (Ưu tiên câu trả lời cho HSYK).
Hoạt động 2.
Yêu cầu: HS đọc sách giáo khoa.
GV: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á cũng trải qua các giai đoạn hình thành, hưng thịnh và suy vong.
Ở mỗi nước, các quá trình đó diễn ra trong thời gian khác nhau. Nhưng nhìn chung, giai đoạn của nửa sau thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVIII là thời kỳ thịnh vượng nhất của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
?Hãy kể tên một số quốc gia cổ và xác định vị trí trên bản đồ? (HSYK – GV cần rèn từng bước về thực hành lược đồ).
?Em có nhận xét gì về kiến trúc của Đông Nam Á qua hình 12 và 13. (HSKG- thảo luận cặp nhóm trả lời)
GV cho HS xem thêm các tranh ảnh minh họa.
GV nhận xét Kết thúc bài học.
HS đọc phần 1.
HS: 11 nước Việt Nam, Lào, TháiLan,Campuchia, Myanma,Brunây,Indonesia,Philippin, Malaysia, Singapo và Đông Timor (HS tập xác định trên bản đồ)
HSKG: Có một nét chung về điều kiện tự nhiên: ảnh hưởng của gió mùa.
+Thuận lợi: cung cấp đủ nước tưới, khí hậu nóng ẩm dẫn đến thích hợp cho cây cối sinh trưởng và phát triển.
+Khó khăn: gió mùa cũng là nguyên nhân gây ra lũ lụt, hạn hán...ả/h tới sự phát triển nông nghiệp.
-Từ những thế kỷ đầu sau công nguyên (trừ Việt Nam đã có nhà nước từ trước công nguyên) Champa, Phù nam và hàng loạt các quốc gia nhỏ khác.
HS đọc phần 2:
HS: nghe.
HS: Cuối TK XIII, dòng vua Giava mạnh lên(chinh phục tất cả các tiểu vương quốc ở hai đảo Xumatơra và Giava lập nên vương triều Môgiôpahit hùng mạnh trong suốt hơn 3 thế kỷ.
-Pagan(XI)
Sukhôthay(XIII)
LạnXang(XIV),Chân Lạp(VI), Champa...
Thành tựu nổi bật của cư dân ĐNA thời PK là kiến trúc và điêu khắc với nhiều công trình nổi tiếng: đềnĂngco,đềnBôrôbuđua, chùa tháp Pagan, tháp Chàm...
HSKG: Hình vòng kiểu bát úp, có tháp nhọn, đồ sộ, khắc hoạ nhiều hình ảnh sinh động(chịu ả/h của kiến trúc Ấn Độ)
HS : nghe, hiểu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Trung Hiêu
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)