Giao an sinh hoc 6

Chia sẻ bởi Nguyễn Duy Tân | Ngày 18/10/2018 | 59

Chia sẻ tài liệu: giao an sinh hoc 6 thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 16/03/2013
Ngày dạy: 18/03/2013
 Tiết 54


Bài 43: SƠ LƯỢC PHÂN LOẠI THỰC VẬT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
* HS nêu được sơ lược về phân loại thực vật. Nắm được các bậc phân loại TV. Trình bày được khái niệm loài, vai trò trong phân loại thực vật.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tư duy học tập tích cực, có khả năng phân tích, khái quát.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập, tích cực, hăng hái thực sự.
II. Đồ dùng dạy và học
- Bảng phụ (PHT).
III. Tiến trình bài giảng
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu những đặc điểm phân biệt giữa cây Hai lá mầm với cây Một lá mầm.
2. Bài mới
Mở bài: T54- Bài 43.
Hoạt động 1: Phân loại thực vật là gì? Các bậc phân loại
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

? Lí giải tại sao người ta không sắp xếp tảo, rêu, quyết, hạt trần ... vào chung trong một nhóm thực vật?
? Thực vật trong cùng 1 nhóm phải có những tiêu chuẩn gì?
? Căn cứ vào đâu để tiến hành phân loại thực vật?
Việc sắp xếp các thực vật thành các nhòm được gọi là gì?
? Vậy phân loại thực vật là gì?
? Các bậc phân loại theo tthứ tự từ cao xuống thấp như thế nào?
? Hãy nêu ý nghĩa của các bậc phân loại trong PLTV?
? Bậc nào là đơn vị phân loại cơ bản?


? Loài là gì? Đặc điểm của những thực vật cùng loài?
* GV kết hợp với giảng giải để khắc sâu kiên thức cho HS.

--> Vì chúng có rất nhiều đặc điểm khác biệt nhau.

--> Có những đặc điểm giống nhau về hình thái, cấu tạo và cách SS
--> Dựa theo sự giống hay khác nhau về cấu tạo, sinh sản, ...
<=> Gọi là phân loại TV.
- PLTV là sự phân chia, sắp xếp giới thực vật thành các nhóm khác nhau dựa theo những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng.

Từ ngành --> ..... --> loài.

--> HS lần lượt phát biểu trả lời các câu hỏi của GV, nhận xét, kết luận.
--> Là loài.
- Loài là tập hợp các cá thể giống nau về hình thái cấu tạo cách thức sinh sản.


Hoạt động 2: Sự phân chia các ngành thực vật
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

? Kể tên các ngành thực vật đã học?
? Những đặc điểm cơ bản phõn biệt các ngành thực vật?
---> Hãy rút ra nhận xét, kết luận.

Các ngành thực vật đã học:
- Các ngành Tảo: chưa có rễ, thân, lá, sống hoàn toàn trong nước ...
- Ngành rêu: có rễ giả, thân và lá đơn giản, chưa có mạch dẫn.
- Ngành dương xỉ: Có R, T, L thật, sinh sản bằng bào tử.
- Ngành Hạt trần: Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên nón..
- Ngành Hạt kín: SS bằng hạt nằm sâu trong quả.

Kết luận chung: SGK /Tr 141
3. Kiểm tra - Đánh giá
=> GV sử dụng câu hỏi 1,2 / SGK trang 141.
4. Dặn dò - Hướng dẫn về nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK



Bài 44: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIỚI THỰC VẬT
(Đọc thêm)




















Ngày soạn: 17/03/2013
Ngày dạy: 19/03/2032
 Tiết 55


Bài 45: NGUỒN GỐC CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS trình bày được 3 vấn đề: cây trồng bắt nguồn từ đâu; cây trồng khác cây dại như thế nào; và làm thế nào để cải tạo cây trồng.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, thảo luận nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc, có thái độ bảo vệ cây trồng.
II. Đồ dùng dạy và học
- Tranh vẽ; bảng phụ (PHT trang 144)
III. Tiến trình bài giảng
1. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra 15 phút
? Hãy trình bày sự phát sinh, phát triển và tiến hoá của giới thực vật trên trái đất?
? Các giai đoạn phát triển của giới TV? Giải thích ý nghĩa?
2. Bài mới
Mở bài: Tiết 55 – Bài 45
Hoạt động 1: Cây trồng bắt nguồn từ đâu?
Hoạt động
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Duy Tân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)