GIAO AN SU 7 2013-2014

Chia sẻ bởi Nguyễn Tấn Khoa | Ngày 10/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: GIAO AN SU 7 2013-2014 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

PHẦN I: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
Tuần 1
Tiết 1
Bài 1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI PHONG KIẾN CHÂU ÂU

I- Mục tiêu:
1. Kiến thức: Quá trình hình thành xã hội phong kiến châu Âu. Hiểu khái niệm `` Lãnh địa phong kiến`` , đặc trưng của lãnh địa phong kiến. Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại.
2. Kỹ năng: Biết xác định vị trí các quốc gia phong kiến châu Âu trên bản đồ. Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ XH chiến hữu nô lệ sang XH phong kiến.
II- Chuẩn bị:
1. GV: Bản đồ châu Âu thời phong kiến. Tranh ảnh mô tả hoạt động trong lãnh địa phong kiến.
2. HS: SGK, xem trước bài mới.
III- Tiết trình dạy - học:
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung

H Đ 1: Sự hình thành XHPK ở châu Âu (15’)
GV: Cho HS đọc sách giáo khoa phần 1
HS: Quan sát bản đồ.
GV: Từ thiên niên kỉ thứ I TCN các quốc gia Hi Lạp, Rô Ma cổ đại phát triển và tồn tại đến thế kỉ thứ V. Từ phương Bắc người Giắc Man tràn xuống tiêu diệt các quốc gia này. Lập nên nhiều vương quốc mới( Kể tên ...)
GV: Sau đó người Giéc-man đã làm gì?
HS: Chia ruộng đất , phong tước vị cho nhau.
GV: Những việc làm ấy làm cho xã hội phươngTây biến đổi như thế nào?
HS: Bộ máy nhà nước chiếm hữu nô lệ sụp đổ,các tầng lớp xuất hiện.
GV: Những người như thế nào được gọi là lãnh chúa phong kiến?
HS: Những người vừa có ruộng đất vừa có tước vị.
GV: Nông nô do tầng lớp nào hình thành?
HS: Nô lệ và nông dân .
H Đ 2: Lãnh địa phong kiến (12’)
GV: Em hiểu như thế nào là ``lãnh địa``?
HS: Lãnh địa là vùng đất do quý tộc phong kiến chiếm được. Lãnh chúa là những người đứng đầu lãnh địa. Nông nô là người phụ thuộc lãnh chúa. Phải nạp tô thuế cho lãnh chúa.
GV: Yêu cầu HS miêu tả và nêu nhận xét về lãnh địa phong kiến trong hình 1 SGK? GV: Trình đời sống sinh hoạt trong lãnh địa?
HS: trả lời theo SGK.
GV: Nêu đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa?
HS : Tự sản xuất và tiêu dùng, không trao đổi với bên ngoài, tự cấp tự túc.
H Đ 3: Sự xuất hiện cửa các thành thị trung đại. (12’)
GV: Yêu cầu HS đọc phần 3 SGK.
HS: Đọc SGK.
GV: Thành thị trung đại xuất hiện như thế nào?
HS : Do hàng hoá nhiều , cần trao đổi buôn bán, lập xưởng SX, mở rộng, thành thị trung đại ra đời.

GV: Cư dân trong thành thị gồm những ai? Họ làm những nghề gì?
HS: Thợ thủ công và thương nhân. Sản xuất và buôn bán hàng hoá.

GV: Thành thị ra đời có ý nghĩa gì?

HS: Thức đẩy SX và buôn bán phát triển tác động đến sự phát triển của xã hội PH
1. Sự hình thành XHPK ở châu Âu
a) Hoàn cảnh lịch sử:
Cuối thế kỉ thứ V, người Giắc Man tiêu diệt các quốc gia cổ đại. Lập nên nhiều vương quốc mới

b) Biến đổi trong xã hội:
- Tướng lĩnh quý tộc được chia nhiều ruộng đất, phong chức tước. Đó là các lãnh chúa phong kiến.
- Nô lệ và nông dân hình thành tầng lớp nông nô.
- Nông nô phụ thuộc vào lãnh chúa.
XHPK hình thành.



2. Lãnh địa phong kiến
- Khái niệm: Là vùng đất rộng lớn do lãnh chúa là chủ, trong đó có lâu đài và thành quách

- Đời sống trong lãnh địa: Lãnh chúa xa hoa đầy đủ. Nông nô đói nghèo , khổ cực.
- Đặc điểm KT: Tự cấp, tự túc không trao đổi với bên ngoài.



3. Sự xuất hiện cửa các thành thị trung đại.
a) Nguyên nhân:
Cuối thế kỉ XI SX phát triển hàng hoá thừa được đưa đi bán, thị trấn ra đời, thành thị trung đại xuất hiện.

b) Tổ chức:
- Bộ mặt thành thị: phố xá, nhà cửa.
- Tầng lớp: Thị dân (Thợ thủ công và thương nhân)

c) Vai trò: Thức đẩy XHPK phát triển.

4. Củng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tấn Khoa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)