Giáo án sử

Chia sẻ bởi Trường THCS Chu Văn An | Ngày 10/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Giáo án sử thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:


Tuần :27
Tiết :51
Ngày soạn:12/3/2009
Ngày dạy : 13/3/2009
PHONG TRÀO TÂY SƠN
I-KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN

I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm được một số ý cơ bản sau:
- Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong nữa sau TK XVIII, từ đó dẫn đến phong trào đấu tranh của nông dân mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
- Anh em Nguyễn Nhạc lập căn cư ở Tây Sơn và sụ ủng hộ của đồng bào Tây Nguyên.
2. Tư tưởng: Sức mạnh quật khởi, ý chí kiên cường của nhân dân chống lại ách áp bức bóc lột.
3. Kĩ năng: Sử dụng lược đồ kết hợp với trình bày sự kiện.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: Nêu vấn đề, trực quan, thảo luận...
2. Đồ dùng dạy học: Lược đồ căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn
III/ Lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: BCS báo cáo sơ lược tình hình lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Vì sao nhân dân Đàng Ngoài vùng lên chống lại chính quyền phong kiến họ Trịnh?
b.Chọn các kí hiệu viết vào chỗ trống và nối hai kí hiệu lại với nhau bằng dấu - sao cho phù hợp:
A. Năm 1737 M. Khởi nghĩa Lê Duy Mật
B. Năm 1738-1770 N. Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng.
C. Năm 1770-1751 L. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương.
D. năm 1741-1751 K. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất.
E. Năm 1739-1769 H. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu.
3. Bài mới
a. Hoạt động giới thiệu bài: GV hỏi: tình hình xã hội Đàng Trong vào lúc này cũng giống như ở Đàng Ngoài. Vì sao?Nhân dân ở cả hai miền đều bị phong kiến áp bức bóc lột. Chúng ta chuyển sang tìm hiểu cụ thể tình hình xã hội Đàng Trong.
b. Các hoạt động dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng

* Hoạt động 1 HS Đọc sgk tìm hiểu mục 1
? Nêu những biểu hiện nào chứng tỏ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong đi vào con đường suy yếu và mục nát?(quan lại tăng quá mức, tập đoàn Trương Phúc Loan nắm quyền hành tham nhũng)
- HS đọc phần in nghiêng sgk
? Đoạn trích trên khiến em hình dung như thế nào về bọn quan lại thống trị?(hoang phí, xa xỉ, tham nhũng)
? Đời sống nhân dân thì sao?(địa chủ cường hào...)
? Đời sống nông dân Đàng Trong có gì khác với nông dân Đàng Ngoài? Vì sao?(đều cư cực. Vì đều bị g/c pk bóc lột thậm tệ)
? Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dẫn đến hậu quả gì đối với nông dân và các tầng lớp khác?(nỗi bất bình ngày càng dâng cao. Họ sẽ vùng dậy đấu tranh.)
- GV: Phong trào nông dân ở Đàng Trong giai đoạn này phát triển mạnh, có nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra. Khởi nghĩa do người tên Lành càm đầu ở Quảng Ngãi năm 1695. Khởi nghĩa Lý Văn Quang ở Đông Phó(Gia Định-1747)Tiêu biểu là khởi nghĩa chàng Lía .
? Nêu một vài nét tiêu biểu của chàng Lía?(hs đọc phần in nghiêng sgk)
- GV: đọc những câu ca vè ca tụng chàng Lía.
? Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng có ý nghĩa như thế nào?(tinh thần đấu tranh quật khởi của nông dân chống chính quyền họ Nguyễn; báo trước cơn bão táp đấu tranh giai cấp sẽ giáng vào chính quyenè PK họ Nguyễn.
* Hoạt động 2 HS đọc SGK tìm hiểu nội dung mục 2.
? Trình bày hiểu biết của em về lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn?(sgk)
? Anh em Nguyễn Nhạc đã chuẩn bị những gì?(xây ...; khẩu hiệu “lấy của người giàu chia cho người nghèo”
? Có nhà chép sử PK cho rằng anh em Tây Sơn khởi nghĩa vì đánh bạc thua, trốn vào rừng làm giặc. Theo em ý kiến đó đúng hay sai?(đó chỉ là ý kiến xuyên tạc, anh em Tây Sơn khởi nghĩa vì căm giận sự thống trị tàn ác của chúa Nguyễn. Khẩu hiệu được nhân dân hưởng ứng.)
- GV: Chỉ trên lược đồ về căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn.
? Vì sao anh em Nguyễn Nhạc lại đưa căn cứ xuống Tây Sơn Hạ đạo?
- HS thảo luận nhóm-từng nhóm báo cáo kết quả-lớp góp ý bổ sung-GV kết luận: vì lực lượng lớn mạnh, mở rộng căn cú khởi nghĩa, địa bàn gần vùng đồng bằng
? Những lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa?
- HS
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trường THCS Chu Văn An
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)