Giáo án sử 7
Chia sẻ bởi Vũ Văn Nguyện |
Ngày 10/05/2019 |
32
Chia sẻ tài liệu: giáo án sử 7 thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Ngày lập kế hoạch: 15 - 08 - 2013
Ngày thực hiện: 19 - 08 - 2013
PHẦN I: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
TIẾT 1: BÀI 1
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU
(Thời sơ - trung kỳ Trung đại)
( Kế hoạch chi tiết )
Mục tiêu bài học
Kiến thức
Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu.
Hiểu khái niệm "lãnh địa phong kiến", đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa phong kiến.
Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt sự khác nhau giữa nền kinh tế lãnh địa va nền kinh tế trong thành thị trung đại.
Kĩ năng
Biết xác định được vị trí các quốc gia phong kiến châu âu trên bản đồ.
Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.
Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người:chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.
Thái độ
Bồi dưỡng cho học sinh nhận thức về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.
II. nội dung học tập
XÃ HỘI PHONG KIẾN CHÂU ÂU (PHƯƠNG TÂY)
1. Trình bày sự hình thành xã hội PK châu Âu .
Cuối thế kỉ V, người Giéc-man xâm chiếm, tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây, thành lập nhiều vương quốc mới : Ăng-glô Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt...
Trên lãnh thổ Rô-ma, người Giéc-man đã chiếm ruộng đất của chủ nô, đem chia cho nhau; phong cho các tướng lĩnh, quý tộc các tước vị như: công tước, hầu tước... Những việc làm của người Giéc-man đã tác động đến xã hội, dẫn tới sự hình thành các tầng lớp mới:
- Lãnh chúa phong kiến: là các tướng lĩnh và quý tộc có nhiều ruộng đất và tước vị, có quyền thế và rất giàu có.
- Nông nô: là những nô lệ được giải phóng và nông dân, không có ruộng đất, làm thuê, phụ thuộc vào lãnh chúa.
Từ những biến đổi trên đã dẫn tới sự ra đời của xã hội PK châu Âu.
2. Tìm hiểu về các lãnh địa của các lãnh chúa phong kiến
Lãnh địa PK là khu đất rộng, trở thành vùng đất riêng của lãnh chúa PK - như một vương quốc thu nhỏ.
Lãnh địa gồm có đất đai, dinh thự với tường cao, hào sâu, kho tàng, đồng cỏ, đầm lầy... của lãnh chúa. Nông nô nhận đất canh tác của lãnh chúa và nộp tô thuế, ngoài ra còn phải nộp nhiều thứ thuế khác. Lãnh chúa bóc lột nông nô, họ không phải lao động, sống sung sướng, xa hoa.
Đặc trưng cơ bản của lãnh địa: là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập mang tính tự cung, tự cấp, đóng kín của một lãnh chúa.
3. Tìm hiểu về các thành thị trung đại trong xã hội PK châu Âu
Nguyên nhân ra đời của các thành thị trung đại là do :
- Vào thời kì PK phân quyền: các lãnh địa đều đóng kín, không có trao đổi, buôn bán, giao thương với bên ngoài.
- Từ cuối thế kỉ XI, do sản xuất thủ công phát triển, thợ thủ công đã đem hàng hóa ra những nơi đông người để trao đổi, buôn bán, lập xưởng sản xuất.
- Từ đấy hình thành các thị trấn rồi phát triển thành thành phố, gọi là thành thị trung đại.
Hoạt động và vai trò của các thành thị trung đại :
Cư dân chủ yếu của thành thị là thợ thủ công và thương nhân, họ lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán.
Hoạt động trên của các thành thị trung đại đã có vai trò thúc đẩy sản xuất, làm cho xã hội PK phát triển.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
- Bản đồ châu Âu thời phong kiến
- Tranh ảnh các thành quách, lâu đài, dinh thự của
Ngày thực hiện: 19 - 08 - 2013
PHẦN I: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
TIẾT 1: BÀI 1
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU
(Thời sơ - trung kỳ Trung đại)
( Kế hoạch chi tiết )
Mục tiêu bài học
Kiến thức
Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu.
Hiểu khái niệm "lãnh địa phong kiến", đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa phong kiến.
Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt sự khác nhau giữa nền kinh tế lãnh địa va nền kinh tế trong thành thị trung đại.
Kĩ năng
Biết xác định được vị trí các quốc gia phong kiến châu âu trên bản đồ.
Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.
Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người:chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.
Thái độ
Bồi dưỡng cho học sinh nhận thức về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.
II. nội dung học tập
XÃ HỘI PHONG KIẾN CHÂU ÂU (PHƯƠNG TÂY)
1. Trình bày sự hình thành xã hội PK châu Âu .
Cuối thế kỉ V, người Giéc-man xâm chiếm, tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây, thành lập nhiều vương quốc mới : Ăng-glô Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt...
Trên lãnh thổ Rô-ma, người Giéc-man đã chiếm ruộng đất của chủ nô, đem chia cho nhau; phong cho các tướng lĩnh, quý tộc các tước vị như: công tước, hầu tước... Những việc làm của người Giéc-man đã tác động đến xã hội, dẫn tới sự hình thành các tầng lớp mới:
- Lãnh chúa phong kiến: là các tướng lĩnh và quý tộc có nhiều ruộng đất và tước vị, có quyền thế và rất giàu có.
- Nông nô: là những nô lệ được giải phóng và nông dân, không có ruộng đất, làm thuê, phụ thuộc vào lãnh chúa.
Từ những biến đổi trên đã dẫn tới sự ra đời của xã hội PK châu Âu.
2. Tìm hiểu về các lãnh địa của các lãnh chúa phong kiến
Lãnh địa PK là khu đất rộng, trở thành vùng đất riêng của lãnh chúa PK - như một vương quốc thu nhỏ.
Lãnh địa gồm có đất đai, dinh thự với tường cao, hào sâu, kho tàng, đồng cỏ, đầm lầy... của lãnh chúa. Nông nô nhận đất canh tác của lãnh chúa và nộp tô thuế, ngoài ra còn phải nộp nhiều thứ thuế khác. Lãnh chúa bóc lột nông nô, họ không phải lao động, sống sung sướng, xa hoa.
Đặc trưng cơ bản của lãnh địa: là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập mang tính tự cung, tự cấp, đóng kín của một lãnh chúa.
3. Tìm hiểu về các thành thị trung đại trong xã hội PK châu Âu
Nguyên nhân ra đời của các thành thị trung đại là do :
- Vào thời kì PK phân quyền: các lãnh địa đều đóng kín, không có trao đổi, buôn bán, giao thương với bên ngoài.
- Từ cuối thế kỉ XI, do sản xuất thủ công phát triển, thợ thủ công đã đem hàng hóa ra những nơi đông người để trao đổi, buôn bán, lập xưởng sản xuất.
- Từ đấy hình thành các thị trấn rồi phát triển thành thành phố, gọi là thành thị trung đại.
Hoạt động và vai trò của các thành thị trung đại :
Cư dân chủ yếu của thành thị là thợ thủ công và thương nhân, họ lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán.
Hoạt động trên của các thành thị trung đại đã có vai trò thúc đẩy sản xuất, làm cho xã hội PK phát triển.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
- Bản đồ châu Âu thời phong kiến
- Tranh ảnh các thành quách, lâu đài, dinh thự của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Văn Nguyện
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)