Giáo án Pháp luật

Chia sẻ bởi Trần Vĩnh Liêm | Ngày 26/04/2019 | 393

Chia sẻ tài liệu: giáo án Pháp luật thuộc Giáo dục công dân 10

Nội dung tài liệu:

Bài 2 : HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

I.Khái niệm hệ thống pháp luật
1/ Khái niệm hệ thống Pháp luật :
Hệ thống Pháp luật là phạm trù thể hiện cấu trúc bên trong ( Hệ thống các ngành luật) và hình thức biểu hiện bên ngoài (Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật) của Pháp luật.
Là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối quan hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do Nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức nhất định.
Hệ thống cấu trúc
Hệ thống các ngành luật là một cấu trúc gồm ba thành tố ở ba cấp độ khác nhau :
- Quy phạm pháp luật ( Đơn vị nhỏ nhất của hệ thống)
- Chế định pháp luật ( Bao gồm một số quy phạm)
- Ngành luật ( Gồm các chế định).
a/ Quy phạm pháp luật
Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và và được nhà nước bảo đảm thực hiện. Thể hiện ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong cuộc sống.
Như vậy Pháp luật được tạo thành từ rất nhiều quy phạm pháp luật. Mỗi quy phạm pháp luật là một tế bào tạo nên pháp luật. Nội dung của Quy phạm pháp luật gồm ba bộ phận :
- Một là, giả thiết sự việc xảy ra trong thực tế ( Còn gọi là giả định ). Bộ phận này nêu ra điều kiện, hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống hay tổ chức, cá nhân trong điều kiện, hoàn cảnh, tình huống ấy.
- Hai là, quy định mô hình của hành vi (Còn gọi là quy định) Đây là bộ phận quan trọng nhất của một Quy phạm pháp luật, bởi vì bộ phận này là quy tắc, khuôn mẫu mà Nhà nước mong muốn con người xử sự. Bộ phận này nêu ra mô hình xử sự để chủ thể trong điều kiện, hoàn cảnh, tình huống giả định nêu xử sự theo hoặc phải xử sự theo.
- Ba là, Các biện pháp tác động của Nhà nước nếu không thực hiện hành vi xử sự theo quy định ( Còn gọi là chế tài ) Tức là chủ thể trong điều kiện, hoàn cảnh, tình huống giả định nêu lại không xử sự hoặc xử sự trái mô hình xử sự quy định thì phải gánh chịu hậu quả bất lợi đó.
b/ Chế định pháp luật
Chế định pháp luật là một tập hợp gồm hai hay một số Quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có tính chất chung và liên hệ mật thiết với nhau.
Là nhóm các quan hệ pháp luật có đặc điểm chung điều chỉnh nhóm quan hệ cùng loại, tương ứng.
c/ Ngành luật
Ngành luật là tổng hợp các Chế định pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội cùng tính chất. Là hệ thống quy phạm pháp luật mà quy phạm này điều chỉnh quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định.
Như vậy : Các quy phạm pháp luật trong một ngành luật có chung một đối tượng điều chỉnh là nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất. Các quan hệ xã hội rất đa dạng, muôn hình, muôn vẻ nhưng dựa vào tính chất giống nhau, gần gũi của chúng mà có thể xếp thành từng nhóm. Một số nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất hợp thành đối tượng điều chỉnh của một ngành luật. Ví dụ các nhóm quan hệ về kết hôn, cha mẹ và con cái, ly hôn.vv… có cùng tính chất là tình cảm vợ chồng, cha mẹ, con cái hợp thành đối tượng điều chỉnh của ngành luật hôn nhân và gia đình..
2. Hệ thống các ngành luật của nước ta hiện nay
Luật Nhà nước( Hiến pháp):
Gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lực Nhà nước, về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, về quốc tịch…
Luật Hành chính:
Gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội hình thành trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành của Nhà nước trên các lĩnh vực hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Luật tài chính:
Gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hoạt động tài chính của Nhà nước, trong quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể hoạt động phân phối của cải dưới hình thức giá trị.
Luật Ngân hàng:
Là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Vĩnh Liêm
Dung lượng: | Lượt tài: 13
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)