GIÁO ÁN SỬ 7

Chia sẻ bởi Phạm Thái Hưng | Ngày 10/05/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: GIÁO ÁN SỬ 7 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn:…1/2209
Ngày dạy……/1/2009
Dạy lớp 7A


Ngày dạy……/1/2009
Dạy lớp7B


Bài 19 : KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418-1427)
( tiếp theo )
Tiết 39: KHỞI NGHĨA LAM SƠN TOÀN THẮNG
(Cuối 1426- cuối 1427)
1. Mục tiêu bài học:
a. Kiến thức - Giúp học sinh nắm được những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, chiến thắng Tốt Động, Chúc Động và chiến thắng Chi Lăng, Xương Giang. Thấy được ý nghĩa của những sự kiện đó đối với việc kết thúc thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn
c. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng sử dụng lược đồ, trình bày diễn biến các trận đánh bằng lược đồ, đánh giá các sự kiện có ý nghĩa quyết định cuộc chiến tranh.
b. Tư tưởng - Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào về những chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta thế kỷ XV
2. Chuẩn bị:
a.- Thầy: Lược đồ trận Chúc Động, Tốt Động, Chi Lăng, Xương Giang.
b.- Trò: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị trước bài mới
3. Tiến trình tiết dạy
*. Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số: 7A 7B
a. Kiểm tra bài cũ:(5’)
*Câu hỏi: Trình bày kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi?
* Đáp án:
- Tháng 4/1426, Lê Lợi chia làm 3 đạo quân tiến ra Bắc
- Nhiệm vụ: Đánh vào vùng địch chiếm đóng, bao vây đồn địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới.
+ Đạo 1: Giải phóng Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang.
+ Đạo 2: Giải phóng vùng hạ lưu sông Hồng, ngăn chặn viện binh từ Quảng Tây sang.
+ Đạo 3: Tiến thẳng ra Đông Quan.
* Nêu vấn đề vào bài mới (1’): Sau khi tiến quân ra Bắc, ta tập trung lực lượng đánh lớn ở Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng, Xương Giang, trận chiến diễn ra như thế nào, cô trò ta cùng tìm hiểu bài hôm nay
b. Dạy bài mới:
T


?
HS


GV










?
HS




?

HS


GV:








?



GV




?
H


?



HS



GV




















?

HS

HS
?



?


HS
?






?

HS



?
Sau khi bị ta đánh bại ở Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá, giặc phải cố thủ ở thành Đông Quan
Trước tình hình đó, giặc có chủ trương gì?
Chúng muốn dành thế chủ động tấn công vào Thanh Hoá, đánh vào bộ chỉ huy của ta ở Cao Bộ
Treo bản đồ, trình bày diễn biến:
Để dành lại thế chủ động , Vương Thông quyết định mở cuộc phản công lớn đánh vào chủ lực của nghĩa quân ở cao Bộ ( Chương mĩ - Hà Tây)
- Sáng ngày 7-11-1426 Vương thông cho quân tiến về hướng Cao Bộ , Khi quân Minh lọt vào trận địa , nghĩa quân nhất tề xông thẳng vào quân giặc , đánh tan tác đội hình của chúng , dồn quân giặc xuống cánh đồng lầy lội để tiêu diệt.
Kết quả của trận Tốt Động, Chúc Động?
Kết quả: trên 5 vạn quân giặc tử thương , bắt sống 1 vạn tên , vương thông bị thương tháo chạy về Đông Quan. Thương thư bộ binh trần hiệp cùng các tướng giặc Lý Lượng , Lý Đằng bị giết tại trận
Đây là trận thắng có ý nghĩa chiến lược , tại sao?
- Chiến thắng này làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và giặc , phá tan kế hoạch chủ động phản công của giặc.
Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã tổng kết trận Tốt Động, Chúc Động bằng 2 câu thơ (SGK) -> ca ngợi chiến công lẫy lừng của ta.
Sau chiến thắng Tốt Động, Chúc Động, nghĩa quân Lam Sơn thừa thắng vây hãm Đông Quan và giải phóng nhiều Châu, huyện.


Sau thất bại ở Tốt Động, Chúc Động, giặc có âm mưu gì?
- Huy động 15 vạn quân sang xâm lược nước ta
chỉ trên bản đồ:
- Liễu Thăng chỉ huy một đạo quân từ Quảng Tây -> Lạng Sơn.
- Mộc Thạch chỉ huy một đạo quân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thái Hưng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)