Giáo án sử 7 kì 2 chuẩn hay thanh bgd

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Thanh | Ngày 10/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: giáo án sử 7 kì 2 chuẩn hay thanh bgd thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tiết 37.Bài 19 : CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418-1427)
I. THỜI KÌ Ở MIỀN TÂY THANH HÓA (1418-1423)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc đấu tranh giải phóng đất nước từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ ở miền rừng núi Thanh Hoá dần dần phát triển trong cả nước.
- Tầng lớp quí tộc Trần, Hồ đã suy yếu không đủ sức lãnh đạo cuộc khởi nghĩa, chỉ có tầng lớp địa chủ mới
do Lê Lợi lãnh đạo có đủ uy tín tập hợp các tầng lớp nhân dân.
2. Tư tưởng:
- Giáo dục HS lòng yêu nước, biết ơn những người có công với đất nước như Lê Lợi - Nguyễn Trãi.
3. Kĩ năng:
- Nhận xét nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
II. Phương tiện dạy học:
- Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn
- Bia Vĩnh Lăng , ảnh Nguyễn Trãi.
III. Tiến trình dạy hoc:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp vào bài
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Nội dung ghi bảng:

* Mục tiêu 1 : những nét chính về Lê Lợi và địa bàn khởi nghĩa
- HS đọc SGK
- Cho biết vài nét về Lê Lợi ?
- GV: ông đã từng nói: “Ta dấy binh đánh giặc không vì ham phú quí mà muốn cho ngàn đời sau biết rằng ta không chịu thần phục quân giặc tàn bạo”.
- Lê Lợi đã chọn nơi nào làm căn cứ khởi nghĩa?
- LamSơn
? Vì sao Lê Lơi chọn Lam Sơn làm căn cứ khởi nghĩa ?
- Là quê hương của Lê Lợi, có địa thế hiểm trở, là nơi nối giữa đồng bằng với miền núi, là nơi giao tiếp giữa các dân tộc Việt- Mường- Thái , ở nơi này chính quyền địch còn non yếu
- GV: Nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa ở Lam Sơn, nhiều người yêu nước ở khắp nơi tìm đến hưởng ứng ngày càng đông, trong đó có Nguyễn Trãi.
?Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn ?
- Hs suy nghĩ trả lời
- Nguyễn Trãi là người ntn?
- Hs suy nghĩ trả lời
- HS đọc phần in nghiêng SGK.
- Đến 2- 1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.

* Mục tiêu 2 : Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân
- Cho HS đọc đoạn đầu của mục 2 và thảo luận nhóm:
GV:Trong thời kì đầu của cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn gặp phải những khó khăn gì ?
GV: Trong gian khổ đã có nhiều tấm gương hy sinh anh dũng, tiêu biểu là Lê Lai.
- HS đọc đoạn in nghiêng SGK.
- Em có nhận xét gì về gương hy sinh của Lê Lai?
GV: để ghi nhớ công lao của Lê Lai, Lê Lợi đã phong cho Lê Lai là “ công thần hạng nhất” và dặn con cháu nhà Lê sau này giỗ Lê Lai vào hôm trước ngày giỗ Lê Lợi(21/22-8)
- GV: Cuối 1421 quân Minh lại huy động hơn 10 vạn quân tấn công căn cứ của ta, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh
GV: Trong lần rút quân này, quân ta gặp những khó khăn gì ?
- Thiếu lương thực trầm trọng, đói rét, phải giết cả voi chiến, ngựa chiến để nuôi quân
?Trước tình hình đó, bộ chỉ huy nghĩa quân đã làm gì ?
- Đề nghị tạm hoà)
? Tại sao Lê Lợi đề nghị tạm hoà ?
- Để tránh những cuộc bao vây của quân Minh, có thời gian để củng cố lực lượng)
- Vì sao quân Minh chấp nhận giảng hoà ?
- Để dụ dỗ mua chuộc Lê Lợi).
- Giảng: Cuối 1424, sau nhiều lần dụ dỗ Lê Lợi không được, quân Minh trở mặt tấn công quân ta, giai đoạn I kết thúc, cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới.
1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa:
- Lê Lợi (1358-1433), là một hào trưởng có uy tín ở Lam Sơn. Căm giận quân cướp nước,ông đã dốc hết tài sản, chiêu tập nghĩa sĩ ở khắp để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa.
- Lê Lợi là người yêu nước thương dân, có uy tín lớn.








- Nguyễn Trãi là người học rộng, tài cao, giàu lòng yêu nước.
- Năm 1416 Lê Lợi cùng bộ chỉ huy tổ chức hội thề ở Lũng Nhai.
- 7-2-1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương
2. Những năm đầu của nghĩa quân Lam
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)